Thông khí nhân tạo trong gây mê ở người lớn – Phần 1

 

BS Võ Văn Phong -

Thông khí nhân tạo được sử dụng trong gây mê toàn thân cho các bệnh nhân với ống nội khí quản hoặc các dụng cụ kiểm soát đường thở trên thanh môn (Supraglottic airway devices - SADs).

1. Các chế độ thông khí nhân tạo trong mổ.

Máy thở trong gây mê ngày càng cho phép nhiều chế độ thông khí, nhưng không phải tất cả các khả năng của máy thở được sử dụng trong đơn vị chăm sóc đặc biệt (Intensive care unit - ICU). Thuật ngữ cho các chế độ thông khí không được chuẩn hóa, và so sánh giữa các kỹ thuật có sẵn trong ICU và phòng mổ có thể gây nhầm lẫn. Các chế độ thông khí hỗ trợ và kiểm soát là có sẵn với hầu hết các máy gây mê.

Thông khí kiểm soát thể tích (Volume controlled ventilation - VCV) và thông khí kiểm soát áp lực (Pressure controlled ventilation - PCV) là các chế độ cơ bản của thông khí nhân tạo có kiểm soát được sử dụng trong gây mê toàn thân. Hỗ trợ áp lực (Pressure support) và kiểm soát áp lực đảm bảo thể tích (Pressure control with volume guarantee – PCV-VG) cũng có sẵn trên các máy gây mê thế hệ mới.

thongkhi

Thông khí kiểm soát thể tích (Volume controlled ventilation – VCV)

Thông khí kiểm soát thể tích còn được gọi là thông khí giới hạn thể tích. Ở mức tối thiểu, bác sĩ sẽ cài đặt các thông số: Thể tích khí lưu thông (Tidal volume-VT), tần số thở, và máy thở sẽ cung cấp thể tích khí lưu thông với tốc độ dòng hằng định. Ưu điểm của VCV là thông khí phút (Minute ventilation-VE) về cơ bản được đảm bảo (trừ khi áp lực đỉnh vượt quá giới hạn cài đặt), và thực tế chế độ VCV được sử dụng phổ biến và quen thuộc với bác sĩ lâm sàng. Tuy nhiên, chế độ VCV liên quan với áp lực đỉnh cao hơn với cùng một thể tích nhất định, so với PCV (Pressure controlled ventilation). Chấn thương áp lực có thể xảy ra, và phân phối khí trong phổi có thể không đều, đặc biệt ở những bệnh nhân có bệnh lý phổi.

Các thông số được cài đặt trong chế độ VCV:

Độ giãn nở của hệ thống dây thở và lưu lượng khí mới có thể ảnh hưởng đến thể tích khí lưu thông được cung cấp trong VCV, mặc dù mức độ biến đổi ít có ý nghĩa lâm sàng ở hầu hết người trưởng thành. Một số máy thở gây mê có thể điều chỉnh lưu lượng khí mới và độ giãn nở của hệ thống dây thở [1], những tính năng này đặc biệt quan trọng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trong đó những thay đổi nhỏ trong VT có thể gây thông khí quá mức hoặc giảm thông khí.

Thông khí kiểm soát áp lực (Pressure controlled ventilation - PCV)

Thông khí kiểm soát áp lực, còn được gọi là thông khí giới hạn áp lực, bác sĩ sẽ cài đặt áp lực thở vào, thời gian thở vào, và tần số thở. Máy thở duy trì áp lực hằng định trong suốt thời gian thở vào, trong khi lưu lượng giảm dần. PCV liên quan với áp lực đường thở thấp hơn với cùng một thể tích nhất định, và trong một số nhóm bệnh nhân, phân phối khí đồng nhất hơn, phế nang bị căng ít hơn, và giảm nguy cơ chấn thương áp lực, so với VCV.

Một hạn chế quan trọng của PCV, đặc biệt trong mổ, là thể tích khí lưu thông thay đổi theo sự thay đổi độ giãn nở của phổi (Lung compliance). Độ giãn nở có thể thay đổi do bơm hơi trong phẫu thuật nội soi ổ bụng, do thay đổi tư thế, hoặc thay đổi mức độ giãn cơ. Do đó, việc sử dụng PCV trong phòng mổ có thể yêu cầu điều chỉnh thường xuyên các cài đặt máy thở để tránh thông khí quá mức hoặc giảm thông khí.

Các thông số được cài đặt trong PCV:

Kiểm soát áp lực đảm bảo thể tích (Pressure control with volume guarantee – PCV-VG)

PCV-VG kết hợp ưu điểm của VCV và PCV. PCV-VG chỉ có sẵn trên các máy gây mê thế hệ mới. Thể tích khí lưu thông đã đặt được cung cấp với áp lực thở vào thấp nhất, điều chỉnh nhịp thở bởi nhịp thở, với lưu lượng giảm dần trong PCV. PCV-VG có thể được sử dụng cho những bệnh nhân có độ giãn nở phổi kém (bệnh nhân béo phì, có bệnh phổi tiềm ẩn như khí phế thủng hoặc hội chứng suy hô hấp cấp –ARDS, sơ sinh và trẻ nhỏ) và trong các phẫu thuật với độ giãn nở phổi có khả năng thay đổi (phẫu thuật nội soi ổ bụng, nội soi ngực).

Các thông số được cài đặt trong PCV-VG:

Thông khí hỗ trợ áp lực (Pressure support ventilation –PSV)

PSV là một chế độ thông khí hỗ trợ được sử dụng để làm tăng nhịp thở tự nhiên của bệnh nhân. PSV có thể được sử dụng để làm giảm công hô hấp liên quan đến sức cản của thiết bị đường thở, để chống lại tác dụng ức chế hô hấp của các thuốc gây mê, và thông khí hỗ trợ trong quá trình gây mê. PSV thường được sử dụng với dụng cụ kiểm soát đường thở trên thanh môn (SADs). Áp lực đỉnh được giữ trong khoảng 15-20 cmH2O đê tránh rò rỉ xung quanh SADs và hơi vào dạ dày.

Trong PSV, máy thở cung cấp một áp lực đặt trước trên mức PEEP đã đặt cho mỗi nhịp thở tự nhiên của bệnh nhân. Lưu lượng thở vào giảm dần và kết thúc thì thở vào khi tốc độ dòng thở vào giảm xuống đến 25% mức dòng đỉnh. Thể tích khí lưu thông thay đổi theo độ giãn nở của phổi và kháng lực đường thở.

Đa số các máy gây mê, tần số thở tối thiểu có thể được cài đặt trong PSV. Máy thở sẽ cung cấp nhịp thở kiểm soát áp lực khi tần số thở tự nhiên của bệnh nhân nhỏ hơn tần số tối thiểu được cài đặt.

Các thông số được cài đặt trong PSV:

Thông khí kiểm soát ngắt quản đồng thì (Synchronized intermittent mandatory ventilation- SIMV)

SIMV là một chế độ thông khí được sử dụng cho bệnh nhân có nhịp thở tự nhiên khi họ hồi phục giãn cơ. SIMV cung cấp tần số thở và thể tích khí lưu thông được đảm bảo, các nhịp thở của máy đồng thì với nhịp tự thở của bệnh nhân. SIMV có thể được sử dụng với VCV hoặc PCV có hoặc không có hỗ trợ áp lực.

Tương tự như PSV, SIMV có thể được sử dụng để giảm công thở, chống lại tác dụng ức chế hô hấp của các thuốc gây mê, và hỗ trợ thông khí khi cai máy từ thông khí kiểm soát khi kết thúc phẫu thuật.

Các thông số được cài đặt trong SIMV-VCV hoặc PCV + PSV:

2. Lựa chọn chế dộ thông khí.

Lựa chọn chế độ thông khí nên dựa trên các yếu tố của bệnh nhân, phẫu thuật thủ thuật, và điều kiện sẵn có. Với những bệnh nhân khỏe mạnh trải qua phẫu thuật chương trình, bất kỳ chế độ thông khí nào cũng có thể được sử dụng để cung cấp thông khí trong mổ an toàn và hiệu quả [2]. PCV có thể được ưa thích trong một số tình huống lâm sàng như sau:

CV hoặc PCV-VG có thể được ưa dùng khi sử dụng dụng cụ kiểm soát đường thở trên thanh môn (SADs), và những bệnh nhân mà nếu áp lực thở vào cao có thể gây nguy hiểm (bệnh nhân khí phế thủng, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ).

PCV-VG có thể được ưa thích để duy trì thông khí phút ở bệnh nhân có áp lực ổ bụng cao hoặc thay đổi (bệnh nhân béo phì, PTNS ổ bụng hoặc nội soi ngực, thai kỳ).

3. Phân suất oxy trong khí thở vào (fraction of inspired oxygen – FiO2).

Cung cấp oxy (FiO2 > 21%) được sử dụng thường xuyên trước, trong, và ngay sau khi gây mê, để ngăn chặn giảm độ bão hòa oxy máu trong quản lý đường thở, và để bù lại cho sự suy yếu của trao đổi khí liên quan đến các tác dụng phụ của thuốc mê và thuốc giảm đau. Tuy nhiên, FiO2 cao có thể có những tác dụng bất lợi, như xẹp phổi hấp thụ [3], tổn thương đường thở và nhu mô phổi, và độc tính ngoài phổi [4].

FiO2 từ 0.3 đến 0.4 là đủ để oxy hóa máu với độ an toàn cho hầu hết bệnh nhân. Huy động phế nang và PEEP nên được ưu tiên sử dụng hơn là một mức FiO2 cao, để đạt mục tiêu độ bão hòa oxy ≥ 95% với FiO2 < 60%.

Không có thử nghiệm ngẫu nhiên lớn nào về tác động của nồng độ oxy trong khí thở vào trong mổ đến các biến chứng phổi, và các nghiên cứu hiện tại đang có mâu thuẫn. Trong một phân tích hậu kiểm của một nghiên cứu theo thời gian, đơn trung tâm bao gồm gần 5000 bệnh nhân phẫu thuật đã nhận FiO2 80% hoặc 30% trong mổ, tỷ lệ biến chứng phổi sau mổ và oxy hóa máu tại PACU (đánh giá bởi SpO2:FiO2) là tương tự giữa các nhóm [5]. Ngược lại, trong một nghiên cứu hồi cứu đơn trung tâm lớn hơn, gồm 73,922 case, FiO2 trung bình có liên quan với sự gia tăng phụ thuộc vào liều trong các biến chứng hô hấp và tử vong chính, trên một phạm vi FiO2 từ thấp đến cao (trung bình từ 0.31 đến 0.79) [6]. Trong nghiên cứu này, 4.1% bênh nhân bị các biến chứng hô hấp chính trong vòng 7 ngày sau mổ. OR của FiO2 cao so với thấp là 1.99 (khoảng tin cậy 95% - 1.72 đến 2.31). Các hiệu ứng nhiễu không đo lường được do tính chất quan sát và hồi cứu của thử nghiệm thứ hai này có thể giải thích sự khác biệt về kết quả giữa hai nghiên cứu này.

Cung cấp oxy và nhiễm trùng vết mổ - Sử dụng FiO2 0.8 để ngăn ngừa nhiễm trùng vết mổ là điều gây tranh cãi, và các nghiên cứu về vấn đề này đã báo cáo kết quả mẫu thuẫn.

Một phân tích tổng hợp năm 2015 của 15 thử nghiệm ngẫu nhiên đã báo cáo rằng FiO2 cao không liên quan đến việc giảm nhiễm trùng vết mổ (RR 0.87, khoảng tin cậy 95% - 0.71 đến 1.07) [7]. FiO2 cao không liên quan đến tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân; tuy nhiên, không thể loại trừ tăng hoặc giảm 20% tỷ lệ tử vong.

Năm 2016, nhóm Phát triển hướng dẫn của WHO đã thực hiện một phân tích tổng hợp các thử nghiệm ngẫu nhiên so sánh FiO2 cao so với thấp như một phần của hướng dẫn phòng ngừa nhiễm trùng vết mổ [8,9]. Năm 2018, WHO đã cập nhật phần hướng dẫn đề cập đến FiO2 và bao gồm 12 thử nghiệm ngẫu nhiên [9]. Họ đã loại trừ các nghiên cứu về những bệnh nhân được gây tê vùng với việc cung cấp oxy bằng mặt nạ hoặc cannula mũi. Tăng FiO2 đến 0.8 làm giảm nhiễm trùng vết mổ so với FiO2 tiêu chuẩn (OR 0.8, khoảng tin cậy 0.64 đến 0.99). Khuyến cáo của WHO đã bị hạ cấp vào năm 2018 thành một gợi ý về sử dụng FiO2 cao trong tối đa 2h đến 6h sau phẫu thuật, thừa nhận thực tế rằng FiO2 thở vào có thể không tương quan với oxy hóa mô. Lợi ích lớn nhất được thấy trong phẫu thuật đại trực tràng.

Mặc dù chưa có phân tích tổng hợp nào tìm thấy bằng chứng cho thấy FiO2 cao có liên quan đến tác hại, người ta đã thừa nhận rằng các nghiên cứu có thể không đánh giá đầy đủ các kết cục.

Một nghiên cứu theo thời gian lớn, đơn trung tâm gồm 5749 bệnh nhân phẫu thuật đường ruột với FiO2 30% hoặc 80% được báo cáo không có sự khác biệt trong nhiễm trùng vết mổ mô sâu, những biến chứng liên quan đến lành vết thương, hoặc tử vong [10].

Hướng dẫn của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh năm 2017 về phòng ngừa nhiễm trùng vết mổ đã kết luận rằng mức mục tiêu tối ưu, thời gian và phương pháp cung cấp oxy là một vấn đề chưa được giải quyết [11]. Giá trị mục tiêu thấp hơn có thể được chấp nhận và các nghiên cứu trong tương lai cần đánh giá hiệu quả của nó trên kết cục [6,12-14].

Các biện pháp khác để cải thiện tưới máu mô và oxy hóa máu như kiểm soát thân nhiệt [11,15], dịch truyền và trương lực giao cảm [16], và tránh giảm CO2 máu có thể quan trọng như nhau trong việc giảm nhiễm trùng và cả thiện lành vết thương [17].

Bổ sung oxy vượt quá mức cần thiết không phải là không có tác dụng phụ.

Buồn nôn và nôn sau mổ - Các nghiên cứu về tác dụng của FiO2 cao trong việc giảm nguy cơ buồn nôn và nôn sau mổ đã được báo cáo và cho kết quả hỗn hợp [18-21]. FiO2 cao có thể có tác dụng có lợi yếu đối với buồn nôn sau mổ, nếu có, và các biện pháp can thiệp khác để điều trị dự phòng là có giá trị hơn nhiều.

4. Mục tiêu ETCO2.

Mục tiêu của thông khí trong mổ là duy trì ETCO2 khoảng 40 mmHg, trừ khi liệu pháp tăng thông khí được chỉ định.

Trong hầu hết các trường hợp, ETCO2 được đo (trong khí thở ra), chứ không phải PaCO2 (với khí máu). ETCO2 thường tương quan với PaCO2, nhưng một số yếu tố (tuổi, bệnh lý phổi, tư thế phẫu thuật) có thể gây ra sự khác biệt đáng kể [22,23]. Không có gì lạ khi tìm thấy một chênh lệch từ 8 đến 10 mmHg giữa ETCO2 và PaCO2. PaCO2 nên được đo khi cần kiểm soát thông khí chặt chẽ (bệnh nhân có tăng áp lực nội sọ).

Những bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn và có một chênh lên của pha cao nguyên trên dạng sóng ETCO2, thì thở vào có thể bắt đầu trước khi kết thúc thì thở ra, và kết quả là ETCO2 thấp giả tạo. Giảm tần số thở (hoặc ngưng thông khí trong thời gian ngắn) cho phép thở ra hoàn toàn và có được một giá trị ETCO2 chính xác.

Giảm CO2 máu nhẹ trong mổ về phương diện lịch sử là mục tiêu trong gây mê. Tuy nhiên, giảm CO2 máu (nghĩa là PaCO2 từ 25 đến 30 mmHg) gây ra bởi tăng thông khí và liên quan với nhiễm kiềm có thể có tác dụng sinh lý nguy hiểm, bao gồm giảm tưới máu não và cung cấp oxy [24,25], tăng tính thấm của vi mạch phổi, co thắt phế quản và giảm độ giãn nở của phổi, tăng shunt, và dịch chuyển trái của đường cong phân ly oxy-hemoglobin [26].

Ngược lại, tăng CO2 máu nhẹ (PaCO2 50 mmHg, hoặc ETCO2 40 đến 45 mmHg), có thể làm tăng tưới máu mô và oxy hóa máu, do tăng cung lượng tim và giãn mạch, và dịch chuyển sang phải của đường cong phân ly oxyhemoglobin [27-30]. Ngoài ra, tần số thở thấp là cần để tăng CO2 máu, cho phép giảm lung strain and stress. Tăng CO2 máu nên được sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân có bệnh tim mạch, bởi vì liên quan đến tăng cung lượng tim.

5. Tần số thở.

Tần số thở trong thông khí kiểm soát nên được cài để đạt được thông khí phút nhằm duy trì ETCO2 xấp xỉ 40 mmHg. Tần số thở thường được cài 8-10 lần/phút, và được điều chỉnh dựa theo ETCO2. Sử dụng thể tích khí lưu thông thấp như là một phần trong chiến lược thông khí bảo vệ phổi có thể đòi hỏi tần số thở cao để loại bỏ CO2 đầy đủ, đặc biệt khi có bơm CO2 trong phẫu thuật nội soi. Tần số thở cao (>20 lần/phút), và tần số thở thấp hơn ở những bệnh nhân bị hạn chế lưu lượng thở ra (COPD), thì thở vào có thể xảy ra trước khi thở ra hoàn toàn (nghĩa là thở gấp). Căng phồng phổi động học (Dynamic hyperinflation) và auto-PEEP có thể xảy ra, dẫn đến giảm oxy máu, căng phồng phổi quá mức, và chấn thương áp lực (Barotrauma).

Lưu lượng cuối thì thở ra có thể được theo dõi khi tần số thở cao. Miễn là biểu đồ dạng sóng lưu lượng thở ra được hiển thị trên máy gây mê trở về 0, auto-PEEP không nên xảy ra [31].

6. Tỉ lệ thời gian thở vào : thời gian thở ra (I:E ratio).

I:E ratio trong thông khí nhân tạo thường được cài là 1:2, tương tự như trong thông khí tự nhiên. I:E ratio có thể được giảm (nghĩa là tăng thời gian thở vào) để cải thiện sự thông khí ở các vùng phổi được làm căng chậm hơn (như các vùng phổi bị xẹp) hoặc làm giảm áp lực đỉnh trong thông khí kiểm soát thể tích, thường đặt I:E ratio là 1:1.

7. Theo dõi cơ học phổi.

Máy gây mê hiển thị một số thông số (lưu lượng, áp lực, thể tích) cho phép đánh giá thông khí, trực tiếp hoặc bằng cách cung cấp một phương tiện để tính toán các biến. Các thông số được hiển thị ở cả dạng số và biểu đồ dạng sóng.

Hầu hết các máy gây mê mới cho phép hiển thị biểu đồ vòng áp lực-thể tích (pressure volume loops) và biểu đồ vòng lưu lượng-thể tích (flow volume loops). Những biểu đồ này có thể được sử dụng để tối ưu hóa cài đặt máy thở, và để theo dõi những thay đổi trong độ giãn nở (compliance), và tắc nghẽn bên trong và bên ngoài đường thở. Một số máy hiển thị cả đường cơ sở và theo thời gian thực để so sánh.

Biểu đồ vòng áp lực-thể tích (Pressure-volume loops) – Biểu đồ vòng áp lực-thể tích là hữu ích nhất như là một chỉ dẫn của độ giãn nỡ. Áp lực được vẽ trên trục hoành và thể tích được vẽ trên trục tung. Trong thông khí áp lực dương, nhịp thở tiến triển theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, với thì thở vào cong hướng lên và thì thở ra cong xuống dưới. Do đó, điểm trên bên phải của biểu đồ vòng biểu thị áp lực đỉnh thì thở vào và thể tích khí lưu thông. Điểm dưới bên trái của biểu đồ vòng xuất hiện ở mức thể tích bằng 0 và ở mức PEEP đã cài.

Một đường được vẽ từ điểm zero đến điểm kết thúc thì thở vào diễn tả độ giãn nở. Với độ giãn nở tốt, đường biểu diễn tạo thành một góc ≤ 45 độ với trục tung. Nếu độ giãn nở của phổi giảm trong thông khí nhân tạo, đường biểu diễn trở nên ngang hơn và đường cong xoay sang phải. Sự thay đổi này sẽ xuất hiện khác nhau trong thông khí kiểm soát áp lực so với thông khí kiểm soát thể tích. Độ giãn nở có thể thay đổi trong quá trình phẫu thuật (và được phản ánh trong biểu đồ vòng áp lực-thể tích) do thay đổi tư thế, thao tác phẫu thuật, xuất huyết trong ổ bụng, bơm CO2 trong phẫu thuật nội soi, và sự tiến triển của bệnh phổi (viêm phổi, phù phổi). Nội khí quản vào sâu có thể được biểu thị bởi áp lực đỉnh đường thở cao và biểu đồ vòng áp lực-thể tích đi ngang nhiều hơn dự kiến.

thongkhi1

Hình 1: Pressure-volume loops trong thông khí kiểm soát thể tích.

(Nguồn:https://derangedphysiology.com/main/cicm-primary-exam/required-reading/respiratory-system/Chapter%20554/interpreting-shape-pressure)

Pressure-volume loops có thể chỉ ra mức áp lực hoặc thể tích quá mức đang được sử dụng trong thông khí áp lực dương. “Bird beak” cho thấy một phần của nhịp thở đang làm tăng áp lực thở vào mà không đạt được sự gia tăng đáng kể về thể tích, điều này có thể làm tăng nguy cơ chấn thương áp lực ( CHÈN BIỂU ĐỒ). Áp lực (trong chế độ thông khí kiểm soát áp lực), hoặc thể tích (trong chế độ thông khí kiểm soát thể tích) nên được giảm để tối ưu hóa thông khí.

Biểu dồ vòng lặp lưu lượng-thể tích (Flow-volume loops) – Biểu đồ vòng lưu lượng-thể tích là hữu ích nhất như là một chỉ dẫn của sức cản. Thể tích được vẽ trên trục hoành và lưu lượng được vẽ trên trục tung. Trên máy gây mê, flow-volume loops có thể được hiển thị theo hướng ngược lại với phép đo phế dung thông thường, với thì thở vào nằm trên trục hoành và thì thở ra nằm dưới, và thể tích tăng dần từ trái sang phải trục hoành. Khi được hiển thị theo cách này, nhịp thở tiến triển theo chiều kim đồng hồ và hình dạng của đường cong thở vào phụ thuộc vào chế độ thông khí (như là PCV, hoặc VCV). Lưu lượng tăng khi bắt đầu thở vào, và giảm về zero khi kết thúc nhịp thở. Thể tích khí lưu thông được đại diện bởi điểm trên trục thể tích nơi đường cong lưu lượng cắt qua.

thongkhi2

Hình 2: Flow-volume loops.

(Nguồn:https://derangedphysiology.com/main/cicm-primary-exam/required-reading/respiratory-system/Chapter%20556/interpreting-shape-flow-volume)

Hình dạng phần thở ra của flow-volume loops được xác định bởi độ chun của phổi và thành ngực, và sức cản đường thở. Sức cản tăng (bệnh phổi tắc nghẽn, ống nội khí quản bị xoắn hoặc bị tắc), đường cong thở ra có thể bị dẹt, với lưu lượng đỉnh thở ra thấp và dần dần trở về đường cơ sở. Sự bình thường hóa của flow-volume loops có thể được sử dụng để theo dõi điều trị.

Theo dõi áp lực đẩy (Driving pressure) – Áp lực đẩy (DP hoặc ΔP) ngày càng được công nhận là một biến số quan trọng để giảm thiểu dynamic strain trong quá trình thở máy, và có thể dễ dàng theo dõi trong phòng mổ. DP được định nghĩa là sự khác biệt giữa áp lực cao nguyên (Plateau pressure-PPLAT) và PEEP. Hầu hết các máy thở gây mê mới cung cấp một thời gian ngưng cuối kỳ thở vào là 10% (T-pause), cho phép tính toán và hiển thị áp lực cao nguyên. Trong thực hành lâm sàng, DP được đo là sự khác biệt giữa áp lực cao nguyên trừ PEEP, bằng với tỷ số của VT với độ giãn nở của hệ thống hô hấp (Compliance of respiratory system–CRS; ΔP = VT /CRS).

thongkhi3

Hình 3: Driving pressure (ΔP) trong thông khí kiểm soát thể tích

(Nguồn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6212348/)

Áp lực đẩy (DP) tương ứng với tỷ lệ thể tích khí lưu thông (VT) với độ giãn nở của hệ thống hô hấp (CRS) và do đó ước tính tỷ lệ của VT so với thể tích phổi được thông khí (Dynamic strain). Các công thức liên quan như sau:

            ΔP = PPLAT – PEEP

            CRS = VT/ ΔP

            ΔP = VT/CRS

 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 23 Tháng 11 2019 10:57