Xử trí sơ cấp cứu ngạt nước – đuối nước tại hiện trường

BS. Thủy Ngọc Chương - 

Bệnh nhân Lê Văn S, nam, 13 tuổi (địa chỉ ở thôn Tân Quý, xã Tam Vinh) vào viện 11/03/2021 vì hôn mê sau ngừng tuần hoàn do đuối nước. Theo người nhà bệnh nhân kể, buổi trưa bệnh nhân đi bắt ốc ở Suối Đá (xã Tam Lộc, Phú Ninh), thì không may trượt ngã xuống vũng nước sâu dưới chân cầu máng và có biểu hiện đuối nước. Khi được vớt lên, bệnh nhân ở trong tình trạng hôn mê, tái nhợt toàn thân, ngừng thở và mạch cảnh mất. Bệnh nhân được đưa vào TTYT huyện Phú Ninh cấp cứu ngừng tuần hoàn (ép tim và thổi ngạt) và được chuyển BVĐK Quảng Nam. Ghi nhận tại khoa cấp cứu: bệnh hôn mê sâu, GCS 3 điểm, đồng tử giãn, mạch cảnh không bắt được, tim không nghe, phổi im lặng. Bệnh nhân được hồi sức tim phổi tích cực hơn 1 giờ nhưng không có kết quả, xác định bệnh nhân đã tử ngoại viện.

Qua trường hợp tử vong thương tâm do đuối nước ở trên chúng ta thấy đuối nước là 1 tai nạn thường gặp trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày, tầm quan trọng của việc sơ cứu ngay tại chỗ là rất quan trọng.Vì khi ngập nước, chỉ trong vòng vài giây là bắt đầu thiếu ôxy và sau đó ngừng tim, ngưng hô hấp, tử vong nếu không được xử trí kịp thời và đúng đắn.

duoinuoc1

Hình1: Sử dụng phương tiện sẵn có để kéo nạn nhân lên bờ (Nguồn: sưu tầm)

1. Xử trí cấp cứu người bị đuối nước

1.1. Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước .

Tùy thuộc vào phương tiện có sẵn tại chỗ, tình trạng người bệnh tỉnh hay mê, có ngưng tim, ngưng thở hay không và tình hình thực tế (đuối nước tại sông, hồ hay biển, nước lặng hay nước chảy xiết, nước nông hay sâu, gần bờ hay xa bờ) mà cứu nạn nhân bằng các cách khác nhau. Sử dụng các dụng cụ phương tiện để cứu nạn nhân như đưa cánh tay, áo, cây sào dài cho nạn nhân nắm, ném phao, thòng lọng hoặc vớt nạn nhân lên. Tốt nhất hô hoán gọi người cùng giúp đỡ, hạn chế cứu hộ đơn độc, vừa đảm bảo đồng thời thực hiện khối công việc cấp cứu, hồi sinh tim phổi, vừa đảm bảo an toàn cho người cứu hộ. 

Nên tiếp cận với nạn nhân đang chới với giữa mặt nước từ phía sau lưng. Các tư thế cứu hộ thường áp dụng là: Quàng một tay người cứu hộ từ vai vòng qua nách đối diện của người bị nạn (hình 2A), hoặc sử dụng 2 tay giữ 2 bên đầu nạn nhân, người cứu hộ bơi ngửa bằng 2 chân (hình 2B), hoặc túm lấy tóc (người bị nạn có tóc dài), túm lấy cổ áo và kéo nạn nhân về phía sau (hình 2C), nạn nhân di dộng trên mặt nước tư thế giống bơi ngửa, đảm bảo miệng, mũi nạn nhân luôn cao hơn mặt nước để tránh nước xâm nhập vào đường hô hấp trên.

duoinuoc2

Hình 2A. Cách cứu người đuối nước (nguồn: sưu tầm)

duoinuoc2b

Hình 2B. Cách cứu người đuối nước (nguồn: sưu tầm)

duoinuoc2c

Hình 2C. Cách cứu người đuối nước (nguồn: sưu tầm)

1.2. Sơ cấp cứu sau khi đưa nạn nhân lên bờ

a) Nguyên tắc, mục tiêu cấp cứu:

  * Các biện pháp chủ yếu xử trí nhằm:

          + Giải phóng đường hô hấp;

          + Đem lại oxy cho nạn nhân.

- Xử trí tại chỗ: là quan trọng nhất, quyết định tiên lượng của nạn nhân, nếu xử trí chậm, trung tâm cấp cứu hồi sức sẽ phải đối phó với một tình trạng mất não vì não người sẽ bị tổn thương hoặc chết nếu nạn nhân ngưng thở từ 5 phút. 

b) Nhận định tình trạng nạn nhân, phát hiện sớm tình trạng ngưng tim, ngưng thở.

- Khi đưa được nạn nhân lên bờ hay lên thuyền, đặt nạn nhân nằm trên nền phẳng cứng, khô ráo, thoáng khí, gọi người hỗ trợ nếu được, tiến hành nhận định ngay nạn nhân có tình trạng  ngưng tim, ngưng thở hay không.

- Nếu bệnh nhân tỉnh: động viên, ủ ấm. Nếu bệnh nhân mê, còn thở : đánh giá hô hấp, dùng gạc hoặc khăn vải móc đất, bùn, đờm dãi nếu có ra khỏi miệng nạn nhân để thông thoát đường thở. Nếu nôn, ói cần cho nằm nghiêng tránh sặc do chất nôn bít tắc đường thở (hình 3). Chú ý hỏi cơ chế tai nạn và khám xét kỹ lưỡng nạn nhân có chấn thương cột sống cổ hay không: vết bầm tím vùng cổ, gáy, bệnh nhân than đau, bất lực vận động vùng cổ.

- Chẩn đoán ngưng tim, ngưng thở dựa vào 3 triệu chứng cơ bản sau:

Ngoài ra bệnh nhân còn có các triệu chứng khác như: da nhợt nhạt hoặc tím tái, giãn đồng tử và mất phản xạ đồng tử với ánh sáng.

Chẩn đoán nhanh: Không tỉnh, không thở, không mạch = Ngưng hô hấp - tuần hoàn.

c) Cấp cứu ngưng hô hấp - tuần hoàn

- Khi nhận định tình trạng nạn nhân bị ngưng tim ngưng thở, cần phải tiến hành hồi sinh tim phổi ngay lập tức, càng sớm càng tốt, theo trình tự C - A - B  bao gồm 2 kỹ thuật cơ bản ép tim  và thổi ngạt.

- Kỹ thuật ép tim ngoài lồng ngực:

Chú ý:

- Khai thông đường thở: Người cứu nạn quỳ bên cạnh nạn nhân, một tay đặt lên trán nạn nhân đẩy ra phía sau, một tay nâng cằm lên sao cho nạn nhân ưỡn cổ tối đa (khi có nghi ngờ có chấn thương cột sống cổ thì chỉ nâng hàm dưới lên tránh di chuyển nhiều), dùng gạc hay khăn vải móc đất, bùn, đờm dãi (nếu có) ra khỏi miệng để thông thoát đường thở vùng miệng nạn nhân.

- Kỹ thuật thổi ngạt:

duoinuoc3

d) Những lưu ý khi ép tim - thổi ngạt

Sau thổi ngạt 2 lần tiếp tục ép tim, tỷ lệ ép tim: thổi ngạt là 30:2. Sau 5 chu kỳ ép tim - thổi ngạt, kiểm tra lại mạch trong 5 giây, rồi làm tiếp  kiên trì cho đến khi tim đập lại và thở trở lại. Thổi ngạt đảm bảo ngực người bị nạn phồng lên, xẹp xuống  đều đặn theo nhịp thổi. Mỗi 2 phút người ép tim - thổi ngạt được đổi vị trí để đảm bảo người ép tim không quá mệt dẫn đến giảm chất lượng ép tim. Nếu sau 2-3 giờ sơ cấp cứu tích cực mà tim không đập trở lại, đồng tử mắt vẫn giãn to là hết hy vọng cứu sống.

 e) Bóp bóng Ambu qua face-mask và đặt nội khí quản

Dụng cụ cần thiết gồm:

g) Thuốc và dịch truyền trong cấp cứu ngưng hô hấp tuần hoàn.

- Khi đã có đường truyền: Thay dịch đang dùng bằng NS 0,9% hoặc RL, xả dịch thành dòng Adrenalin 1mg TM /3 phút cho đến khi tim đập lại.

- Khi chưa có đường truyền hoặc đường truyền chưa tốt: Làm đồng thời Adrenalin 2mg /3 phút  bơm nội khí quản và lấy đường truyền, ưu tiên ½ trên thân người, xả dịch nhanh. Có thể lấy đường truyền tĩnh mạch trung tâm. Adrenalin 1mg TM /3-5 phút  khi có đường truyền.

- Lưu ý: Adrenalin là thuốc cơ bản trong hồi sinh tim phổi tổng hợp, dùng càng sớm, tỷ lệ thành công càng cao. Tuy nhiên ép tim và thổi ngạt liên tục phải được ưu tiên hàng đầu. Cho nên nếu có tổ y tế cấp cứu tại hiện trường được trang bị đầy đủ sẽ tăng khả năng cứu sống người bị nạn.

h) Tóm tắt hồi sinh tim phổi cơ bản:

duoinuoc4  

2. Chăm sóc tại chỗ và chuyển đến cơ sở y tế gần nhất khi nạn nhân tỉnh lại.

Sau sơ cứu ban đầu người bị đuối nước đã tỉnh lại, cần được đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra, mục đích xem nạn nhân có bị phù phổi cấp sau khi đuối nước, các tổn thương như chấn thương trong tai nạn hay các vấn đề khác về sức khỏe. Nếu nghi ngờ chấn thương cột sống cổ (dựa vào cơ chế tai nạn, bệnh nhân than đau vùng cổ, có vết bầm vị trí cổ …) cần được cố định cổ trong quá trình vận chuyển. Thay quần áo khô, ủ ấm cho nạn nhân vì quá trình ngâm trong nước nạn nhân bị mất nhiệt. Nếu nạn nhân không tỉnh lại, tiếp tục duy trì hồi sinh tim phổi tổng hợp, gọi hỗ trợ từ các cơ sở y tế trên địa bàn.

* Chú ý: Trong quá trình sơ cấp cứu đuối nước việc cần tránh là bỏ nhiều thời gian cho việc xốc nước: động tác dốc ngược nạn nhân không cần thiết và không nên thực hiện vì thường lượng nước vào phổi rất ít chứ không phải phổi chứa đầy nước như người dân thường nghĩ. Lượng nước rất ít này sẽ được tống ra ngoài khi nạn nhân tự thở lại. Ngoài ra việc xốc nước còn làm chậm thời gian cấp cứu thổi ngạt và tăng nguy cơ hít sặc.

3. Các biện pháp phòng tránh đuối nước

Nguồn :

  1. Phác đồ điều trị ngạt nước của Bệnh viện Nhi đồng thành phố  HCM
  2. Phác đồ hồi sức cấp cứu của Bộ y tế.

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 23 Tháng 3 2021 10:15