• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Acinetobacter, loài vi khuẩn nguy hiểm gây bệnh thường gặp ở khoa Hồi sức Tích cực ở các bệnh viện

  • PDF.

Ths Trương Thị Kiều Loan - Khoa Vi Sinh

Acinetobacter là một nhóm vi khuẩn thường được tìm thấy trong đất và nước. Nhóm Acinetobacter có rất nhiều loại và tất cả đều có thể gây bệnh cho người. Acinetobacter baumannii chiếm khoảng 80% các ca nhiễm được báo cáo.

Sự bùng phát của nhiễm Acinetobacter thường xảy ra trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt ở bệnh nhân bị bệnh nặng. Nhiễm khuẩn Acinetobacter hiếm khi xảy ra ở bên ngoài cơ sở y tế.

vikhuan1

Hình ảnh vi khuẩn Acinetobacter Baumannii

Các triệu chứng của nhiễm khuẩn Acinetobacter

Acinetobacter gây ra nhiều loại bệnh, từ bệnh viêm phổi, nhiễm trùng máu nghiêm trọng hoặc nhiễm trùng vết thương, và các triệu chứng khác nhau tùy theo bệnh. Acinetobacter cũng có thể "định cư" hoặc sống trên một bệnh nhân mà không gây ra nhiễm trùng hoặc các triệu chứng, đặc biệt là trong các dụng cụ mở khí quản hoặc vết thương hở.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 08 Tháng 10 2014 20:58

Ngày “Sức khỏe Tâm thần Thế giới' và Hội chứng trầm cảm

  • PDF.

Phòng Điều Dưỡng

Ngày 2/10 tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Hội Tâm thần học Việt Nam, Tổng hội Y học Việt Nam tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Sức khỏe tâm thần Thế giới (10/10) với thông điệp “Hãy chung sống với người bệnh tâm thần phân liệt”.

tramcam1

Ngày sức khỏe tâm thần thế giới được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về các vấn đề sức khỏe tâm thần. Chủ đề của Ngày sức khỏe tâm thần thế giới năm nay là "Trầm cảm – Sự khủng hoảng toàn cầu". Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi chấm dứt thái độ dị nghị, ruồng bỏ những người bị trầm cảm và các chứng rối loạn tâm thần khác.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 07 Tháng 10 2014 19:53

Rượu và thuốc – những tương tác có thể xảy ra

  • PDF.

Khoa Dược

Rượu (ethanol) là một chất ức chế thần kinh trung ương. Do vậy cần tránh khi sử dụng thuốc cùng với rượu đặc biệt là các thuốc có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương như: các thuốc giải lo âu, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc ngủ, các thuốc kháng histamin H1 qua được hàng rào máu não, các thuốc giảm đau có tác động lên hệ thần kinh trung ương, các thuốc ức chế acetaldehud dehydrogenase.

ruou thuoc

Sự tương tác này được giải thích là do sự chuyển hóa của rượu trong cơ thể:

Sau khi vào cơ thể, rượu được oxy hóa qua hai nấc, tạo acetaldehyd nhờ enzym alcol deshydrogense (ADH), sau đó acetaldehyd chuyển thành ion acetat nhờ enzym aldehyd deshydrogenase (ALDH). Sau khi uống rượu, nồng độ acetaldehyd trong cơ thể tăng, làm tăng các biểu hiện tác dụng phụ của chất này như: đỏ mặt, nhức đầu, buồn nôn, nhịp tim nhanh. Những biểu hiện tác dụng phụ của acetaldehyd được gọi là tác dụng gây sợ do rượu (tác dụng antabuse hay tác dụng disulfiram).

Các thuốc có tác dụng ức chế enzym aldehyd deshydrogenase càng làm tăng nồng độ của acetaldehyd làm tăng tác dụng gây sợ rượu. Một số thuốc chính gây tác dụng này có thể kể đến như:

  • Thuốc sulfamid hạ đường huyết: Glibenclamid và Glipizid
  • Thuốc chống nấm: Gliseofulvin và Ketoconazole
  • Các thuốc ký sinh trùng nitroimidazole: Metronidazole, secnidazole, ornidazole, tinidazol và tenonitrozole.  Cần chú ý Metronidazole rất được phối hợp trong nhiều thành phần các loại biệt dược khác nhau như: Rodogyl là thuốc chống nhiễm khuẩn kỵ khí hay Tergynan thường dùng trong phụ khoa.
  • Một số alkyl hóa ngăn sự phát triển tế bào là procarbazine
  • Một số kháng sinh họ cephalosporine dùng đường tiêm như cefamandole.
  • Đặc biệt là thuốc Disulfiram có tác dụng ức chế aldehyd deshydrogenase mạnh nên tác dụng gây sợ rượu mạnh đây cũng là một cơ sở trong việc sử dụng Disulfiram để làm thuốc cai rượu.

Theo tạp chí Clinical pharmacy information

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 06 Tháng 10 2014 19:33

Một số điều người Điều dưỡng cần lưu ý khi cho người bệnh dùng thuốc đúng

  • PDF.

Phòng Điều Dưỡng

Cho người bệnh dùng thuốc đúng là một phần thành công trong công tác điều trị. Vì vậy khi thực hiện y lệnh Điều dưỡng viên phải nhận thức rõ trách nhiệm và phải chú ý các điểm cần lưu ý để tránh sự nhầm lẫn có thể gây ra những hậu quả tai hại.

Thuốc vào cơ thể người bệnh qua nhiều đường: uống, tiêm, ngoài da, niêm mạc....; với bất kỳ đường dùng nào nếu thực hiện đúng thì cũng sẽ đem lại sự an toàn và hiệu quả cao.

Sự phối hợp tốt giữa các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng viên, hộ sinh viên trong dùng thuốc sẽ làm tăng hiệu quả điều trị bằng thuốc và hạn chế sai sót trong chỉ định và sử dụng thuốc cho người bệnh.

dungthuoc1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 05 Tháng 10 2014 19:29

Phòng chống nhiễm trùng đối với nội soi phế quản và nội soi tiêu hóa bằng ống soi mềm

  • PDF.

Ths Trương Thị Kiều Loan - KSNK

Nhiều thập kỷ trước đây, sự ra đời của nội soi bằng ống soi mềm, báo trước một kỷ nguyên mới trong y học chẩn đoán và điều trị. Phương pháp này đã hạn chế những phẫu thuật xâm lấn có khả năng tránh được. Đây là phương pháp có hiệu quả ưu việt để chẩn đoán và điều trị tốt hơn hẳn so với với ống nội soi phế quản và thực quản cứng trước đây. Với những cải tiến về công nghệ, sự tinh tế và khả năng của các thiết bị cơ điện hiện đại, giúp bệnh nhân dễ tiếp nhận ống soi hơn và cho kết quả nhanh hơn với tỷ lệ biến chứng và tỷ lệ tử vong ít hơn. Tuy nhiên, sự phức tạp của bộ dụng cụ nội soi bằng ống soi mềm đã đưa đến những khó khăn mới trong quá trình xử lý để tái sử dụng.

noisoi1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 03 Tháng 10 2014 14:42

You are here Tổ chức Y học thường thức