Chăm sóc bệnh nhân sởi tại nhà

ĐD Nguyễn Thị Minh Diệu – Khoa Cấp cứu

Sởi là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền rất mạnh, có thể gây thành dịch. Đường lây chủ yếu là qua đường hô hấp. Tuổi dễ mắc bệnh nhất là 2 – 6 tuổi. Về điều trị, đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là việc chăm sóc, dinh dưỡng, điều trị triệu chứng và biến chứng. Những trường hợp bệnh nhẹ có thể chăm sóc, theo dõi tại nhà và cần lưu ý một số điểm sau:

1. Cách ly: Nên để bệnh nhân nằm phòng cách ly, thoáng mát, tránh gió lùa. Hạn chế người thăm hỏi, người chăm sóc cần mang khẩu trang.

2. Chăm sóc: Ba cơ quan cần phải đặc biệt chú ý là: Mắt, Mũi, Miệng.

2.1. Mắt: Sởi thường gây biến chứng loét giác mạc, do thiếu vitamin A, có thể thành lập hạt Bitot và mù mắt. Chăm sóc mắt bằng cách dùng nước sôi để nguội rửa mặt hàng ngày, lau khô bằng khăn sạch, mềm và thay khăn sau mỗi lần vệ sinh cho bệnh nhân. Rửa mắt bằng nước muối sinh lý Natriclorid 0,9%. Uống vitamin A trong 2 ngày với liều như sau

Theo dõi nếu bệnh nhân đỏ mắt, chảy nước mắt, chảy ghèn kéo dài, có biểu hiện bất thường ở mắt: Cần đưa bệnh nhân đi khám chuyên khoa.

soi2

2.2. Mũi: Sởi thường gây viêm mũi, biểu hiện là chảy mũi, đôi khi có mủ, nghẹt mũi. Vệ sinh mũi bằng cách dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi, sau đó dùng bóng hút sạch mũi hoặc làm khô bằng giấy quấn sâu kèn. Nhỏ mũi bằng dung dịch Argyron 1%.

2.3. Miệng: Biến chứng nguy hiểm nhất của sởi ở miệng là cam tẩu mã: Do bội nhiễm xoắn khuẩn Vincent là một loại vi khuẩn hoại thư gây loét niêm mạc miệng, lan sâu vào xương hàm gây tiêu xương, rụng răng, hoại tử niêm mạc miệng, hơi thở hôi thối. Vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng, súc miệng sạch sẽ sau khi ăn uống, nhất là trẻ em sau uống sữa phải cho uống thêm vài ngụm nước sôi để nguội để làm sạch miệng.

* Vệ sinh da: Không nên kiêng nước, cần tắm hàng ngày bằng nước ấm, nơi kín gió, thời gian tắm nhanh, dùng xà phòng vệ sinh da, chú ý các nếp gấp, các kẽ ngón tay chân, các lỗ tự nhiên. Cắt ngắn móng tay, móng chân. Tắm xong dùng khăn khô, mềm lau khô cơ thể.

3. Chế độ ăn uống: Không kiêng khem, ngược lại cần cho ăn nhiều hơn bình thường để tránh suy dinh dưỡng và tăng sức đề kháng, cho uống nhiều nước vì bệnh nhân thường có sốt cao, tiêu chảy gây mất nước. Đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm: chất bột, chất đạm, chất béo, chất khoáng. Các thực phẩm nên chế biến mềm, dễ tiêu, hợp với khẩu vị mỗi người.

4. Dùng thuốc tại nhà: Bệnh nhân sốt cao có thể dùng thuốc hạ sốt Paracetamol với liều 15mg/kg/lần x 4 lần/ngày, tối đa không quá 60mg/kg/ngày. Thuốc có các dạng viên nén, viên sủi bọt, viên đạn nhét hậu môn, gói thuốc bột với các hàm lượng khác nhau.

Với trẻ tiêu chảy kéo dài, cần bổ sung thêm kẽm dạng uống.

5. Khi nào cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện?

6. Một số sai lầm khi chăm sóc và quan niệm về bệnh sởi:


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 10 Tháng 3 2019 10:10