Kỹ năng giao tiếp

Huỳnh Thị Tự - Khoa GMHS

I. Đặt vấn đề:

Trong cuộc sống hằng ngày, giao tiếp là hoạt động không thể thiếu; mọi thành công trong cuộc sống, trong công việc, lao động, học tập...đều cần đến giao tiếp. Trong cơ sở khám chữa bệnh việc giao tiếp còn quan trọng hơn. Đối tượng giao tiếp ở đây chủ yếu là người bệnh và người nhà người bệnh. Những đối tượng này luôn mang tâm trạng buồn, lo lắng, đau đớn, chán nản...nên thành công trong giao tiếp là rất khó, đòi hỏi nhân viên y tế không chỉ có trình độ về chuyên môn mà cần phải có kỹ năng, có nghệ thuật. Chính vì vậy là cán bộ y tế chúng ta cần và phải biết giao tiếp là gì? vai trò, mục đích, ý nghĩa của nó ra sao? các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công trong giao tiếp và mối liên quan giữa giao tiếp với qui trình điều dưỡng.

giaotie1

Hình minh họa

II. Nội dung:

1. Định nghĩa: Giao tiếp là nghệ thuật, là kỹ năng, là sự tiếp xúc tâm lý giữa những người nhất định trong xã hội nhằm trao đổi thông tin, tình cảm, hiểu biết, lối sống... tạo nên những ảnh hưởng, những tác động qua lại để con người đánh giá, điều chỉnh và phối hợp với nhau trong công việc.

2. Mục đích giao tiếp:

3. Vai trò và ý nghĩa của giao tiếp:

4. Các yếu tố quyết định thành công qua giao tiếp:

Giao tiếp cái gì? (Nội dung yêu cầu)

Cần giao tiếp với ai?

Tại sao chúng ta cần phải giao tiếp và qua giao tiếp ta đạt được cái gì?

Bằng cách nào để giao tiếp tốt nhất?

Thời điểm giao tiếp:

Địa điểm giao tiếp:

5. Hình thức giao tiếp:

a.Giao tiếp bằng lời: Nói - Nghe, Viết - Đọc

Những yếu tố giao tiếp bằng lời:

b. Giao tiếp không lời:

- Giao tiếp không lời là người ta dùng toàn thân để nói chuyện (ngôn ngữ cơ thể) bao  gồm:

Vì vậy trong lần đầu gặp gở, bệnh nhân luôn theo dõi chúng ta: ánh mắt, điệu bộ, cử chỉ, tác phong, thái độ...và tất cả những thông tin này đều có thể chữa bệnh hay gây ra bệnh.

c. Lắng nghe tốt:

- Nghe là khả năng quan trọng trong các thông tin truyền đạt, lắng nghe tích cực, nuốt từng lời từng ý thì ta sẽ thành công trong giao tiếp. Nó có ý nghiã lớn trong công tác điều trị, chăm sóc bệnh nhân.

- Lắng nghe tốt giúp ta thu được nhiều thông tin giúp con người xử lý, giải mã thông tin chính xác.

- Muốn tạo được thói quen lắng nghe tốt ta phải:

6. Điều dưỡng với giao tiếp:

Giao tiếp rất quan trọng đối với qui trình điều dưỡng, người điều dưỡng sử dụng tất cả các kỹ năng giao tiếp trong mọi bước của qui trình điều dưỡng. Nhận định, chẩn đoán điều dưỡng, lập kế hoạch chăm sóc, thực hiện và lượng giá của điều dưỡng cho bệnh nhân đều phụ thuộc vào sự giao tiếp hiệu quả của người điều dưỡng với người bệnh, gia đình người bệnh và các nhân viên chăm sóc sức khỏe.

Giao tiếp cũng hết sức quan trọng khi chăm sóc cho các người bệnh có vấn đề về giao tiếp như không thể giao tiếp được vì bệnh tật, chậm phát triển thần kinh ,giới hạn tâm lý do liệu trình điều trị  hay lý do về mặt tình cảm, người điều dưỡng nên khuyến khích, động viên tạo ra bầu không khí vui vẻ, cởi mở để người bệnh có thể thể hiện tâm tư, tiết lộ hết thông tin cá nhân họ có cho ta biết để ta dễ dàng hơn trong công tác điều dưỡng. Tùy từng đối tượng bệnh nhân già yếu hay trẻ con... từng bệnh tật khác nhau mà họ phải mang trong người, tùy hoàn cảnh gia đình thì người điều dưỡng có thể là người bạn thân, người mẹ hiền hay đứa con hiếu thảo... để người bệnh không còn cảm thấy đơn độc, mặc cảm hay chán nản, tuyệt vọng mà ngược lại họ cảm thấy rất dể chịu, gần gủi, thân thiện. Có người hiểu và chia sẻ với mình nên không ngần ngại tiết lộ tâm tư, nguyện vọng những bí mật với người điều dưỡng. Từ đó người điều dưỡng kết hợp với kiến thức đã học và cho ra những nhận định chính xác dễ chẩn đoán úng và chẩn đoán ưu tiên đối với người bệnh. Thảo luận với đồng nghiệp lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc, ghi nhận sự tiến triễn của người bệnh trong kế hoạch chăm sóc để đánh giá kết quả cuối cùng đạt được bằng các phản hồi về giao tiếp bằng lời hay không lời, các kêt quả mong đợi hay các thay đổi cho người bệnh để nhận định và chuẩn bị các bước giao tiếp trong qui trình tiếp theo.

Trên đây là những yếu tố  trong hoạt động giao tiếp của nhân viên y tế  để nâng cao hiệu quả giao tiếp, vấn đề là chúng ta biết vận dụng đối với từng trường hợp đem lại lợi ích chủ yếu cho người bệnh và người nhà người bệnh, để họ yên tâm, tin tưởng, hợp tác thì  hiệu quả khám chữa bệnh càng cao, đem lại uy tín cho khoa phòng, bệnh viện. Xây dựng bệnh viện ngày càng phát triển, môi trường làm việc văn minh, trở thành thương hiệu phục vụ nhân dân tốt hơn cả về thể chất lẫn tinh thần như lời dạy của Bác Hồ: Lương y phải như từ mẫu.                                                                         


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 19 Tháng 4 2014 22:11