• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Các tác nhân môi trường gây ung thư (p.2)

  • PDF.

Bs Lê Trung Nghĩa - Khoa Ung bướu

3.Các tác nhân sinh học.

Các tác nhân sinh học ung thư chủ yếu là vi rút và một số trường hợp có vai trò của kí sinh trùng và vi khuẩn.

3.1. Virus sinh ung thư.

Các oncogen đầu tiên được phát hiện là virus. Sau đó người ta phát hiện là virus tích hợp vào AND của tế bào vật chủ bình thường và điều hoà sự tăng sinh tế bào mần. Các virus sinh ung thư này gây nên ung thư bằng các hoạt hoá gen bình thường đó bên trong tế bào chủ.

Có 4 loại virus sinh ung thư ở người đã được mô tả.

- Virus Epstein-Barr (EBV):

+ Loại virus này được Epstein và Barr phân lập đầu tiên ở bệnh nhân ung thư hàm dưới của trẻ em vùng Uganda, về sau người ta còn phân lập được loại virus này trong ung thư vòm mũi họng, bệnh gặp nhiều ở các nước ven Thái Bình Dương đặt biệt là Quảng Đông, Trung Quốc và một số nước đông á trong đó có Việt Nam.

Virus Epstein-Barr thuộc họ Herpes được cho có vai trò bệnh sinh của 4 loại ung thư:

  • U lymphô Burkitt.
  • Các U lymphô tế bào B ở những người suy giảm miễn dịch đặt biệt ở những bệnh nhân HIV/AIDS và ghép cơ quan.
  • Một số trường hợp bệnh Hodgkin.
  • Ung thư biểu mô vòm họng.

viemganc1

- Ung thư gan và viêm gan siêu vi:

+ Các nghiên cứu dich tể học cho thấy viêm gan siêu vi B (HBV) có mối liên hệ với ung thư gan nguyên phát (HCC). HCC thường gặp ở những vùng như Châu Phi, Đông Nam Á và Trung Quốc. Có 80% trường hợp HCC liên quan đến nhiễm virus viêm gan siêu vi B. Vius viêm gan B thuộc loại virus AND, xâm nhập vào cơ thể gây viêm gan cấp, khể cả nhiều trường hợp thoáng qua. Tiếp theo là thời kì viêm gan mãn không có triệu chứng. Tổn thương này sẽ dẫn đến xơ gan toàn bộ và ung thư tế bào gan. Ngoài ra xơ gan đã làm cho tiên lượng của bệnh ung thư gan xấu đi rất nhiều.

+ Phát hiện những người mang virus bằng xét nghiệm HBsAg (+). Sự liên hệ giữa virus viên gan siêu vi B và ung thư tế bào gan đã dẫn đến ung thư gan có thể phòng tránh được bằng cách sử dụng vaccine phòng viêm gan B.

+ Viêm gan siêu vi C (HCV): mặt dù mới được ghi nhận là gây ra viêm gan không A, không B. Người ta đã ghi nhận rằng tần xuất ung thư gan nguyên phát gia tăng gần đây trong một phần của người dân Nhật Bản là do sự nhiễm virus viêm gan C một cách thường xuyên. Viêm gan do virus không liên hệ với HCC.

- Virus gây u nhú (HPV) typ 16, 18, 31, 32, 52:

Lây truyền qua đường sinh dục. Loại này được coi là có liên quan đến các ung thư vùng âm hộ, âm đạo và cổ tử cung. Hiện nay đã có vaccine phòng bệnh.

- Virus sinh u ARN: mặt dù các nghiên cứu về retrovirus đã giúp hiểu rõ hơn về cơ sở phân tử của ung thư nhưng chỉ có một loại retrovirus ở người, virus gây bạch cầu tế bào T ở người type I (HTLV-1: Human T cell Leukemia Virus type 1) được khẳng định chắc chắn là nguyên nhân gây ung thư. HTLV-1 gây bệnh bạch cầu tế bào/U lymphô tế bào T thành dịch với một số vùng ở Nhật Bản và Caribê nhưng cũng phát ở các vùng khác.

3.2. Ký sinh trùng và vi trùng :

- Mối tương quan giữa các sinh trùng và bệnh ung thư đã được biết nhiều nhất là tình trạng bị nhiễm Schistosoma với ung thư bàng quang và giữa nhiễm sán lá với ung thư ống mật. Người ta tìm thấy nhiều nhất ở Ai Cập, Irắc, Xuđăng và Zimbabuê.

- Helicobacter Pylori: ngày nay càng có nhiều bằng chứng về sự liên quan của sự nhiễm khuẩn dạ dày do H.Pylori với u lymphô dạ dày và ung thư biểu mô dạ dày. Bởi vì u lymphô phát sinh trong mô lymphô thuộc niên mạc dạ dày (MALT: Mucosa Asociated Lymphoid Tissue) nên còn gọi là u MALT (Maltoma). Những tế bào B sinh ra những U này nhằm ở vùng rìa của các nan lymphô nên còn gọi tên khác là u lumpho vùng rìa (marginal zone lymphoma). Cơ chế sinh u ung thư của H. pilori chưa thật rõ nhưng có lẽ do sự tăng trưởng của lymphô T phản ứng với với H. pylori và các tế bào T này hoạt động một quần thể đa dòng các tế bào B bằng việc chế tiết các yếu tố hoà tan.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 12 Tháng 11 2014 17:38

You are here Đào tạo Tập san Y học Các tác nhân môi trường gây ung thư (p.2)