• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Kháng sinh dự phòng

  • PDF.

Ds. Lê Thị Thế Cường - 

1. Kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật

Nhiễm trùng vết mổ là một trong những nguyên nhân nhiễm khuẩn chính của các bệnh nhân sau phẫu thuật. Kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật được dùng với mục đích đạt được nồng độ tối đa trong huyết thanh và trong mô vào thời điểm rạch da và được duy trì trong suốt thời gian nguy hiểm (giữa lúc rạch da và đóng vết mổ) để ngăn ngừa nhiễm khuẩn có thể xảy ra trong thời gian đó. Kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật chỉ áp dụng cho phẫu thuật sạch, sạch nhiễm và thường được cho 30 phút trước khi mổ vì nếu cho sớm quá thì không đạt được nồng độ diệt khuẩn tại thời điểm mong muốn, ngược lại nếu cho muộn quá sau khi đóng vết mổ thì kháng sinh không còn cần thiết.

2. Nguyên tắc dùng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật

  • Có nguy cơ nhiễm khuẩn nếu không cho kháng sinh dự phòng
  • Kháng sinh được chọn phải có phổ kháng khuẩn rộng có thể bao phủ đa số những tác nhân có thể lây nhiễm vết mổ.
  • Phải cho kháng sinh với liều có thể cho một nồng độ trong mô có hiệu quả trước khi vết mổ có thể bị lây nhiễm. Cho kháng sinh 30 phút trước khi mổ (thường cùng lúc với khi bắt đầu gây mê).
  • Liều lượng kháng sinh hiệu quả được tính theo cân nặng.

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 06 Tháng 5 2021 20:29

Phục hồi chức năng gãy các xương bàn tay, ngón tay

  • PDF.

KTV Phạm Thị Thanh Truyền - 

I. NGUYÊN NHÂN

Thường do các tác nhân trực tiếp đập vào như: gậy, dụng cụ lao động hoặc do tai nạn giao thông.

II. TRIỆU CHỨNG

1. Triệu chứng cơ năng

   - Đau ngay sau khi chấn thương làm tổn thương vùng bàn tay, ngón tay

   - Đau tăng lên khi cử động các ngón tay bị gãy

   - Hạn chế cử động ngón gãy.

2. Triệu chứng thực thể

   - Thường có biến dạng gập góc ra phía sau, xuống mở ra trước. Nhưng chủ yếu là sưng nề, bầm tím.

  - Sờ nắn có điểm đau nhói và có tiếng lạo xạo do đầu xương cọ vào nhau (phải làm nhẹ nhàng hoặc không nên làm)

3. Triệu chứng X quang                                                                                  

gayxuongbantay

Chụp phim thấy tổn thương.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 04 Tháng 5 2021 20:57

Hội chứng viêm phục hồi miễn dịch - Immune Reconstitution Inflammatory Syndrome (IRIS)

  • PDF.

Bs Bùi Thị Nga - 

1. TỔNG QUAN     

Hội chứng viêm phục hồi miễn dịch (PHMD) là biểu hiện lâm sàng xấu đi một cách bất thường sau khi bắt đầu điều trị ARV ở người nhiễm HIV do có sự phục hồi của hệ miễn dịch. Bản chất của IRIS là đáp ứng viêm quá mức của hệ miễn dịch vừa được phục hồi với các tác nhân nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng.

IRIS xảy ra làm bộc lộ các nhiễm trùng cơ hội (NTCH) thầm lặng chưa được biết trước khi điều trị ARV, hoặc sự tái phát quá mức các bệnh NTCH đã được điều trị trước khi khởi trị ARV, hoặc sự bùng phát các bệnh đồng nhiễm (viêm gan B, viêm gan C), và các bệnh lý tự miễn (vảy nến, viêm da...)

Cụ thể, các bệnh NTCH hoặc không nhiễm trùng thường gặp:

phuchoimd

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 04 Tháng 5 2021 21:05

Viêm phổi Pneumocystis Jirovecii (PCP)

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Thuỳ Nương - 

TỔNG QUAN

Viêm phổi Pneumocystis Jirovecii (tên cũ Pneumocystis Carinii), là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do vi nấm Pneumocystis gây ra, có thể lây từ người này sang người khác qua không khí. Ở người khỏe mạnh thường không có triệu chứng, như một người lành mang trùng và là một nguồn lây. Khi miễn dịch suy yếu, đặc biệt là người nhiễm HIV, bệnh nhân ung thư, điều trị thuốc ức chế miễn dịch... vi nấm P.jirovecii gây bệnh cảnh viêm phổi rất nguy hiểm và có thể tử vong nếu không điều trị sớm.

PCP là một trong những bệnh nhiễm trùng cơ hội phổ biến ở người nhiễm HIV/AIDS. Diễn tiến tự nhiên của 1 bệnh nhân nhiễm HIV:

vp pneumocystis

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 02 Tháng 5 2021 10:09

Bệnh sốt rét

  • PDF.

Bs Lê Thị Hà – 

I. ĐẠI CƯƠNG

Bệnh sốt rét là bệnh truyền nhiễm do 5 loài ký sinh trùng Plasmodium gây nên gồm Plasmodium falciparum, Plasmodium vivax, Plasmodium malariae, Plasmodium ovale và Plasmodium knowlesi.

Bệnh lây truyền chủ yếu là do muỗi Anopheles. Bệnh thường biểu hiện bằng những cơn sốt rét điển hình với ba triệu chứng: rét run, sốt, vã mồ hôi. Bệnh tiến triển có chu kỳ và có hạn định nếu không bị tái nhiễm.

Ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) gây miễn dịch đặc hiệu nhưng không bền vững. Bệnh lưu hành địa phương, trong những điều kiện thuận lợi có thể gây thành dịch, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, có thuốc điều trị đặc hiệu và có thể phòng chống được. Ở nước ta hiện nay, bệnh lưu hành chủ yếu ở Miền Trung - Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Nhiều tỉnh miền Bắc, miền Nam đã loại trừ sốt rét, tuy nhiên vẫn có trường hợp mắc bệnh sốt rét ngoại lai do đi làm việc, công tác, du lịch ở vùng có sốt rét lưu hành về. KSTSR P. falciparum đã kháng với hầu hết các thuốc đơn trị liệu, trong đó có thuốc artemisinin và dẫn chất, đặc biệt đã kháng với một số thuốc sốt rét phối hợp.

sotrret

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 30 Tháng 4 2021 15:56

You are here Tin tức Y học thường thức