Nhân một trường hợp hoại thư Fournier tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam

Bs Trần Lê Pháp - 

ĐẠI CƯƠNG:

Chứng hoại thư Fournier là một căn bệnh hiếm gặp nhưng đe dọa tính mạng. Nó là một bệnh nhiễm trùng hỗn hợp gây ra bởi cả hệ vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí. Sự phát triển và tiến triển của hoại thư thường lên đến đỉnh điểm và có thể nhanh chóng gây ra suy đa cơ quan và tử vong.

NGUYÊN NHÂN:

Ban đầu, Fournier được định nghĩa là một thực thể tự phát, nhưng việc tìm kiếm cẩn thận sẽ cho thấy nguồn lây nhiễm trong phần lớn các trường hợp, là nhiễm trùng da tầng sinh môn và bộ phận sinh dục. Chấn thương hậu môn trực tràng hoặc niệu sinh dục và đáy chậu, bao gồm chấn thương vùng chậu và đáy chậu hoặc can thiệp vùng chậu là những nguyên nhân khác của nó.  Các ổ tổn thương thường gặp nhất bao gồm đường tiêu hóa (30%–50%), tiếp theo là đường sinh dục (20%–40%) và tổn thương da (20%).

Đối tượng nguy cơ :

hoaitu

TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG:

Bệnh nhân nam, 63 tuổi, khởi phát bệnh cách nhập viện 15 ngày với khối nhọt vùng bìu bệnh nhân tự mua thuốc uống nhưng không cải thiện, tổn thương lan rộng và sưng to thêm kèm sốt cao. Bệnh nhân nhập viện tuyến dưới điều trị không đỡ và đươc chuyển đến bệnh viện đa khoa Quảng Nam:

Lâm sàng: Bệnh nhân tỉnh táo, sốt cao 40 độ C, vẻ mặt nhiễm trùng. Thăm khám vùng tổn thương có khối sưng lớn, lan từ vùng bùi xuống vùng tầng sinh môn, da vùng bìu hoại tử đen, sờ dưới da lùng nhùng, có tiếng lép bép; thăm trực tràng chưa thấy tổn thương bất thường.

Hình ảnh siêu âm và MRI cho thấy khối áp xe vùng bìu và tầng sinh môn, bên trong mô có khí.

Bệnh nhân được hội chẩn tại khoa cấp cứu, được chỉ định phẫu thuật cắt lọc tổn thương và mở hậu môn tạm ra da.

Lược đồ phẫu thuật: Bệnh nhân được kê tư thế sản khoa, rạch mở vùng da bìu hoại tử, có nhiều mủ hôi thối, cắt lọc, thám sát tổn thương đến hố ngồi trực tràng, tin hoàn 2 bên bình thường; cắt lọc rộng loại bỏ hết mô hoại tử đến mô lành, rửa sạch hố mổ, nhét meche tẩm povidin.

Bệnh nhân được theo dõi chăm sóc tích cực sau phẫu thuật, dùng phối hợp kháng sinh phổ rộng và kháng sinh cho vi khuẩn kị khí, chuyền dịch nuôi dưỡng, nâng sức, rửa và chăm sóc vết thương 2 lần/ ngày. Xét nghiệm kiểm tra sau mổ phát hiện bệnh nhân bị đái tháo đường type 2 và được phối hợp điều trị kiểm soát đường huyết trong quá trình nằm viện.

Sau 19 ngày, vết thương vùng bìu lên mô hạt tốt và được khâu lại, tổn thương vùng hố ngồi trực tràng còn sâu nên tiếp tục thay băng nhét meche. Sau 29 ngày vết mổ vùng tầng sinh môn lên mô tốt, gần đầy, bệnh nhân được ra viện và chăm sóc vết mổ tại địa phương.

Bệnh nhân tái khám sau 2 tuần vết mổ tạo sẹo kín và lành hoàn toàn.

BÀN LUẬN:

Hoại thư fournier diễn biến rất nhanh và gây ra biến chứng nặng, trường hợp bệnh nhân của chúng tôi có khởi phát bệnh đã lâu với tổn thương nhọt vùng bìu, nhưng không đến khám và điều trị tại bệnh viện sớm. Khi bệnh nhân nhập viện điều trị, bệnh đã diễn biến nặng với hội chứng nhiễm trùng, áp xe hoại tử vùng bìu, tổn thương lan sâu vào trong hố ngồi trực tràng. Sau phẫu thuật bệnh nhân mới được tầm soát và phát hiện đái tháo đường.

Từ một tổn thương nhỏ vùng bìu nhưng không được điều trị sớm kết hợp với bệnh lý nền đái tháo đường không được phát hiện đã gây nên hậu quả nặng nề cho sức khỏe và tài chính của bệnh nhân. Mặc dù bệnh nhân đã được phẫu thuật và điều trị tích cực, nhưng tổn thương do hoại thư rộng và sâu nên thời gian nằm viện của bệnh nhân kéo dài, chí phí cao. Sau khi ra viện bệnh nhân bệnh nhân còn phải chăm sóc vết mổ tại nhà 2 tuần, và còn chịu một cuộc phẫu thuật đóng lại hậu môn nhân tạo.

KHUYẾN CÁO:

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Vernon M Pais (03/06/2021), Fournier Gangrene,
  2. https://emedicine.medscape.com/article/2028899-overview

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 29 Tháng 5 2023 17:00