Các tác nhân môi trường gây ung thư

Bs Lê Trung Nghĩa - Khoa Ung bướu

Phần I

Ngày nay, người ta đã biết nhiều loại ung thư gây ra do yếu tố môi trường bao gồm tác nhân vật lý, hoá học, sinh học. Chúng tác động từ ngoài vào sinh ung thư.

I. TÁC NHÂN VẬT LÝ

Chủ yếu là bức xạ ion hoá và tia cực tím.

1.1 Bức xạ ion hoá.

Nguồn tiếp xúc tia phóng xạ tự nhiên chủ yếu từ các tia vũ trụ, đất hoặc các  vật liệu xây dựng. Nguồn tiếp xúc phóng xạ nhân tạo chủ yếu là trong chẩn đoán y khoa. Tỷ lệ tất cả do tia phóng xạ rất thấp (khoảng 2%- 3%).

Các bằng chứng dịch tể học.

unghu1

Quá trình phóng xạ đã bắn ra các hạt ion hóa các thành phần hữu cơ của tế bào tạo ra các gốc tự do. Chính các gốc tự do này tác động lên các base của AND làm rối loạn các gen tế bào tạo ra các biến dị và đột biến gây ung thư, quái thai và dị tật.

Tác động của tia phóng xạ gây ung thư ở người phụ thuộc vào ba yếu tố quan trọng:

1.2 Bức xạ cực tím

Tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời có ba loại A, B, và C gây ra bỏng da, ung thư da, loét giác mạc và đục thuỷ tinh thể. Càng gần xích đạo tia cực tim cang mạnh. Tia C gây đột biến mạnh nhất nhưng được lọc bởi tầng ozon. Tia B kích thích tế bào da tạo ra sắc táo melanin lam rám nắng và đỏ da và tác động trực tiếp lên AND làm lớp da lão hoá sớm và tế bào bị biến đổi thành ung thư. Tia A do bước sóng dài nên ít gây ung thư hơn.

Các bằng chứng dịch tể học cho thấy những người làm việc ngoài trời thường có tỷ lệ ung thư tế bào đáy và tế bào vảy của da khu trú ở vùng đầu, cổ cao hơn những người làm việc trong nhà. Đối với những người da trắng sống ở vùng nhiệt đới tỷ lệ ung thư hắc tố cao hơn hẳn người da màu.

Cần phải lưu ý trào lưu tắm nắng thái quá của người da trắng gây bỏng nắng và tăng nguy cơ ung thư da.

Hiện nay tầng ozon ngày càng mỏng đi do ngày càng có nhiều chất thải độc hại từ mặt đất, sự phun của núi lửa làm huỷ hoại tầng ozon đã làm tăng cả cường độ lẫn biên độ tiếp xúc với tia cực tím. Kết quả dự báo sẽ tăng tầng suất mới mắc của ung thư da cũng như một số bệnh khác trong tương lai.

II. TÁC NHÂN HOÁ HỌC

1.1 Thuốc lá.

Vai trò gây bệnh của hút thuốc đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Hút thuốc đại diện cho hầu hết các nguyên nhân chính gây bệnh đã được phát hiện trong lịch sử của nghiên cứu ngành y sinh học. Một nửa trong số những người thường xuyên hút thuốc cuối cùng sẽ chết do thói quen hút thuốc của họ. Hút một điếu thuốc đã làm mất đi 5,5 phút cuộc sống của chính mình. Tuổi thọ trung bình của người hút thuốc ngắn hốn với người không hút thuốc từ 5-8 năm. Hơn nữa, bố mẹ hút thuốc có thể gây hại cho thai nhi và những trẻ sống trong gia đình họ.

Các nghiên cứu dịch tể học đã chứng minh rằng những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc các ung thư phổi, thanh quản, khoang miệng, thực quản và bàng quang. Những ung thư nay ít gập ở những người không hút thuốc lá. Quan sát cũng nhận thấy một số ung thư khác cũng gia tăng ở những người hút thuốc lá như: ung thư tụy, thận, mũi họng, dạ dày và ung thư máu.

Thành phần của khói thuốc lá có trên 4.000 hoá chất, trong đó có hơn 200 loại gây hại cho sức khoẻ và 43 chất gây ung thư đã được nhận biết. Các chất này chủ yếu là:

2.1 Chế độ ăn và các chất gây ô nhiễm thực phẩm

Người ta nhận thấy có sự khác nhau giữa tỷ lệ ung thư đường tiêu hoá theo vùng địa lý và thói quen ăn uống. những thay đổi nhanh chóng về tỷ lệ ung thư dạ dày (giảm) và tỷ lệ ung thư đại tràng ( tăng ) ở thế hệ người nhật đầu tiên di cư sang Mỹ là bằng chứng rõ ràng rằng những thay đổi môi trường và chế đạo ăn uống làm thay đổi nguy cơ của các loại ung thư này.

Lạm dụng rượu có thể gây ung thư: nghiện rượu liên quan đên ung thư vùng miệng, họng, thanh quản, thực quản và gan. Càng tiêu thụ nhiều rượu thì nguy cơ càng cao và ngược lại.

Chất béo và thịt: các nghiên cứu cho thấy với chế độ ăn uống giàu chất béo động vật làm tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư đại tràng. Ở những nước phát triển, nơi tiêu thụ nhiều thịt người ta thấy tỷ lệ ung thư đại tràng cao có y nghĩa. Ngược lại, chế độ ăn nhiều trái cây xanh và rau xanh, quả chín và nhiều sợi thực vật cho thấy làm giảm tỷ lệ ung thư đại trực tràng. Tỷ lệ một số loại ung thư khác như hạ họng thanh quản, thự quản, phổi, vú cũng giảm nhẹ.

Những chất gây ô nhiễm và chất phụ gia trong thực phẩm: thịt cá hong khói và ướp muối, các loại mắm và dưa muối có rất nhiều muối nitrat và nitrit. Nitrat, nitrit và nitrosamin làm tăng nguy cơ ung thư thực quản và dạ dày. Nitrosamin là chất gây ung thư khá mạnh trên thực nghiệm. ngày nay ở các nước phát triển nhờ các tiến bộ về bảo quản thực phẩm rau và thực phẩm tươi sống bằng các hầm lạnh, gian hàng lạnh, tủ lạnh đã làm giảm các thực phẩm có chứa muối nitrat và nitrit. Tỷ lệ ung thư dạ dày ở các nước này càng giảm xuống rệt.

Thực phẩm dể bị mốc. Nấm mốc Aspergillus Flavus thường có ở thư gan nguyên phát. Sự đột biến gen P53 được tim thấy trong 53% các trường hợp ung thư tế bào gan nguyên phát ở các khu vực có độc tố alfatoxin trong thực phẩm.

2.3 Các ung thư liên quan đến nghề nghiệp.

Theo các nghiên cứu của Pháp, phơi nhiễm nghề nghiệp có thể gây ra khoảng 3% tử vong do ung thư. Các nghiên cứu ở Mỹ những năm gần đây có tỷ lệ cao hơn do phơi nhiễm với các chất như amian, arsen, nicken, chrome, benzene và các sản phẩm của công nghiệp hoá dầu. Tuy nhiên phơi nhiễm nghề nghiệp là khó đánh giá do phối hợp với các yếu tố khác như thuốc lá và rượu.

Tác nhân sinh ung thư quan trọng nhất trong việc gây ung thư nghề nghiệp chủ yếu là các hoá chất và ít gặp hơn là các tác nhân khác như là vi rút, bức xạ ion hoá. Việc đánh giá ung thư nghề nghiệp trong dân số chỉ mang tính chất tương đối. Một số công trình nghiên cứu ở Mỹ cho thấy rằng 4% ung thư là có liên quan đến nghề nghiệp.Một số đánh giá của các quốc gia công nfghiệp hoá khác thấy tỉ lệ này thay đổi từ 2 đến 8%... ở các nước đang phát triển và các nước mới công nghiệp tỷ lệ ung thư do nghề nghiệp chưa được đánh giá một các rõ ràng. Các ung thư nghề nghiệp thường xãy ra ở các hệ cơ quan tiếp xúc trực tiếp với các nhân sinh ung thư hay các chất chuyển hoá các hoạt tính của các tác nhân này.

Pott (1775) lần đầu tiên đã mô tả về tỉ lệ ung thư da bìu cao hơn ở những người thợ cạo ống khói,ông đã gợi ý mối liên quan với nghề nghiệp và cho rằng mồ hóng là nguyên nhân. Hắc ín và các dẫn xuất của chúng có trong dầu mỏ và cũng được xem là các chất sinh ung thư. Tần suất ung thư da cao ở những người thợ đánh sợ và thợ máy là do họ sử dụng những thiết bị được bôi trơn bằng dầu mỏ có chất hydrocarbon thơm là dẫn xuất từ anthracene.

Ung thư nghề nghiệp thường hay gặp nhất là ung thư đường hô hấp. Người ta đã xác định một số hoá chất hay hỗn hợp hoá chất trong môi trường nghề nghiệp có liên quan nhân quả với bệnh ưng thư phổi. Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế IARC đã đánh giá 10 hóa chất hay hỗn hợp khác như là khói thải của các động cơ diesel, beryllium và các hỗn hợp của nó, tinh thể silica, cadmium và các hợp chất của nó có khả năng sinh ung thư ở người. Amian có lẽ là chất quan trọng nhất gây ung thư phổi do nghề nghiệp. Hít bụi (Amium) sẽ gây sơ hoá phổi lan toả ( asbertosis ).Các nghiên cứu từ nhiều nơi trên thế giới cho thấy công nhân do nhiễm asbestos (asbestosis) thì tỉ lệ ung thư phổi hiện diện từ 20 đến 50% trường hợp trong đó bướu trung mô màng phổi chiếm tỉ lệ cao ( thậm chí thời gian tiếp xúc không dài ).

Ung thư bàng quang cũng là một trong các ung thư nghề nghiệp thường gặp nhất. Bắt đầu từ giữa thế kỷ XIX. Công nghiệp nhuộm azo đã phát triển danh chóng. Vào thế kỷ này những trường hợp ung thư bàng quang đã được phát hiện ở các thợ thường tiếp xúc với các chất Anilin. Chất Anilin tự nó không sinh ra ung thư ở người và động vật nhưng Anilin có chứa nhiều tạp chất 4-amindiphenyl và có tính sinh ung thư. Các chất chính gây ra ung thư bàng quang trong kỷ nghệ sản xuất Anilin là Benzidine, 2-naphthylamine và 4-aminodiphenyl.

Hít thở benzen có thể làm ức chế tủy xương và gây ra chứng thiếu máu bất sản, nếu tiếp xúc với benzen với mức độ cao sẽ gây bệnh ung thư bạch cầu tủy cấp. Ngoài ra nó có thể gây ra bệnh đa u tuỷ xương và u lympho ác tính. Sarcoma phần mềm ở công nhân tiếp xúc với chất diệt cỏ có gốc phenoxy; ung thư thanh quản gặp ở các công nhân tiếp xúc với hơi acid vô cơ mạnh và ung thư các xoang cạnh mũi gặp ở công nhân tiếp xúc với formaldehyd.

Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế đã liệt kê 100 loại hoá chất có thể gây ra ung thư biểu mô và các Sarcoma ở các súc vật thí nghiệm. Một số hoá chất này có thể gây ung thư nghề nghiệp nhưng phần lớn còn lại cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng.

2.4. Hoá trị liệu

Điều trị hoá chất chống ung thư có thể gây ra tổn thương AND và sinh ung thư. Ngày nay nhờ phát hiện sớm ung thư và sử dụng nhiều phuơng pháp điều trị hiệu quả nên thời gian sống thêm kéo dài hơn. Một số ung thư điều trị khỏi nhờ vào phát hiện ở giai đoạn chưa xâm lấn. Vì vậy vai trò sinh ung thư do hoá chất cần phải được cân nhắc và có biện pháp sàng lọc ở những đối tượng này.

Bảng liệt kê các loại thuốc hay sử dụng có nguy cơ gây ung thư. Nguy cơ gây ung thư do thuốc gia tăng phụ thuộc vào các yếu tố:

Thuốc gây ung thư nhiều nhất là các thuốc chống ung thư vì các loại thuốc này đã được chứng minh gây ung thư thực nghiệm và các loại ung thư chủ yếu là ung thư máu và các u lymphô ác tính.Ung thư máu thể tỷ cấp là biến chứng hiếm của các thuốc nhóm alkyl. Suy giảm miễn dịch do hoá trị thuốc ức chết miễn dịch, AIDS làm tăng nguy cơ mắc u lymphô ác tính do nhiễm EBV.

Ngày nay, có nhiều thuốc chống ung thư hiện đại có hiệu quả nên thời gian sống thêm của bệnh nhân ung thư kéo dài hơn và nhiều loại ung thu có thể của khỏi do được phát hiện sớm và sử dụng hoá trị đa phương thức nên vai trò sinh ung thư do thuốc ngày càng được chú ý để có các biện pháp sàng lọc và phát hiện sớm các ung thư thứ hai này.

(Còn nữa)


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 13 Tháng 11 2014 07:02