Sử dụng thang điểm đánh giá tổn thương niệu quản sau nội soi niệu quản ngược dòng (PULS) trong việc ra quyết định cho mỗi ca phẫu thuật về nhu cầu đặt stent jj

Bs Nguyễn Quốc Việt - 

Sỏi niệu quản là một bệnh rất phổ biến trên toàn thế giới, với tỷ lệ dao động từ 7 đến 13% ở Bắc Mỹ, 5-9% ở châu Âu và 1-5% ở châu Á. Các viên sỏi niệu quản không đào thải ra ngoài được điều trị bằng nội soi tán sỏi ngược dòng. Stent Double J (DJ) thường được đặt để dẫn lưu hiệu quả đường tiết niệu sau nội soi niệu quản. Stent DJ giảm thiểu nguy cơ tắc nghẽn sau phẫu thuật do phù nề và thúc đẩy quá trình chữa lành niệu quản. Tuy nhiên, stent DJ thường có liên quan đến các tác dụng phụ khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Các triệu chứng liên quan đến stent này thường cần điều trị y tế với tỷ lệ thành công thay đổi. Tuy nhiên, một cách điều trị lý tưởng là tránh đặt stent DJ bất cứ khi nào có thể. Hiệp hội các hướng dẫn về tiết niệu của Châu Âu và Hoa Kỳ cũng gợi ý rằng sau khi nội soi niệu quản không biến chứng, đặt stent DJ có thể được bỏ qua một cách an toàn. Trong các tài liệu hiện nay, còn thiếu các tiêu chí khách quan rõ ràng để xác định nội soi niệu quản không biến chứng. Có một số chỉ định bắt buộc đặt stent sau nội soi niệu quản bao gồm thận đơn độc, sỏi tồn lưu, phù nề thành niệu quản và tổn thương niệu quản do phẫu thuật.

Nội soi niệu quản ngược dòng vẫn là can thiệp phẫu thuật phổ biến nhất trong điều trị sỏi niệu quản. Các can thiệp nội soi để điều trị sỏi niệu quản thường đi kèm với đặt stent DJ. Chỉ định đặt stent niệu quản thường xuyên nhất là dẫn lưu đường trên và giảm đau do phù thành niệu quản và mảnh sỏi sau nội soi niệu quản ngược dòng. Do vậy các phẫu thuật viên tập trung nhiều hơn vào việc đặt stent, dẫn đến xu hướng đặt stent sau nội soi niệu quản ngược dòng cao (63-80%) . Hơn 90% bác sĩ tiết niệu trong một cuộc khảo sát tại Hoa Kỳ ủng hộ việc đặt stent ngay cả sau một nội soi niệu quản ngược dòng không biến chứng.

Một trong những cách xác định nội soi niệu quản không biến chứng là sử dụng hệ thống tính điểm khách quan như thang điểm đánh giá tổn thương niệu quản sau nội soi niệu quản ngược dòng (Post‐Ureteroscopic Lesion Scale-PULS) được báo cáo lần đầu tiên bởi Schoenthaler và cộng sự vào năm 2012. PULS cho phép tiêu chuẩn hóa mô tả tổn thương niệu quản do can thiệp phẫu thuật trong quá trình nội soi niệu quản và có khả năng xác định một cách khách quan nhu cầu đặt stent DJ sau phẫu thuật.

PULS

Hình 1: Minh họa các mức độ tổn thương niệu quản trong thang điểm PULS

Xem tiếp tại đây


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 19 Tháng 9 2022 11:06