Khuyến cáo thận trọng sử dụng natri valproat ở trẻ em gái và phụ nữ

Nguyễn Thị Thúy Hằng – Khoa Dược

Natri valproate là loại thuốc chủ yếu được sử dụng để điều trị bệnh động kinh và để phòng ngừa chứng đau nửa đầu.

Cơ chế tác dụng:

Natri valproate là thuốc chống động kinh, bị phân ly thành ion valproat ở đường tiêu hóa.Tác dụng chống động kinh của valproat có lẽ thông qua chất ức chế dẫn truyền thần kinh là acid gama-aminobutyric (GABA). Valproat có thể làm tăng nồng độ GABA do ức chế chuyển hoá GABA hoặc tăng hoạt tính của GABA ở sau sinap. Do vậy, valproat có thể dùng trong nhiều loại động kinh.

depakin

Dược lực học:

Thực nghiệm và lâm sàng cho thấy có 2 kiểu tác dụng chống động kinh:

Dược động học:

Chỉ định:

Chống chỉ định:

            Phụ nữ có khả năng sinh con (trừ khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả hoặc không dung nạp được).

             Điều trị động kinh trong thời kỳ mang thai (trừ khi không có phương pháp điều trị thay thế phù hợp).

             Điều trị rối loạn lưỡng cực trong thời kỳ mang thai.

Do natri valproat có những tác động nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai và trẻ em gái, nên một số cơ quan quản lý Dược phẩm Châu Âu đã đưa ra những khuyến cáo cho bệnh nhân cũng như những thông tin cho người kê đơn, thông tin cho dược sĩ nhằm đem lại hiệu quả điều trị và giảm thiểu những rủi ro khi sử dụng thuốc, cụ thể:

Ngày 10/10/2014, Ủy ban Đánh giá nguy cơ Cảnh giác dược Châu Âu (PRAC) trực thuộc Cơ quan Quản lý Dược phẩm Châu Âu (EMA) khuyến cáo thắt chặt việc giới hạn sử dụng valproat do nguy cơ gây quái thai và các vấn đề về phát triển theo lứa tuổi đối với trẻ từng bị phơi nhiễm valproat từ trong thai kỳ.

Ngày 21/11/2014, Nhóm điều phối của Quy trình đăng ký thuốc sử dụng trên người không tập trung và thừa nhận lẫn nhau giữa các thành viên trong liên minh Châu Âu (Coordination Group for Mutual Recognition and Decentralised Procedures – Human – CMDh) đã chấp thuận việc thắt chặt việc giới hạn sử dụng valproat trên phụ nữ do nguy cơ gây quái thai và các rối loạn phát triển theo lứa tuổi đối với trẻ từng bị phơi nhiễm valproat từ trong thai kỳ, tiếp theo kiến nghị của Ủy ban Đánh giá nguy cơ Cảnh giác dược Châu Âu (PRAC) trực thuộc Cơ quan Quản lý Dược phẩm Châu Âu (EMA) vào ngày 10/10/2014 trước đó.

Ngày 24/08/2016, ANSM công bố các kết quả của một nghiên cứu quan sát dịch tễ (ANSM-CNAMTS) về việc phơi nhiễm acid valproic và các dẫn xuất trong thai kỳ trên CSDL bảo hiểm y tế (SNIIRAM).

Ngày 23/03/2018, Nhóm điều phối thuốc sử dụng trên người được phê duyệt theo quy trình không tập trung và thừa nhận lẫn nhau (CMDh) thuộc Cơ quan Quản lý Châu Âu (EMA) đã thông qua các khuyến cáo mới của PRAC để tránh việc trẻ phơi nhiễm với valproat trong thai kỳ do nguy cơ gây dị tật thai và các vấn đề về phát triển ở trẻ có mẹ sử dụng valproat trong thai kỳ.

Ngày 19/03/2019 Medsafe khuyến cáo sử dụng natri valproat trong thai kỳ có nguy cơ cao gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Do đó, tại New Zealand, chỉ định của thuốc này khi sử dụng để điều trị rối loạn lưỡng cực đã được thay đổi. Natri valproat hiện chỉ được sử dụng ở những phụ nữ có khả năng sinh con khi tất cả các phương pháp điều trị khác đều không mang lại hiệu quả. Ngoài ra, phụ nữ cần sử dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả trong khi dùng natri valproat.

Khuyến cáo cho bệnh nhân (trẻ em gái/phụ nữ):

Thông tin cho người kê đơn:

Cân nhắc thêm cho phụ nữ trong độ tuổi sinh nở:

Cân nhắc thêm cho trẻ em gái:

Thông tin cho dược sỹ:

Tài liệu tham khảo:

  1. Dược thư quốc gia Việt nam
  2. Canhgiacduoc.org.vn

Natri valproate là  loại thuốc chủ yếu được sử dụng để điều trị bệnh động kinh và để phòng ngừa chứng đau nửa đầu.

 

Cơ chế tác dụng:

Natri valproate là thuốc chống động kinh, bị phân ly thành ion valproat ở đường tiêu hóa.Tác dụng chống động kinh của valproat có lẽ thông qua chất ức chế dẫn truyền thần kinh là acid gama-aminobutyric (GABA). Valproat có thể làm tăng nồng độ GABA do ức chế chuyển hoá GABA hoặc tăng hoạt tính của GABA ở sau sinap. Do vậy, valproat có thể dùng trong nhiều loại động kinh.

Dược lực học:

Natri valproate là thuốc chống động kinh có tác dụng chủ yếu trên hệ thần kinh trung ương

Thực nghiệm và lâm sàng cho thấy có 2 kiểu tác dụng chống động kinh:

Tác dụng trực tiếp liên quan đến nồng độ valproate trong huyết tương và trong não

Tác dụng gián tiếp thông qua các chất chuyển hóa của valproate trong não bằng cách tác động lên các chất trung gian dẫn truyền thần kinh hoặc tác dụng trực tiếp lên màng tế bào.

Dược động học:

Acid valproic hoặc Natri valproate hấp thu nhanh sau khi uống. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt 1 – 4 giờ sau khi uống liều duy nhất Acid valproic hoặc Natri valproate, 3 – 5 giờ sau khi uống liều duy nhất natri divalproat. Hiệu quả điều trị bắt đầu xuất hiện sau từ vài ngày đến hơn 1 tuần kể từ khi bắt đầu dùng thuốc.

Nửa đời của valproat trong huyết tương nằm trong phạm vi 6-16 giờ. Thuốc thường có nửa đời nằm trong phạm vi thấp ở người bệnh dùng thêm thuốc chống động kinh khác có khả năng gây cảm ứng enzym.

Valproat liên kết nhiều (90%) với protein huyết tương ở liều điều trị, tuy nhiên sự liên kết phụ thuộc vào nồng độ và giảm khi nồng độ valproat cao.

Chỉ định:

Động kinh. Dùng đơn độc hoặc phụ trợ trong một số loại cơn sau: Cơn vắng ý thức, cơn động kinh giật cơ, cơn động kinh toàn thể (động kinh lớn), cơn mất trương lực và cơn phức hợp.

Điều trị phụ trợ cho người bệnh có nhiều loại cơn, toàn thân.

Chống chỉ định:

Viêm gan cấp, viêm gan mãn, có tiền sử bản thân hoặc gia đình bị viêm gan nặng, loạn chuyển hóa porphyrin, quá mẫn với valproat.

Natri valproat không được sử dụng trong các tình huống sau đây do nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi:

 Phụ nữ có khả năng sinh con (trừ khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả hoặc không dung nạp được).

 Điều trị động kinh trong thời kỳ mang thai (trừ khi không có phương pháp điều trị thay thế phù hợp).

 Điều trị rối loạn lưỡng cực trong thời kỳ mang thai.

Do natri valproat có những tác động nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai và trẻ em gái, nên một số cơ quan quản lý Dược phẩm Châu Âu đã đưa ra những khuyến cáo cho bệnh nhân cũng như những thông tin cho người kê đơn, thông tin cho dược sĩ nhằm đem lại hiệu quả điều trị và giảm thiểu những rủi ro khi sử dụng thuốc, cụ thể:

Ngày 10/10/2014, Ủy ban Đánh giá nguy cơ Cảnh giác dược Châu Âu (PRAC) trực thuộc Cơ quan Quản lý Dược phẩm Châu Âu (EMA) khuyến cáo thắt chặt việc giới hạn sử dụng valproat do nguy cơ gây quái thai và các vấn đề về phát triển theo lứa tuổi đối với trẻ từng bị phơi nhiễm valproat từ trong thai kỳ.

Ngày 21/11/2014, Nhóm điều phối của Quy trình đăng ký thuốc sử dụng trên người không tập trung và thừa nhận lẫn nhau giữa các thành viên trong liên minh Châu Âu (Coordination Group for Mutual Recognition and Decentralised Procedures – Human – CMDh) đã chấp thuận việc thắt chặt việc giới hạn sử dụng valproat trên phụ nữ do nguy cơ gây quái thai và các rối loạn phát triển theo lứa tuổi đối với trẻ từng bị phơi nhiễm valproat từ trong thai kỳ, tiếp theo kiến nghị của Ủy ban Đánh giá nguy cơ Cảnh giác dược Châu Âu (PRAC) trực thuộc Cơ quan Quản lý Dược phẩm Châu Âu (EMA) vào ngày 10/10/2014 trước đó.

Ngày 24/08/2016, ANSM công bố các kết quả của một nghiên cứu quan sát dịch tễ (ANSM-CNAMTS) về việc phơi nhiễm acid valproic và các dẫn xuất trong thai kỳ trên CSDL bảo hiểm y tế (SNIIRAM).

Ngày 23/03/2018, Nhóm điều phối thuốc sử dụng trên người được phê duyệt theo quy trình không tập trung và thừa nhận lẫn nhau (CMDh) thuộc Cơ quan Quản lý Châu Âu (EMA) đã thông qua các khuyến cáo mới của PRAC để tránh việc trẻ phơi nhiễm với valproat trong thai kỳ do nguy cơ gây dị tật thai và các vấn đề về phát triển ở trẻ có mẹ sử dụng valproat trong thai kỳ.

Ngày 19/03/2019 Medsafe khuyến cáo sử dụng natri valproat trong thai kỳ có nguy cơ cao gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Do đó, tại New Zealand, chỉ định của thuốc này khi sử dụng để điều trị rối loạn lưỡng cực đã được thay đổi. Natri valproat hiện chỉ được sử dụng ở những phụ nữ có khả năng sinh con khi tất cả các phương pháp điều trị khác đều không mang lại hiệu quả. Ngoài ra, phụ nữ cần sử dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả trong khi dùng natri valproat.

 

Khuyến cáo cho bệnh nhân (trẻ em gái/phụ nữ):

Natri valproat có thể gây hại nghiêm trọng cho thai nhi khi sử dụng trong thời kỳ mang thai.

Trao đổi với bác sĩ nếu có bất kỳ thắc mắc nào về lợi ích – nguy cơ khi dùng thuốc.

Bác sĩ chỉ kê đơn natri valproat nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả hoặc bệnh nhân không dung nạp được thuốc.

Cần làm xét nghiệm trước khi bắt đầu điều trị bằng natri valproat và trong khi điều trị để đảm bảo bệnh nhân không mang thai.

Luôn sử dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả khi dùng natri valproat.

Liên hệ với bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể mang thai. Thảo luận với bác sỹ trước khi ngừng dùng natri valproat.

Khám sức khỏe định kỳ (ít nhất 1 lần/năm)

 

Thông tin cho người kê đơn:

Điều trị bằng natri valproat phải được bắt đầu và giám sát bởi chuyên gia y tế.

Không kê đơn natri valproat để điều trị bệnh động kinh ở phụ nữ mang thai trừ khi không có phương pháp điều trị thay thế phù hợp.

Không kê đơn natri valproat để điều trị rối loạn lưỡng cực hoặc bất kỳ tình trạng nào khác ở phụ nữ mang thai.

Khuyến khích bệnh nhân tham gia thảo luận và kiểm tra xem bệnh nhân có hiểu về các nguy cơ và biện pháp cần thiết để giảm thiểu nguy cơ hay không.

 

Cân nhắc thêm cho phụ nữ trong độ tuổi sinh nở:

Đánh giá và thảo luận về lợi ích – nguy cơ khi điều trị bằng natri valproat trên từng bệnh nhân trước khi sử dụng.

Thảo luận về nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi do phơi nhiễm natri valproat trong thai kỳ. Những rủi ro này bao gồm dị tật bẩm sinh (VD: tật nứt đốt sống, hở hàm ếch, dị tật tim) và rối loạn phát triển thần kinh (VD: chậm phát triển, vấn đề học tập, IQ thấp hơn, tự kỷ).

Thảo luận về sự cần thiết phải sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong suốt quá trình điều trị.

Thảo luận về sự cần thiết phải xét nghiệm máu trước khi bắt đầu điều trị và trong khi điều trị để đảm bảo bệnh nhân không mang thai.

Các chuyên gia y tế về động kinh hoặc rối loạn lưỡng cực cần xem xét định kỳ quá trình điều trị (ít nhất 1 lần/năm).

Khuyến cáo bệnh nhân không được tự ý ngừng natri valproat và liên hệ với bác sĩ ngay lập tức trong trường hợp nghi ngờ có thai.

 

Cân nhắc thêm cho trẻ em gái:

Đảm bảo cha mẹ/người chăm sóc hiểu sự cần thiết phải liên hệ với chuyên gia y tế khi sử dụng natri valproat cho con ở độ tuổi dậy thì.

Đảm bảo cha mẹ/ người chăm sóc trẻ em gái trong độ tuổi dậy thì được cung cấp thông tin chính xác về các nguy cơ dị tật thai nhi và rối loạn phát triển thần kinh.

Các chuyên gia y tế cần đánh giá lại sự cần thiết phải điều trị bằng natri valproat và xem xét các lựa chọn điều trị thay thế cho những bệnh nhân ở độ tuổi dậy thì, thảo luận về việc sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả nếu dùng natri valproat.

 

Thông tin cho dược sỹ:

Phân phối natri valproat trong bao bì gốc để đảm bảo người dùng, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái có thể tiếp cận với cảnh báo của nhà sản xuất.

Đảm bảo việc sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả liên tục trong suốt quá trình điều trị.

Nhắc nhở bệnh nhân không tự ý ngừng điều trị bằng natri valproat và liên hệ ngay với bác sĩ trong trường hợp nghi ngờ có thai.

 

                                                                        Nguyễn Thị Thúy Hằng – Khoa Dược

Tài liệu tham khảo:

Dược thư quốc gia Việt nam

Canhgiacduoc.org.vn


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 04 Tháng 4 2019 21:09