• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Các thuốc ức chế bơm proton (PPI)

  • PDF.

Ths Nguyễn Ngọc Võ Khoa - Khoa Nội tiêu hóa

Trong chuyên ngành tiêu hóa, giải quyết các vấn đề liên quan tới acid dạ dày luôn là một việc hay gặp và cần thiết. Các bệnh có liên quan đến acid dạ dày là kết quả những cơ chế sinh bệnh khác biệt nhưng chồng chéo nhau dẫn dến sự bài tiết acid thái quá hay làm suy giảm sự bảo vệ niêm mạc. Cho tới nay chưa biết rõ nguyên nhân vì sao có sự tăng tiết acid mà chỉ biết rõ hậu quả của nó. Đó là biểu hiện những bệnh phổ biến hiện nay như loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản,rối loạn tiêu hóa… thường gặp trên thực tế hàng ngày mà tùy tính chất mạn tính của nó sẽ gây thiệt hại tốn kém đáng kể cho gia đình và xã hội. Từ hàng ngàn năm trước các thầy thuốc đã nghĩ tới vai trò của dịch vị chua gây bệnh dạ dày và chữa bệnh bằng các chất trung hòa acid.

Đầu thế kỉ 19 người ta thường biết đến câu nói nổi tiếng của Schwarz (1910) " No gastric acid juice, no ulcer" (không có dịch vị acid thì không có loét). Thực ra trong dịch vị không chỉ có acid mà còn có pepsin, một trong hai yếu tố quan trọng gây loét [3,7]

ppi3

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 27 Tháng 3 2015 16:26

Giới thiệu về procalcitonin (PCT)

  • PDF.

Ths Lê Văn Tuấn - Khoa ICU

Chẩn đoán sớm và điều trị phù hợp nhiễm khuẩn hệ thống là một thách thức trong thực hành hàng ngày tại các khoa ICU. Ngày nay, nhiều chiến lược điều trị đã chứng minh cải thiện tỉ lệ sống còn cho bệnh nhân nhiễm khuẩn hệ thống, do đó điều quan trọng là phải chẩn đoán nhanh chóng và chính xác nhiễm khuẩn hệ thống.

Trong các dấu ấn sinh học mới nhất của nhiễm khuẩn hệ thống thì procalcitonin (PCT) có độ chính xác chẩn đoán cao nhất. Nồng độ PCT tăng nhanh (trong vòng 6-12 giờ) sau một đợt nhiễm khuẩn hệ thống có hậu quả toàn thân. Vì kết cục của bệnh nhân nhiễm khuẩn hệ thống có thể đựơc cải thiện rõ rệt nếu bệnh nhân được điều trị sớm và đầy đủ, đo nồng độ PCT để chẩn đoán sớm và hiệu quả được khuyến cáo đối với tất cả các bệnh nhân nghi ngờ có nhiễm khuẩn hệ thống và có hội chứng đáp ứng viêm hệ thống.

procalcitonin1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 24 Tháng 3 2015 16:21

Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản

  • PDF.

Ths Nguyễn Ngọc Võ Khoa - Khoa Nội tiêu hóa

ĐẠI CƯƠNG

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal Reflux Disease-GERD) là 1 rối loạn tiêu hóa hàng đầu trong số những bệnh nhân ngoại trú tại Hoa Kỳ, chiếm hơn 5 triệu lượt thăm khám hàng năm.
  • Những thay đổi sinh lý bệnh chính đóng góp vào sự phát triển của GERD bao gồm: giãn cơ thắt thực quản dưới, giảm nhu động thực quản, và giảm trương lực cơ thắt thực quản dưới.
  • Các triệu chứng điển hình của GERD là ợ nóng và trào ngược. Đau ngực, khó nuốt và ợ hơi, cũng như ho, khàn tiếng là các triệu chứng khác có thể gặp ở bệnh nhân GERD.
  • Bệnh nhân có các triệu chứng điển hình của GERD có thể được chẩn đoán và điều trị mà không cần xét nghiệm để chẩn đoán.
  • Nội soi sinh thiết được chỉ định ở những bệnh nhân nuốt khó hoặc ở những người có nghi ngờ GERD mà không đáp ứng với điều trị PPI hai lần mỗi ngày

GERD2

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 22 Tháng 3 2015 19:32

Đánh giá tổn thương động mạch vành qua kỹ thuật chụp mạch vành chọn lọc

  • PDF.

TS Phan Đồng Bảo Linh - Khoa Nội TM

machvan1

Xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 05 Tháng 3 2015 12:18

Xoắn đường tiêu hóa (phần 2)

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Ánh Phương - Khoa CĐHA

XOẮN ĐẠI TRÀNG MANH TRÀNG

Xoắn manh tràng chiếm 25-40% các trường hợp xoắn đại tràng. Thường hiện diện các bất thường bẩm sinh của sự cố định đại tràng bao gồm cố định bất thường của đại tràng phải vào sau phúc mạc và vận động bất thường của đại tràng phải. Các yếu tố dẫn đến dãn đại tràng phải như có thai và vừa mới nội soi đại tràng ít gặp hơn và cũng có thể gây xoắn manh tràng

Điểm chú ý ngược với xoắn ở các vị trí khác, xoắn đại tràng thường có hình ảnh đặc trưng trên X quang qui ước, có thể đủ để chẩn đoán ở phần lớn bệnh nhân. Tạng dãn chứa đầy hơi, thường nằm lạc chỗ ở phần tư trên trái hoặc bụng giữa, là một đặc điểm X quang của xoắn manh tràng. Tuy nhiên, điều quan trọng để ghi nhận ra rằng, manh tràng có thể bị đẩy lệch ở bất kỳ nơi nào trong ổ bụng. Có thể có hoặc không có tắc gần, phụ thuộc vào độ trầm trọng của xoắn (hình 9, 10)

xoan11 

 Hình 9. Xoắn manh tràng ở bệnh nhân nữ đau bụng. X quang quy ước thấy manh tràng dãn chứa đầy hơi (mũi tên) ở phần tư trên trái.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 09 Tháng 2 2015 17:55

You are here Đào tạo Tập san Y học