Băng huyết sau sinh

Bs Thái Phương Oanh - Khoa Phụ Sản

Băng huyết sau sinh (BHSS) được xác định là mất máu tích lũy ³ 1.000 mL hoặc mất máu do các dấu hiệu hoặc triệu chứng giảm thể tích máu trong vòng 24 giờ sau khi sinh, vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ trên thế giới. Các di chứng thứ phát quan trọng khác từ xuất huyết bao gồm hội chứng suy hô hấp ở người trưởng thành, sốc, đông máu nội mạch lan tỏa, suy thận cấp, mất khả năng sinh sản và hoại tử tuyến yên (hội chứng Sheehan).

bhsausinh

Băng huyết dẫn đến truyền máu là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh nghiêm trọng cho mẹ ở Hoa Kỳ, theo sau là đông máu nội mạch lan tỏa .Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ BHSS tăng 26% trong khoảng thời gian từ 1994 đến 2006 chủ yếu là do tăng tỷ lệ đờ TC. Ngược lại, tỷ lệ tử vong mẹ từ BHSS đã giảm kể từ cuối những năm 1980 và chiếm hơn 10% tỷ lệ tử vong mẹ (khoảng 1.7 ca tử vong/ 100.000 ca sinh sống) vào năm 2009. Điều này cho thấy giảm tỷ lệ tử vong có liên quan đến việc tăng tỷ lệ truyền máu và cắt TC.

ACOG xác định BHSS là mất máu tích lũy lớn hơn hoặc bằng 1.000 mL hoặc mất máu kèm theo các dấu hiệu hoặc triệu chứng của giảm thể tích máu trong vòng 24 giờ (sau khi sinh) bất kể phương thức sinh nào. Điều này khác với các định nghĩa trước đây về BHSS là mất máu ước tính vượt quá 500 mL sau khi sinh âm đạo hoặc mất hơn 1.000 mL sau khi sinh mổ. Sự phân loại mới này có khả năng làm giảm số lượng người được chẩn đoán BHSS. Tuy nhiên, mất máu ≥ 500 ml khi sinh âm đạo nên được coi là bất thường và đóng vai trò chỉ định cho các nhà sản khoa kiểm soát sự mất máu gia tăng. Các phương pháp đo lượng máu mất đã cải thiện độ chính xác của ước tính máu mất so với trực quan. Trong lịch sử, giảm 10% hematocrit đã được đề xuất như một dấu hiệu thay thế để xác định BHSS; tuy nhiên, việc xác định nồng độ hemoglobin hoặc hematocrit thường bị trì hoãn, có thể không phản ánh tình trạng huyết học hiện tại và không hữu ích về mặt lâm sàng trong điều trị BHSS cấp tính.

Ở phụ nữ sau sinh, điều quan trọng là phải nhận ra rằng các dấu hiệu nhịp tim nhanh và hạ huyết áp thường không xuất hiện cho đến khi mất máu đáng kể. Do đó, ở một bệnh nhân bị nhịp tim nhanh và hạ huyết áp thường mất máu chiếm 25% tổng lượng máu của người phụ nữ (hoặc ³ 1.500 mL trở lên). Do đó, việc nhận biết sớm về BHSS trước khi suy giảm các dấu hiệu sinh tồn nên là mục tiêu để cải thiện kết quả.

bhsausinh2

Phương pháp xử trí

Xử trí có thể khác nhau phụ thuộc bệnh nhân, nguyên nhân và các lựa chọn điều trị sẵn có. Nói chung, xử lý BHSS nên phối hợp nhiều phương pháp, liên quan đến việc duy trì sự ổn định huyết động đồng thời xác định và điều trị nguyên nhân gây mất máu. Các lựa chọn điều trị cho BHSS vì đờ TC bao gồm sử dụng thuốc co hồi TC, bóng chèn TC, các thủ thuật phẫu thuật để kiểm soát chảy máu (thủ thuật B-Lynch) thắt động mạch chậu trong hoặc cuối cùng là cắt TC. Nói chung, đầu tiên nên dùng các biện pháp ít xâm lấn, sau đó nếu không thành công thì thực hiện các biện pháp xâm lấn.

Tài liệu tham khảo:

  1. Dịch từ bài báo Băng huyết sau sinh. Guideline hướng dẫn của ACOG- 2017.

http://clinicalinnovations.com/wpcontent/uploads/2017/10/ACOG_Practice_Bulletin_No_183_Postpartum-Hemorrhage-2017.pdf

Muốn biết thêm chi tiết xin đọc tại đây


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 03 Tháng 4 2019 20:44