• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Sử dụng aspirin trong thời kỳ mang thai có an toàn không?

  • PDF.

Ds Phan Thị Bích Ngọc - 

Khi bị đau đầu hoặc buồn nôn, sử dụng thuốc giảm đau là biện pháp đơn giản nhất mà ai cũng nghĩ đến. Aspirin là một trong những loại thuốc giảm đau phổ biến.

Aspirin là gì?

aspi

                                           Hình 1 : Cơ Chế Tác Dụng Của Aspirin

Aspirin hay còn được gọi là axit acetylsalicylic (ASA) là một loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs). Aspirin có tác dụng hạ sốt và giảm đau, từ cơn đau nhẹ đến đau vừa như đau cơ, đau răng, cảm lạnh thông thường và nhức đầu.

Nhìn chung, các bác sĩ không khuyến khích phụ nữ mang thai sử dụng aspirin, trừ khi bạn đang mắc phải một số bệnh lý nhất định hoặc có nguy cơ cao bị tiền sản giật.

Tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý thai nghén toàn thân, do thai nghén gây ra từ tuần thứ 20 của thai kỳ, đặc trưng bởi ba triệu chứng: tăng huyết áp, protein niệu và phù.

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 23 Tháng 6 2021 18:49

Bốn dấu hiệu nhận biết vấn đề thị lực của trẻ

  • PDF.

BS Nguyễn Văn Tuấn - 

Khi mùa hè đến, gia đình có trẻ em trong độ tuổi đi học thường mua ba lô, quần áo và các đồ dùng học tập sẵn sàng cho năm học mới. Nhưng một trong những điều cần thiết nhất thường hay bị bỏ qua là kiểm tra thị lực của trẻ.

Trẻ thay đổi thể chất theo từng năm, mắt và thị lực cũng vậy. Thị lực tốt mới có thể tham gia học tập tốt. Việc học có thể là đọc, viết, sử dụng máy tính và cả điện thoại thông minh. Ngay cả môn thể dục và thể thao cũng cần có thị lực tốt. Nếu thị lực kém, mắt không theo kịp những hoạt động ở trường, trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung học tập.

Ba mẹ cũng có thể biết được con mình có vấn đề về thị lực thông qua một số dấu hiệu. Trẻ có thể nheo mắt khi nhìn xa hoặc đọc quá gần mặt trẻ. Có khoảng 4 dấu hiệu có thể chỉ ra các vấn đề thị lực của trẻ:

1. Có khoảng thời gian chú ý ngắn

Trẻ có thể nhanh chóng mất hứng thú với các trò chơi, hoạt động kéo dài

thiluctre1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 21 Tháng 6 2021 21:04

Sa lồi niệu quản

  • PDF.

Bs Trần Thị Ly Na - 

I. Đại cương:

► Sa lồi niệu quản (Ureterocele) hay nang niệu quản là tình trạng giãn thành nang giả lồi vào trong lòng bàng quang của đoạn niệu quản cuối. Có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào nhưng gặp nhiều ở trẻ em. Trong hầu hết các trường hợp thường có kết hợp với bất thường bẩm sinh khác (Thận – niệu quản đôi, giãn đài bể thận niệu quản...)      

saloi

► Phân loại:

  • Trong bàng quang (Intralvesical) túi lồi nằm hoàn toàn trong lòng bàng quang
  • Lac chỗ (Ectopic): một vài phần của túi lồi lan xuống cổ bàng quang hoặc niệu đạo.

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 15 Tháng 6 2021 16:36

Phòng ngừa phù hoàng điểm dạng nang sau phẫu thuật đục thủy tinh thể

  • PDF.

Bs CK2 Lê Thị Hà - 

Sau phẫu thuật đục thủy tinh thể, một số bệnh nhân có thể xảy ra biến chứng phù hoàng điểm trong vòng khoảng 6 tuần sau phẫu thuật. Thông thường, phù hoàng điểm sau phẫu thuật thủy đục thủy tinh thể (PCMO) không có triệu chứng cụ thể, tuy nhiên, một số bệnh nhân thì gặp tình trạng giảm thị lực.

Cơ chế phát sinh của PCMO có liên quan đến tình trạng viêm sau phẫu thuật và sự giải phóng các chất trung gian gây viêm. Việc sử dụng steroid tại chỗ và / hoặc thuốc chống viêm không steroid có thể làm giảm tác dụng phụ của viêm, bên cạnh đó, còn được dùng để phòng ngừa và điều trị PCMO. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị của những loại thuốc này hiện vẫn chưa được hiểu rõ. Một phần là do PCMO có thể phân giải một cách tự phát cũng như phác đồ điều trị và số lượng dữ liệu để chứng minh rất ít. 

IMG-7539

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 13 Tháng 6 2021 08:52

Hỏi đáp về bệnh võng mạc trẻ sinh non

  • PDF.

Bs CK2 Lê Thị Hà - 

Trẻ sinh non có nguy cơ mắc bệnh võng mạc (ROP, tức Retinopathy of Prematurity). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cân nặng và tuổi thai lúc sinh thấp là 2 yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với Bệnh lý võng mạc ở trẻ. Ngoài ra còn một số nguy cơ khác như thiếu máu, sự nhiễm trùng, khó thở và bệnh tim. Bên cạnh đó, bệnh thường xảy ra ở trẻ em da trắng. Ở Mỹ, ước tính một nửa trong khoảng 28.000 trẻ sinh non mỗi năm mắc bệnh.

1. Tỷ lệ mắc bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non?

Cứ khoảng hai trẻ sinh non, một trẻ có khả năng mắc bệnh. Trẻ còn lại sẽ tiếp tục phát triển các mạch máu võng mạc như bình thường. Tuy nhiên, quá trình này sẽ kết thúc muộn hơn vài tuần so với ngày dự sinh ban đầu.

2. Các trường hợp bệnh võng mạc trẻ sinh non biến chứng nặng có phổ biến không?

Trong số 14.000 trẻ sinh non ước tính mắc bệnh lý võng mạc ở Mỹ mỗi năm, khoảng 1.100 đến 1.500 trẻ (chiếm 10%) phát triển bệnh cần can thiệp điều trị. Khoảng 400-600 trẻ sơ sinh bị mù do biến chứng của bệnh.

3. Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non có thể cải thiện hay tự hồi phục không?

Đây được gọi là giai đoạn ”thoái triển" của bệnh. Và thường xảy ra ở giai đoạn đầu khi bệnh còn nhẹ (Giai đoạn 1 và 2). Ở các giai đoạn sau cũng có khả năng xảy ra. Nhưng ngay cả sau khi các mạch máu bất thường biến mất, các sẹo võng mạc vẫn cần được theo dõi chặt chẽ.

IMG-7532

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 12 Tháng 6 2021 09:54

You are here Tin tức Y học thường thức