• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tin tức – sự kiện

Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cứu sống bệnh nhân bị ngưng tim, ngưng thở

  • PDF.

(QNO) - Sau gần nửa tháng điều trị, sáng nay 14.2, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Quảng Nam tổ chức lễ ra viện cho một bệnh nhân trước đó bị ngưng tuần hoàn, ngưng hô hấp (ngưng tim, ngưng thở).

Trước đó, trưa 31.1, bệnh nhân V.D.S. (59 tuổi, phường An Mỹ, TP.Tam Kỳ) được gia đình đưa vào cấp cứu tại BVĐK Quảng Nam trong tình trạng rất khó thở. Sau cấp cứu, bệnh nhân có biểu hiện khó thở dữ dội, sau đó ngưng thở, ngưng tim.

Các bác sĩ Khoa cấp cứu BVĐK tỉnh đã kích hoạt hệ thống báo động đỏ, phối hợp hồi sức tim phổi cho bệnh nhân và xác định bệnh nhân bị ngưng tim do nhồi máu cơ tim cấp.

Sau đó, bệnh nhân S. vừa được hồi sức, vừa chuyển phòng can thiệp tim mạch để can thiệp động mạch vành.

Benh-Nhan

BVĐK tỉnh chúc mừng bệnh nhân nặng đã được cứu sống. Ảnh: C.N

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 24 Tháng 2 2020 19:25

Đọc thêm...

Thông tin dành cho bệnh nhân: ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Kiều Trinh -

1. Đái tháo đường thai kỳ là gì?

ĐTĐ thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai. Tình trạng này thường không có triệu chứng nên khó phát hiện và sẽ biến mất sau 6 tuần kể từ khi sinh.

phunudd

Hình 1: Theo dõi và xét nghiệm đường máu mao mạch

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ:

  • Thừa cân, béo phì.
  • Tiền sử gia đình: có người bị ĐTĐ, đặc biệt người ĐTĐ thế hệ thứ 1.
  • Tiền sử sinh con ≥ 4000g.
  • Tiền sử bất thường về dung nạp glucose bao gồm tiền sử ĐTĐ thai kỳ trước, glucose niệu (+)
  • Tuổi càng cao thì nguy cơ càng tăng, ≥ 35 tuổi là yếu tố nguy cơ cao của ĐTĐ
  • Tiền sử sản khoa bất thường: thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sanh non, thai dị tật.
  • Chủng tộc: châu Á là chủng tộc có nguy cơ mắc ĐTĐ cao.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang.

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 16 Tháng 2 2020 11:18

Coronavirus (2019- nCoV): Thông tin dành cho nhân viên y tế

  • PDF.

Bs Lê Tấn Tịnh -

coronavirus1

Xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 12 Tháng 2 2020 11:37

Sử dụng thuốc qua đường ống nuôi dưỡng

  • PDF.

Ds Võ Thị Thu -

Đưa thuốc qua các ống thông được chỉ định trên những bệnh nhân không thể uống thuốc bằng miệng. Các thuốc có thể được cho đồng thời với công thức dinh dưỡng theo cách đưa nhanh qua ống thông hoặc trộn lẫn với công thức nuôi dưỡng trước khi đưa vào đường tiêu hóa. Tuy nhiên, thuốc có thể gây biến chứng tắc nghẽn ống thông, hay những ảnh hưởng lên sinh khả dụng của thuốc và các tương tác thuốc với các chất dinh dưỡng có thể xảy ra khi sử dụng thuốc theo đường này.

1. Lưu ý khi dùng thuốc đồng thời với quá trình đưa dưỡng chất vào ống tiêu hóa:

Các thuốc được đưa thẳng vào ruột non có thể bị thay đổi khả năng hòa tan do đã vượt qua dạ dày, như vậy hiệu quả điều trị nếu được thiết kế để có tác dụng tại dạ dày như các antacid và sucrafat sẽ bị ảnh hưởng nếu thuốc được đưa qua ống nuôi dưỡng vào ruột non.

Nhiều thuốc hấp thu tốt nhất ở tình trạng đói cần được dùng khi bụng rỗng. Nếu bệnh nhân được truyền dinh dưỡng theo cách đưa nhanh vào dạ dày, thời điểm dùng thuốc thích hợp là khoảng cách giữa của những lần đưa dưỡng chất còn với bệnh nhân được truyền theo cách liên tục, cần phải ngưng việc nuôi dưỡng một khoảng thời gian để dùng thuốc.

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 08 Tháng 2 2020 16:41

Thời điểm sử dụng và những chú ý khi dùng một số thuốc

  • PDF.

Ds Nguyễn Thị Thuý Hằng -

Tất cả nhân viên y tế đều hiểu rõ về tầm quan trọng của sự tuân thủ quy tắc 5 đúng (đúng bệnh, đúng thuốc, đúng liều, đúng cách và đúng thời gian) khi điều trị một bệnh lý. Trong đó thời điểm dùng thuốc là một yếu tố rất quan trọng, quyết định tới hiệu quả điều trị. Uống thuốc sai thời điểm, không những làm giảm hiệu quả mà còn ảnh hưởng đến tính dung nạp và tăng tác dụng phụ của thuốc.

Một trong những yếu tố quyết định thời điểm dùng thuốc chính là sự tương tác giữa thuốc với thức ăn, thức ăn có thể làm thay đổi mức độ hấp thu của thuốc, đưa đến thuốc có tác dụng nhanh hay chậm. Đa phần những trường hợp thức ăn làm tăng hấp thu thuốc đều được tận dụng để tăng nồng độ thuốc trong máu. Tuy nhiên, với những thuốc mà nồng độ máu quá cao có thể gây độc thì nên tránh uống vào bữa ăn. Những thuốc bị thức ăn làm giảm hấp thu thì phải uống xa bữa ăn. Các trường hợp còn lại nên uống vào bữa ăn để giảm tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa.

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 08 Tháng 2 2020 16:39

You are here Tin tức