• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Sự gia tăng của cận thị trong học đường

  • PDF.

Bs Nguyễn Văn Tuấn - Khoa Mắt

Trong nghiên cứu thí điểm (1) cho 166 học sinh ở Canada mới đây cho thấy tỉ lệ cận thị là 6,0% ở trẻ em từ 6 đến 8 tuổi, tăng lên 28,9% ở độ tuổi từ 11 đến 13 tuổi.

Nghiên cứu bao gồm tối đa 2 lần thăm khám: một khúc xạ hình cầu tương đương nhỏ nhất -0,5D trong 1 hoặc 2 mắt ở lần thăm khám đầu tiên, những học sinh này được mời đến khám lần 2. Tuổi tham gia trung bình là 9,8 tuổi.

Trong 2 lần thăm khám, bệnh nhân hoặc cha mẹ bệnh nhân đã trả lời bảng câu hỏi về tiền sử gia đình, tật khúc xạ và các hoạt động của trẻ. Trẻ được đo khúc xạ không liệt điều tiết, khúc xạ liệt điều tiết, thị lực với khúc xạ chủ quan.

Theo nghiên cứu, các nhà khoa học xác định cận thị là có khúc xạ cầu tương đương nhỏ nhất -0,5D ở một hoặc 2 mắt. Kết quả 17,5% tổng học sinh nghiên cứu là cận thị.

Những học sinh từ 11 đến 13 tuổi có tỉ lệ cận thị cao hơn (28,9%) so với những học sinh từ 6 đến 8 tuổi (6,0%). Học sinh nữ có tỷ lệ cận thị cao hơn nam.

canthi

Các nhà nghiên cứu đã xác định các yếu tố nguy cơ dựa trên các bảng câu hỏi do phụ huynh hoàn thành. Trong một giờ hoạt động ngoài trời mỗi tuần, tỷ lệ trẻ bị cận thị giảm 14,3%. Nếu một phụ huynh bị cận thị, đứa trẻ có khả năng bị cận thị cao hơn 2,52 lần so với một đứa trẻ có cha mẹ không cận thị.

“Sự gia tăng của cận thị và khởi phát sớm là những điểm nổi bật của nghiên cứu giúp chúng ta đề ra những chiến lược làm chậm sự tiến triển của cận thị học đường” Debbie Jones, Clincal professor at the School of Optometry & Vison Science.

Ở Việt Nam, nghiên cứu tật khúc xạ ở học sinh THCS TP Đà Nẵng trong 2 năm (2015 – 2017)(2) cho thấy tỉ lệ tật khúc xạ ở học sinh là 39,8%, cận thị chiếm tỉ lệ cao nhất 93,5%.

Nghiên cứu này cũng chỉ rõ ngoài tiền sử gia đình, có 4 yếu tố nguyên nhân hành vi chính liên quan đến tật khúc xạ là căn cứ để lập kế hoạch can thiệp là: Ngồi học sai tư thế, chơi điện tử, hoạt động thể thao ngoài trời và tư thế học bài ở nhà.

Một số giải pháp phòng tránh cận thị được đưa ra:

- Truyền thông tích cực can thiệp thay đổi hành vi áp dụng nguyên lý truyền thông giải quyết vấn đề dựa vào người học (LEPSA).

- Cải thiện điều kiện vệ sinh học đường dựa vào sự huy động nguồn lực của trường học và gia đình học sinh.

- Can thiệp y tế sử dụng hỗ trợ kỹ thuật thích hợp với cộng đồng.

“Tất cả các giải pháp can thiệp nói trên đều có tính khả thi tại cộng đồng trường học và có tính bền vững cao” TS. Hoàng Hữu Khôi, Trường đại học kĩ thuật Y – Dược Đà nẵng.

Tài liệu tham khảo

  1. Yang MLuensmann DFonn DWoods JJones DGordon KJones L (2018), Myopia Prevalence in Canadian School children: A Pilot Study, Eye (Lond) 2018 Jun;32(6):1042-1047.
  2. Hoàng Hữu Khôi (2017), “Nghiên cứu tật khúc xạ và mô hình can thiệp ở học sinh trung học cơ sở Thành phố Đà Nẵng”, Luận án tiến sĩ y học, Trường đại học y dược Huế.

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 12 Tháng 9 2018 09:08

You are here Tin tức Tin tức y học Sự gia tăng của cận thị trong học đường