Phục hồi chức năng cho bệnh nhân tổn thương tủy sống

KTV Ninh Thị Trọng Cảnh - Khoa PHCN

I. Định nghĩa: Tổn thương tủy sống là những tổn thương gây nên liệt hoặc giảm vận động tứ chi hoặc hai chi dưới kèm theo các rối loạn khác như: cảm giác, hô hấp, bàng quang, đường ruột, dinh dưỡng... Phục hồi chức năng bệnh nhân bị tổn thương tủy sống là dùng các biện pháp y học, xã hội học, giáo dục học, kinh tế và những kỹ thuật phục hồi chức năng nhằm đảm bảo cho họ tái hội nhập xã hội, có cơ hội bình đẳng tham gia các hoạt động troang gia đình, xã hội, có cuộc sống bình thường tối đa so với hoàn cảnh của họ.

ctcso1

II. Nguyên nhân:

1. Do chấn thương:

2. Các bệnh lý về cột sống:     

Trong các nguyên nhân do chấn thương, không phải tất cả các chấn thương cột sống đều gây nên tổn thương tủy sống, trong nhiều trường hợp cấp cứu ban đầu do cố định cột sống bị tổn thương và vận chuyển bệnh nhân không đúng nên rất có thể làm cho tủy sống bị tổn thương.

III. Triệu chứng lâm sàng:

IV. Biến chứng:

Ngay sau tai nạn, xảy ra giai đoạn cấp (choáng tủy) kéo dài vài giờ cho đến vài tuần. Biểu hiện chính trong giai đoạn này là mất toàn bộ chức năng tủy ở dưới mức tổn thương, đó là liệt mềm, mất tất cả phản xạ, đại tiểu tiện không tự chủ. Sau khi được điều trị xuất hiện các phản xạ tự động tủy ở dưới mức tổn thương, đặc biệt là co cứng. Một số trường hợp nặng, tổn thương tủy hoàn toàn, tiên lượng thường nặng cả trong điều trị và phục hồi chức năng.

Các biến chứng thường gặp sau khi tủy bị tổn thương là:

V. Điều trị:

Chế độ tập luyện Phục hồi chức năng:    

1, Đối với giai đoạn cấp:

Mục Tiêu:                                   

Lập chương trình thực hiện:

  1. Phòng chống loét da do đè ép là một việc rất quan trọng những vị trị dễ bị loét là chẩm, bả vai, vùng cùng cụt, mong, củ xương đùi, mắt cá và gót chân... nên cần sử dụng đệm chống loét (đệm hơi hoặc đệm nước), thay đổi tư thế bệnh nhân 2 giờ một lần bằng các kỹ thuật vị thế để loại bỏ đè ép, giữ cho da vùng dễ bị loét luôn khô ráo và sạch sẽ, phát hiện sớm các vùng da có nguy cơ loét để kịp thời xử lý, chăm sóc và điều trị loét. Hướng dẫn cho bệnh nhân và người nhà một số kỹ thuật cần thiết để họ có thể tự làm.
  2. Đề phòng nhiễm trùng đường tiểu: Cho bệnh nhân uống đủ nước (khoảng 2 lít mỗi ngày kể cả ăn), đặt thông tiểu lưu trong giai đoạn choáng tủy, sau đó là thông tiểu ngắt quãng 4 giờ một lần, hướng dẫn người bệnh tự thông tiểu sau khi ra viện, tập phục hồi chức năng bàng quang, phát hiện và điều trị sớm nhiễm khuẩn tiết niệu.
  3. Phục hồi chức năng tiêu hoá phải ăn đủ chất dinh dưỡng với lượng chất xơ phù hợp, uống đủ nước, tập đại tiện theo giờ cố định, tập thể dục thường xuyên, hướng dẫn bệnh nhân tự kiểm soát đại tiện. 
  4. Đề phòng viêm phổi: dẫn lưu tư thế, vỗ rung lồng ngực, đảm bảo thông thoáng đường thở. 
  5. Người bệnh phải kiên trì vận động sớm có thể ngăn ngừa được nhiều biến chứng và thương tật thứ cấp đối với người bị tổn thương tủy sống như loét da do đè ép, nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm trùng tiết niệu, huyết khối tĩnh mạch sâu, teo cơ, cứng khớp, co rút biến dạng... Chương trình tập bao gồm cả tập thở, tập ho, tập vận động đúng tư thế, tập theo tầm vận động, tập di chuyển tại giường, tập di chuyển từ giường ra xe lăn và ngược lại, tập làm mạnh cơ, tập thăng bằng ngồi tĩnh và động, tập đi, tập với các dụng cụ trợ giúp.                       
  6. Hòa nhập cuộc sống là vấn đề vô cùng quan trọng đối với những bệnh nhân này, làm việc và có thu nhập mang lại ý nghĩa rất lớn về tâm lý và giúp họ kiên trì các biện pháp luyện tập phục hồi các chức năng. Chỉ một số rất ít có thể trở lại công việc cũ, còn hầu hết phải tìm một công việc mới phù hợp. Bệnh nhân (kể cả những người có điều kiện kinh tế) cần được liên hệ với các tổ chức xã hội để được hướng dẫn và tạo điều kiện làm việc trở lại.        

2, Đối với giai đoạn 2:

Mục Tiêu                              

CTCS2

Chương trình thực hiện:                                        

  1. Tập mạnh các nhóm cơ không liệt.                                 
  2. Tập ngồi dậy có trợ giúp rồi đến không trợ giúp.                
  3. Tập thăng bằng ngồi: tập thăng bằng tĩnh, thăng bằng khi di chuyển như chuyền bóng, với tay lấy đồ vật.         
  4. Tập di chuyển từ giường qua xe lăn và ngược lại.         
  5. Tập đứng, tập thăng bằng khi đứng, tập di chuyển với dụng cụ trợ giúp
  6. Hoạt động trị liệu: tập các chức năng sinh hoạt hàng ngày như đánh răng, rửa mặt, tự măc quần áo... 

CTCS1

3, Giai đoạn hội nhập:

Mục đích: Tạo được môi trường thuận lợi cho người bệnh hòa nhập vào cộng đồng

VI. Phòng chống:                     

Tài Liệu Tham Khảo:

  1. Ts.Bs. Nguyễn Vũ - chuyên nghành thần kinh và cột sống - Bệnh viện đại học Y Hà Nội.
  2. BS. Phan Ngọc Minh, Sách chuyên khảo dùng cho cán bộ nghành phục hồi chức năng - Nhà xuất bản Y Học Hà Nội. 

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 25 Tháng 9 2016 18:19