Virus viêm gan B

ĐẠI CƯƠNG

Baruch, Blumberg và cộng sự đã phát hiện kháng nguyên Australia vào năm 1970. Sau đó kháng nguyên này được xác định là kháng nguyên bề mặt của hạt virus và năm 1976 được gọi là HBsAg (Hepatitis B surface antigen) - kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B

viemganB1

1.HÌNH THỂ VÀ CẤU TRÚC, CÁC ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC

1.1Cấu trúc

HBV được xếp trong họ Hepadnaviridae. HBV là virus mang AND hai sợi không khép kín, có trọng lượng phân tử 2x106 dalton, được cấu tạo bởi 3200 nucleotid, capsid có đối xứng hình khối, kích thước khoảng 27nm, bao capsid dày khoảng 7nm được cấu tạo bởi 3 protein cấu trúc: P lớn, P trung bình và nhỏ; bao tạo cho virus có hình cầu đường kính 42 nm (đó là hạt Dane)

1.2.Cấu trúc kháng nguyên

HBV có ba loại kháng nguyên chính

- HBsAg: có sự thay đổi giữa các thứ týp, có trọng lượng phân tử thay đổi từ 23.000 đến 29.000 dalton, giúp cho sự bám của virus vào tế bào gan.

- HBcAg có trọng lượng phân tử từ 18.000 tới 19.000 dalton. HBcAg chỉ tồn tại trong tế bào gan,không tồn tại trong máu người nhiễm HBV.

- HBeAg có cấu trúc thay đổi ở các thứ týp. Trọng lượng phân tử từ 16.000 tới 19.000 dalton. Kháng nguyên này cũng như HBsAg có thể tìm được trong máu, huyết tương bệnh nhân.

1.3 Sức đề kháng

HBV vững bền với ether 20% , natri dexsoxycholat; ở 40C vững bền 18 giờ; 500C/ 30 phút không bất hoạt HBV; 600C/1 giờ cũng không bất hoạt nhưng 600C/10 giờ chỉ bất hoạt một phần. BHV bị bất hoạt ở 1000C/5phút,Formalin 1/4000 và 370C/72 giờ. Riêng kháng nguyên HBsAg ở -200C tồn tại 20 năm.

2.KHẢ NĂNG GÂY BỆNH

HBV gây bệnh cho người lây lan bởi đường máu qua nhiều phương thức: truyền máu, tiêm chích, tình dục, mẹ truyền cho con.

Sau nhiễm trùng,thời gian ủ bệnh trung bình là 50 tới 90 ngày, có thể 30 tới 120 ngày. Bệnh cảnh lâm sàng thường cấp tính, nhưng không tạo dịch mà chỉ tản mạn với sốt, vàng da, vàng mắt, mệt mỏi. Người ta thường tìm thấy virus trong máu hàng tháng,đến hàng năm.Bệnh có thể trở thành mạn tính từ 5 đến 10%. Cũng có người lành mang HBsAg. Tỉ lệ tử vong trong giai đoạn cấp tính khoảng 1% nhưng tai biến lâu dài là xơ gan hay ung thư gan. HBV không lây qua đường tiêu hóa. Thai nhi thường bị lây truyền với tỉ lệ cao qua những bà mẹ có HBsAg và HBeAg dương tính.

 3. CHẨN ĐOÁN BỆNH

Sụ xuất hiện các dấu ấn của HBV ở các giai đoạn bệnh khác nhau:

viemganB2

Ghi chú: C: Hiệu giá cao ( 10-1 - > 10-6 ); V: Hiệu giá trung bình ( vừa) (10-3 - >10-4); T: Hiệu giá thấp (10-2 - > 10-3)

Phác đồ chẩn đoán phân biệt tối thiểu các bệnh viêm gan:

viemganB3

4. DỊCH TỂ HỌC

Bệnh viêm gan virus B trước đây thường gặp sau truyền máu. Ngày nay, việc kiểm tra HBsAg của những người cho máu, nguyên nhân nhiễm HBV vẫn luôn là vấn đề thời sự. Đường lây truyền hiện nay là do tiêm chích, nghiện ma túy, qua đường tình dục, qua gia đình, qua các đường cắt tóc, nhổ răng,châm cứu…Việc lây lan HBV có nhiều con đường, do vậy trách nhiệm của người thầy thuốc rất lớn, trong tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ để tự điều chỉnh hành vi  để phòng bệnh.

 5. PHÒNG BỆNH

Phòng bệnh không đặc hiệu: vấn đề phòng không đặc hiệu là rất quan trọng, nó phụ thuộc vào nhân thức của từng người để tụ điều chỉnh hành vi, tránh nguy cơ lây truyền. Phòng bằng tiêm huyết thanh người bình thường không có hiệu quả với HBV, có thể dùng globulin đặc hiệu có anti HBV phòng bệnh đặc hiệu.

Phòng bệnh đặc hiệu: vacxin HBsAg được sản xuất bằng cách tinh chế huyết tương của người nhiễm HBV và hiện có vacxin HBV sản xuất bằng tái tổ hợp. Điều cần suy nghĩ là vacxin HBsAg của một thứ týp có thể phòng bệnh cho các thứ týp khác được hay không?.

viemganB4

Sưu tầm: CN Dương Thị Thảo, khoa Vi Sinh


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 12 Tháng 10 2012 20:20