Tổ chức y tế thế giới (WHO), Liên đoàn tim mạch thế giới (WHF) và Ngày trái tim thế giới (WHD)

Bs CKII Trần Lâm

Các hậu quả kinh tế xã hội của bệnh tim mạch: Ước tính bệnh tim mạch (BTM) giết chết 17,9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người chết do sốt rét, ung thư và HIV cộng lại. Chăm sóc bệnh nhân tim mạch rất tốn kém và kéo dài. BTM thường ảnh hưởng đến các cá nhân đang ở độ tuổi trung niên sung mãn, dẫn đến phá vỡ tương lai của các gia đình đang phụ thuộc vào họ, và làm suy yếu sự phát triển của các quốc gia bằng cách tước đi nguồn nhân lực quý giá đang trong những năm cống hiến hiệu quả nhất. Ở các nước phát triển, các nhóm kinh tế xã hội thấp hơn có tỷ lệ mắc các yếu tố nguy cơ cao hơn, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn và tử vong cũng cao hơn. Ở các nước đang phát triển, khi nạn dịch BTM tăng lên, gánh nặng sẽ chuyển sang các nhóm kinh tế xã hội thấp hơn.

timachtg

Các ưu tiên chiến lược của Tổ chức y tế thế giới (WHO): Chương trình BTM của WHO bao gồm các hoạt động dự phòng, quản lý và theo dõi BTM trên toàn cầu. Nó hướng đến phát triển các chiến lược toàn cầu để giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ bệnh và tỷ lệ tử vong của các BTM, bằng cách:

+ Giảm có hiệu quả các yếu tố nguy cơ và các yếu tố quyết định của BTM;

+ Phát triển các sáng kiến chăm sóc sức khỏe hiệu quả-kinh tế và công bằng để quản lý BTM;

+ Theo dõi các xu hướng của BTM và các yếu tố nguy cơ của chúng.

Các lĩnh vực hoạt động chính: Mục tiêu là kiểm soát hiệu quả các yếu tố nguy cơ BTM và giảm gánh nặng của dịch BTM đang phát triển nhanh, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Các lĩnh vực chính bao gồm:

• Giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch chính và các yếu tố quyết định kinh tế - xã hội của chúng thông qua các chương trình dựa trên cộng đồng để phòng ngừa tích hợp các bệnh không lây nhiễm.

• Phát triển các tiêu chuẩn chăm sóc và quản lý ca bệnh hiệu quả-kinh tế.

• Hành động toàn cầu để nâng cao năng lực của các quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe BTM.

• Phát triển các phương pháp khảo sát khả thi để đánh giá các mô hình và khuynh hướng của các BTM chủ yếu và các yếu tố nguy cơ, và để giám sát các sáng kiến phòng ngừa và kiểm soát.

• Phát triển hiệu quả các mạng lưới và quan hệ đối tác liên quốc gia, liên vùng và toàn cầu để phối hợp hành động toàn cầu.

Sáng kiến Trái tim Toàn cầu:

timachtg2

Để hỗ trợ các chính phủ tăng cường phòng ngừa và kiểm soát các BTM, năm 2016, WHO và Trung tâm kiểm soát-phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (US CDC) đã đưa ra Sáng kiến Trái tim Toàn cầu (Global Hearts Initiative). Sáng kiến bao gồm 5 gói kỹ thuật cung cấp một tập hợp các biện pháp can thiệp dựa trên bằng chứng, khi được sử dụng cùng nhau sẽ có tác động lớn đến việc cải thiện sức khỏe tim mạch toàn cầu, đó là:

1. Gói MPOWER để kiểm soát thuốc lá:

timachtg3

2. Gói ACTIVE để tăng hoạt động thể chất:

timachtg4

3. Gói SHAKE để giảm muối:

timachtg5

4. Gói REPLACE để loại bỏ chất béo được sản xuất công nghiệp ra khỏi nguồn cung cấp thực phẩm toàn cầu:

timachtg6

5. Gói HEARTS có mục đích tăng cường xử lý BTM trong chăm sóc sức khỏe ban đầu:

timachtg7

Bệnh tim mạch ở các nước đang phát triển: Bên cạnh những kết quả tích cực, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và toàn cầu hóa kinh tế cũng mang lại những thay đổi tiêu cực trong lối sống, thúc đẩy con người nhanh đến với BTM hơn. Những yếu tố nguy cơ này bao gồm sử dụng thuốc lá, không hoạt động thể

chất, stress tinh thần, chế độ ăn uống không lành mạnh... Tuổi thọ ở các nước đang phát triển đang tăng mạnh và mọi người phải đối mặt với các yếu tố nguy cơ này trong thời gian dài hơn. Các yếu tố nguy cơ tim mạch mới hợp nhất như cân nặng sơ sinh thấp, thiếu folate và nhiễm trùng cũng gặp thường xuyên hơn trong số những người nghèo nhất ở các nước thu nhập thấp và trung bình.

Hoạt động phòng chống BTM ở Đông Nam Á: Bằng chứng ngày càng tăng cho thấy BTM đặt ra một mối đe dọa sức khỏe quan trọng đối với các nhóm dân số có hoàn cảnh khó khăn và nghèo túng. Do đó, ưu tiên hàng đầu của văn phòng khu vực Đông Nam Á (SEARO) là thúc đẩy phát triển các hệ thống giám sát bền vững, rẻ tiền và đáng tin cậy cho các bệnh không lây nhiễm chủ yếu và các yếu tố nguy cơ của chúng, có thể được sử dụng ở cả cấp khu vực và quốc gia. Vận động chính sách và hỗ trợ kỹ thuật nhằm tích hợp các chương trình phòng ngừa và kiểm soát bệnh không lây nhiễm. SEARO đã nhấn mạnh sự cần thiết phải chuyển trọng tâm của các nhà hoạch định chính sách từ việc chăm sóc đắt tiền sang dự phòng tiên phát và thứ phát thông qua các can thiệp dựa vào cộng đồng và chăm sóc sức khỏe ban đầu. Những nỗ lực cũng đang được thực hiện để tăng nhận thức cộng đồng về tác hại của việc sử dụng thuốc lá, các quốc gia Đông nam Á cũng đã khởi xướng các chương trình kiểm soát BTM quốc gia.

Liên đoàn Tim mạch Thế giới: Năm 1946, Hiệp hội Tim mạch Quốc tế (International Society of Cardiology) được thành lập để bác sĩ tim mạch có thể chia sẻ thông tin về những tiến bộ mới nhất trong điều trị các bệnh tim mạch khác nhau. Năm 1970, Liên đoàn Tim mạch Quốc tế (International Cardiology Federation) được thành lập. Tám năm sau đó (năm 1978), hai cơ quan này  được hợp nhất để trở thành Hiệp hội và Liên đoàn Tim mạch Quốc tế (International Society and Federation of Cardiology – ISFC). Trong giữa những năm 1990, một thỏa thuận đã đạt được giữa Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), UNESCO và ISFC. Các cơ quan này quyết định hợp tác với nhau về nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe như bệnh Chagas, bệnh thấp khớp và bệnh tim. Hai năm sau, Hội đồng ISFC quyết định đổi tên thành Liên đoàn Tim mạch Thế giới (World Heart Federation- WHF). Kể từ đó, cơ quan này luôn đi đầu về sức khỏe tim mạch và hiện đang làm việc với các cơ quan thành viên trên toàn thế giới.

Ngày trái tim thế giới (World Heart Day-WHD): Năm 2000, Liên đoàn Tim mạch Thế giới (WHF) đã quyết định khởi động Ngày Trái tim Thế giới (WHD) như một sự kiện thường niên được tổ chức vào chủ nhật cuối cùng của mỗi năm. Nhưng đến năm 2013, WHF đã quyết định chọn ngày 29 tháng 9 hàng năm để tổ chức  Ngày Trái tim Thế giới (WHD) và được dùng để thu hút sự chú ý của mọi người đến bệnh tim và các vấn đề khác nó có thể gây ra. Mục đích chính của Ngày trái tim thế giới là khuyến khích các biện pháp khác nhau về dự phòng và thay đổi lối sống mà một người có thể thực hiện để họ có thể tránh được các cơn đau tim, đột quỵ và các bệnh tim mạch khác.

Tại sao tổ chức Ngày trái tim thế giới? Ngày trái tim thế giới được tổ chức trên khắp thế giới để giảm số người chết vì các BTM trên toàn thế giới. Đây là một chiến dịch quốc tế nhằm truyền bá nhận thức trong cộng đồng chung để cứu họ và thúc đẩy họ sống với trái tim khỏe mạnh. Theo WHO, các BTM là nguyên nhân của khoảng 30% tử vong trên toàn cầu. Một số yếu tố nguy cơ nguy hiểm nhất dẫn đến bệnh tim và đột quỵ là tăng huyết áp, mức cholesterol xấu cao, tăng mức glucose, thói quen hút thuốc, ăn uống không đủ chất- trái cây và rau quả, tăng cân và béo phì. Ngày trái tim thế giới là một cách làm hiệu quả để nhận thức mọi người trên toàn cầu rằng bệnh tim là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Liên đoàn Tim mạch Thế giới phối hợp với WHO truyền bá những tin tức quan trọng về bệnh tim và các yếu tố nguy cơ chính đến công chúng trên toàn thế giới. Nó thúc đẩy mọi người tham gia và nắm bắt một số kiến thức, kiểm tra tim thích hợp và thực hiện các biện pháp kiểm soát khác trong suốt cuộc đời. Đó là một ngày hoàn hảo khi nhiều người hứa sẽ tự bỏ thuốc lá, tham gia vào các hoạt động thể chất hàng ngày, bắt đầu ăn kiêng lành mạnh, ... để giữ cho trái tim của họ hoạt động tốt. Đó là một ngày mà mọi người nhận ra rằng, việc ăn quá nhiều, chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu tập thể dục, lối sống xấu,... là những thủ phạm gây ra BTM. Nó mang lại một số hy vọng cho mọi người rằng, các vấn đề về tim có thể được ngăn ngừa và kiểm soát suốt toàn bộ cuộc sống bằng cách tuân theo lối sống lành mạnh. Có một mục tiêu của WHO là giảm tỷ lệ tử vong do bệnh không lây nhiễm vào năm 2025 bằng cách giảm tử vong sớm vì BTM.

timachtg8

Ngày Trái tim Thế giới được tổ chức như thế nào? Ngày Trái tim Thế giới được tổ chức bởi các cơ quan chính phủ và phi chính phủ trên toàn thế giới. Các cơ quan này thường tổ chức các sự kiện như marathon, hòa nhạc và các sự kiện thể thao để gây chú ý đến vấn đề bệnh tim. Liên đoàn Tim mạch Thế giới cũng tổ chức một số sự kiện tại hơn một trăm quốc gia trên toàn thế giới. Một số trong những sự kiện này bao gồm các buổi tập thể dục, nói chuyện với công chứng, tổ chức các buổi hòa nhạc, chương trình sân khấu, triển lãm và các diễn đàn khoa học. Từng thành viên trong xã hội tổ chức kỷ niệm ngày này có thể làm như vậy bằng cách chú ý nhiều hơn đến sức khỏe tim mạch của mình. Họ có thể sử dụng ngày này để bỏ hút thuốc, bắt đầu chế độ ăn kiêng hoặc tăng cường tập thể dục. Ngày Trái tim Thế giới cũng là một ngày tốt để bạn hy vọng có được một thể chất đảm bảo rằng cơ quan quan trọng nhất của bạn - trái tim - đang ở trong trạng thái tốt nhất.

Tài liệu tham khảo

  1. What is World Heart Day? - World Heart Federation. https://www.world-heart-federation.org/world-heart-day/about-whd.
  2. WHO | World Heart Day - World Health Organization. https://www.who.int/cardiovascular_diseases/world-heart-day/en.
  3. World Heart Day - Time and Date. https://www.timeanddate.com/holidays/world/world-heart-day.

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 07 Tháng 7 2019 09:08