Kỹ thuật gây tê thần kinh trụ

Bùi Ngọc Tài - Khoa GMHS

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Vô cảm là vấn đề bắt buộc khi thực hiện phẫu thuật cho người bệnh.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đảm bảo vô cảm tốt, an toàn cho người bệnh mà sự ảnh hưởng lên người bệnh là nhỏ nhất dưới tác dụng của thuốc gây vô cảm.

Đối với phẫu thuật chi trên mà vùng thần kinh trụ chi phối, thì có nhiều phương pháp vô cảm được đặt ra; trong đó gây tê thần kinh trụ là một phương pháp vô cảm đem lại hiệu quả cao về chất lượng vô cảm và ít gây tai biến cho người bệnh.

tetktru1

Gây tê thần kinh trụ đã được thực hiện từ lâu bằng cách chọc kim và bơm thuốc tê vào nơi mà TK trụ đi qua, thuốc tê  ngăn chặn sự dẫn truyền cảm giác từ ngoại vi về trung ương và sẽ không có phản xạ làm cho vùng TK trụ chi phối mất cảm giác. Tuy nhiên phương pháp này ít được phổ biến cho tới gần đây nhờ khám phá nhiều loại thuốc tê mạnh và ít độc tính cùng với sự tiến triển của ngành phẫu thuật bàn tay, phương pháp gây tê TK trụ được áp dụng một cách rộng rãi hơn.

Ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam bước đầu đã áp dụng kỹ thuật gây tê này và đã đem lại kết quả tốt về chất lượng vô cảm cũng như hiệu quả kinh tế cho người bệnh. Đây là bước tiến mới trong lĩnh vực gây mê hồi sức ở bệnh viện, góp phần vào sự thành công của phẫu thuật cũng như sự tiến bộ và phát triển của bệnh viện.

II. ĐẶC ĐIỂM, CƠ CHẾ TÁC DỤNG

-Đây là phương pháp gây tê đơn giản, dễ thực hiện và rất hiệu quả để mổ chi trên  mà vùng TK trụ chi phối. Thành công chắc chắn với tỷ lệ cao, lượng thuốc tê ít hơn so với phương pháp gây tê tùng thần kinh cánh tay.

-  Cuộc mổ phụ thuộc vào kỹ thuật gây tê
-  Bất lợi cho những cuộc mổ thời gian kéo dài
-  Đau ở hậu phẫu sớm hơn các phương pháp vô cảm khác

- Nó dựa trên cơ sở là: Từ đây thuốc tê sẽ tiếp xúc với những rễ thần kinh, ngăn chặn sự dẫn truyền của TK, làm mất cảm giác phía dưới mà TK này chi phối.

III. CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH

1. Chỉ định:

Mổ hoặc làm giảm đau ở vùng do dây thần kinh trụ chi phối, tê đơn thuần hoặc phối hợp với tê TK khác, hoặc bổ trợ cho tê đám rối TK cánh tay.

2. Chống chỉ định:

Tiền sử dị ứng với thuốc tê

Bệnh nhân không đồng ý

Nhiễm trùng tại chỗ tiêm

IV. KỸ THUẬT TIẾN HÀNH

1. Tê Thần Kinh Trụ Vùng Khuỷu Tay:

a. Chuẩn bị

a.1/ Cán bộ chuyên khoa: bác sĩ chuyên khoa gây mê hồi sức

a.2/ Phương tiện: bơm 10ml, kim tiêm 20-22G, bông cồn sát khuẩn, máy và kim dò dây thần kinh nếu có (Stimulator)

a.3/ Người bệnh: nằm ngửa, khuỷu tay duỗi thẳng, cẳng tay ở tư thế ngửa.

 b. Các bước tiến hành

1/ Mốc giải phẫu: mỏm khuỷu, mỏm trên ròng rọc, động mạch trụ và gân cơ gấp cổ tay.

2/ Điểm chọc: nằm trên đường nối giữa mỏm khuỷu và mỏm trên ròng rọc, ở giữa động mạch và gân cơ gấp cổ tay.

3/ Hướng chọc: gần song song với mặt da theo trục dọc của xương cánh tay đi lên cho đến khi đạt độ sâu khoảng 2cm.

4/ Dấu hiệu cần tìm: cảm giác tê bì hoặc rung giật cơ ở vùng dây thần kinh trụ chi phối (khi dùng máy dò dây thần kinh)

5/ Cách tiêm thuốc: hút nhẹ thử trước khi tiêm và tiêm thuốc nếu không có máu.

6/ Thuốc tiêm và liều: 2-5ml lidocain 0,5-1% hoặc mepivacain 1% hoặc bupivacain 0,25-0,5% hoặc etidocain 1% phối hợp với bupivacain. Không dùng các thuốc tê có adrenalin

2. Tê Thần Kinh Trụ Ở Cổ Tay

a. Chuẩn bị

a.1/ Cán bộ chuyên khoa: bác sĩ chuyên khoa gây mê hồi sức

a.2/ Phương tiện: bơm 10ml, kim tiêm 20-22G, bông cồn sát khuẩn, máy và kim dò dây thần kinh nếu có (Stimulator)

a.3/ Người bệnh: nằm ngửa, cẳng tay ở tư thế ngửa, bàn tay gấp nhẹ.

 b. Các bước tiến hành

b.1/ Mốc giải phẫu: nếp gấp cổ tay đi qua mỏm trâm trụ, động mạch trụ.

b.2/ Điểm thông thường: giao điểm giữa nếp gấp cổ tay với bờ ngoài của động mạch trụ..

b.3/ Hướng chọc thông thường: Đường phía tước: Chọc kim vuông góc với mặt da, sát ngay bờ trong của động mạch trụ cho đến khi người bệnh có cảm giác tê bì hoặc rung giật cơ của ngón nhẫn và út( độ sâu từ 1-1,5mm). . Đường bên: Chọc kim vuông góc với mặt da ngay dưới của gân cơ trụ trước ở ngang mức của nó lằn thứ ba của cổ tay.( độ sâu từ 1-1,5mm). Để phong bế nhánh lưng của dây thần kinh trụ, tiếp tục tiêm thấm thuốc tê dọc theo nếp gấp cổ tay về phía trong cho đến giữa mặt lưng của cổ tay. Trong lúc tiêm dùng ngón cái của bàn tay đối diện ấn chặt phía trên của điểm chọc kim để hạn chế sự lan tỏa của thuốc tê.

b.4/ Dấu hiệu cần tìm: cảm giác tê bì hoặc rung giật cơ ở vùng dây thần kinh trụ chi phối (khi dùng máy dò dây thần kinh).

b.5/ Cách tiêm thuốc: hút nhẹ thử trước khi tiêm và tiêm thuốc nếu không có máu.

b.6/ Thuốc tiêm và liều: 2-3ml (điểm chọc), 5-7ml (tiêm thấm) lidocain 0,5-1% hoặc mepivacain 1% hoặc bupivacain 0,25-0,5% hoặc etidocain 1% phối hợp với bupivacain. Tránh dùng các thuốc tê có adrenalin.

tetktru2

V. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1/ Theo dõi tri giác, nhịp tim, huyết áp, độ bão hòa oxy cũng như mức độ phong bế thần kinh của vùng chi mong muốn.

2/ Theo dõi, phát hiện các tác dụng phụ và tai biến.

a. Chọc vào ổ khớp, rút kim và có thể chọc lại.

b. Tổn thương dây thần kinh trụ.

c. Tổn thương động mạch trụ.

VI. KẾT LUẬN

Đây là phương pháp gây tê tương đối an toàn, ít tai biến. Tuy không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp khác nhưng có tỷ lệ thành công cao nếu có đúng chỉ định. Tỷ lệ thành công này phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật gây tê .

VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bài giảng Gây Mê Hồi Sức Tập II  (Trường ĐHY Hà Nội )


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: