Mất bạch cầu hạt do thuốc

matbachcauhatMất bạch cầu hạt do thuốc nói chung là một phản ứng miễn dịch, gây ra do sự xuất hiện của các kháng thể đặc hiệu với thuốc hoặc các chất chuyển hóa của chúng được gắn trên bề mặt của các bạch cầu hạt. Khi thuốc vào cơ thể kết hợp với những kháng thể này sẽ gây ra phản ứng miễn dịch làm phá vỡ các bạch cầu hạt.

  Năm nhóm thuốc dễ gây mất bạch cầu hạt nhất là:

  -   Analgin và dẫn xuất(7%)

  -   Thuốc kháng giáp trạng tổng hợp (17%): như Carbimazol

 - Thuốc chống viêm  không steroid (12%): Như Aspirin liều 500mg/ngày; flurbiprofen; phenylbutazon; piroxicam ; ibuprofen…

-   Thuốc chống kết tập tiểu cầu (12,3%): aspirin; ticlopidin…

-  Kháng sinh, chủ yếu là nhóm beta-lactam: ceftazidim; imipenem, amoxicilin, piperacilin, cefotaxim; rồi đến sulfamethoxazol, vancomycin, tinidazol.

-  Các thuốc khác: Clozapin, mianserin, dapson, sulfasalazin, captopril, phenindion, glibenclamid, carbamazepin..v.v..

Những tai biến về huyết học trên dễ gặp ở những người cao tuổi, do dùng nhiều loại thuốc và do tự điều trị không theo chỉ định , cũng có khi do vai trò các yếu tố cá thể (như týp acetyl hóa chậm). Nhiều bệnh nhân không có biểu hiện độc tính rõ ràng trên lâm sàng, do vậy cần kiểm tra huyết đồ một cách có hệ thống. Số lượng bạch cầu đa nhân trung tính trung bình chỉ là 0,09 x 109/lít. Nhiều người có kèm thiếu máu (10 gam Hb/dL) giảm tiểu cầu (< 15.000/lít), đông máu rải rác trong mạch, một số nhiễm khuẩn máu . Một số ít bệnh nhân còn mất hẳn dòng bạch cầu hạt, cộng thêm chứng giảm nguyên hồng cầu.

Sau khi ngừng thuốc trung bình 10 ngày (với cefotaxim là 2 ngày, với analgin là 31 ngày), thì có hồi phục, số lượng bạch cầu trung tính trở lại > 1,5 x 109/ lít.

Cũng như trong bất sản do hóa chất hoặc khi ghép tủy, nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ dễ gặp, nếu số bạch cầu trung tính < 0,1 x 109/lít, như bị viêm họng loét – hoại tử, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, choáng nhiễm khuẩn, suy thận .

Ngoài việc quen đề phòng tai biến trên một số thuốc quen biết, như anagin, phenylbutazon, chloramphenicol, các thuốc độc với tủy, thì thầy thuốc và dược sĩ, bệnh nhân còn phải cảnh giác với những thuốc khác đã nêu trên.

Ds Nguyễn Thị Mai

Tài liệu tham khảo:

1. Dược lâm sàng và điều trị – Nhà xuất bản  y học 2004
2. Thông tin dược lâm sàng; số 1-2002.
3.Trang web của trung tâm WHO- UMC: http://www.who.umc.org/


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 26 Tháng 3 2013 10:39