Những vấn đề về rửa tay ngoại khoa

Bs Dương Chí Lực - Khoa Ngoại TH

1. Mở đầu

Nhiễm khuẩn bệnh viện nói chung hay nhiễm khuẩn hậu phẫu nói riêng đang là mối quan tâm lớn của các cơ sở y tế, nó đã để lại những hậu quả khôn lường trong quá trình chăm sóc và điều trị, ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các biện pháp can thiệp y khoa, từ đó nó làm tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian và chi phí điều trị.

Vi khuẩn có thể hiện hữu ở khắp mọi nơi với số lượng lớn, đa dạng về chủng loại. Đặc biệt hơn là ngày càng trở nên “thích nghi” với nhiều môi trường khác lạ, đề kháng với nhiều loại kháng sinh và rất dễ lây truyền.

Một trong những phương tiện lây truyền chính, đó là bàn tay của con người. hay nói cách khác: bàn tay con người là phương tiện trung gian vận chuyển vi khuẩn từ vùng này đến vùng khác trên cơ thể và từ cơ thể này đến cơ thể khác một cách nhanh chóng và khó kiểm soát nhất. Các nghiên cứu cho thấy, bên cạnh là phương tiện lây truyền, bàn tay còn là nơi hiện diện của khoảng 4,5 triệu mầm bệnh gây nên bởi vô số chủng loại vi khuẩn cư trú và bám dính, tập trung chủ yếu ở kẽ tay và móng tay.

Pic28Custom

Một thực tế cho thấy, người bệnh luôn có nguy cơ bị lây truyền các loại vi khuẩn từ môi trường bệnh viện, khả năng lây truyền này tăng lên rất cao khi người bệnh có tổn thương gây chảy máu, khi được thực hiện các thủ thuật can thiệp xâm nhập và đặc biệt là người bệnh có chỉ định phẫu thuật.

Như vậy rửa tay nói chung và rửa tay ngoại khoa nói riêng là một động tác có ý nghĩa vô cùng quan trọng, có tính bắt buộc nhằm làm giảm đến mức tối thiểu số lượng vi khuẩn đang hiện diện trên tay nhân viên y tế trước khi tiến hành phẫu thuật, chuẩn bị dụng cụ vô khuẩn hoặc thực hiện các chăm sóc đặc biệt.

Có nhiều cách rửa tay tùy thuộc vào mức độ, hình thức tiếp xúc cũng như can thiệp lên người bệnh: bao gồm rửa tay thường quy và rửa tay vô khuẩn, trong rửa tay vô khuẩn có hai loại là rửa tay làm thủ thuật và rửa tay phẫu thuật. Trong giới hạn của bài viết này, người viết chỉ nói về rửa tay phẫu thuật, hay còn gọi là rửa tay ngoại khoa.

2. Tầm quan trọng của rửa tay ngoại khoa:

Nếu rửa tay đúng quy trình thì sẽ hạn chế đến mức thấp nhất nhiễm khuẩn hậu phẫu, ví dụ như nhiễm trùng vết mổ, tăng hiệu quả hồi phục sau mổ, tránh những biến chứng liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm khuẩn tự thân của bệnh nhân. Ngoài ra, rửa tay đúng cách sẽ giúp tránh được các nguy cơ gây bệnh cho chính các nhân viên y tế - người đang thực hiện các thủ thuật hay phẫu thuật.

3. Thời điểm rửa tay: trước khi tiến hành phẫu thuật, chuẩn bị các dụng cụ vô khuẩn, gây tê tủy sống, chọc dò màng tim, màng phổi hoặc màng bụng, đặt catheter tĩnh mạch dưới đòn .v.v…. Hoặc thực hiện các chăm sóc đặc biệt khác.  

4. Người thực hiện rửa tay: bao gồm phẫu thuật viên, người phụ phẫu thuật, điều dưỡng vòng trong.

5. Dụng cụ phục vụ cho quá trình rửa tay

suckhoe1-1430054008212

6. Nguyên tắc:

7. Thời gian rửa tay: hiện tại chưa có một quy định cụ thể, nhiều nghiên cứu cho rằng điều này còn tùy thuộc vào sản phẩm kháng khuẩn của dung dịch rửa tay. Nếu rửa nhanh quá thì sẽ không đạt được mục tiêu là loại trừ vi khuẩn, nếu rửa quá lâu sẽ làm cho tổn thương da tay và từ đó vi khuẩn dưới da sẽ xuất hiện và làm mất đi ý nghĩa của rửa tay ngoại khoa.

Vì thế, nên thực hiện rửa tay theo khuyến cáo của nhà sản xuất, ở Mỹ thời gian rửa tay là 5 phút. Theo Lason (1996) thì thời gian rửa tay ngoại khoa ít nhất phải kéo dài được 2 phút. Ở Việt Nam, theo quy định của Bộ Y tế thì thời gian rửa tay kéo dài khoảng 5 – 6 phút.

Nói tóm lại, thời gian rửa tay trung bình khoảng 5 phút, tùy thuộc vào số lần đánh tay trong ngày, mức độ tiếp xúc với các vật dụng nhiễm khuẩn, mức độ nhiễm khuẩn, dung dịch rửa tay và phương pháp rửa tay.

8. Kỹ thuật rửa tay

Thực hành rửa tay theo trình tự sau: bắt đầu từ các đầu ngón tay, kẽ tay, bàn tay, mu tay, cẳng tay và đến quá khuỷu tay khoảng 5cm (1/3 dưới cánh tay);

Để dễ hiểu và thuận lợi cho việc thực hành các thao tác rửa tay, có thể chia mỗi tay ra thành 4 vùng như sau:

+ Vùng 1: từ cổ tay trở xuống (các ngón tay, mu và lòng bàn tay)

+ Vùng 2: 1/2 dưới cẳng tay

+ Vùng 3: 1/2 trên cẳng tay

+ Vùng 3: 1/3 dưới cánh tay (trên khuỷu khoảng 5cm).

Lần rửa thứ nhất: rửa theo thứ tự dùng bàn chải rửa “vùng 1” ở hai bên, tiếp theo là “vùng 2”, tiếp theo là “vùng 3” và cuối cùng là “vùng 4”. Sau đó bỏ bàn chải và rửa dưới nước sạch, chú ý là không để “vùng 1” chạm vào bất kỳ vùng nào khác.

Lần rửa thứ hai: thay bàn chải khác, lây xà phòng và thực hiện y như lần thứ nhất, nhưng chỉ dừng lại ở “vùng 3”.

9. Những vấn đề tồn tại, nguyên nhân và giải pháp

Rửa tay ngoại khoa có ý nghĩa lớn lao, góp phần vào hiệu quả của điều trị, tuy nhiên vẫn còn có một bộ phận nhỏ nhân viên y tế chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, cho nên chưa thực hiện đúng các nguyên tắc hay các quy trình của thao tác.

Những biểu hiện còn tồn tại bao gồm:

Nguyên nhân:

Giải pháp:

Tóm lại: rửa tay là một trong những thao tác cơ bản nhằm loại bỏ tối đa vi khuẩn bám trên tay người thực hiện các can thiệp Y khoa trên người bệnh, giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện, không những bảo vệ người bệnh, mà còn bảo vệ cho chính các nhân viên y tế. Vì vậy, việc rửa tay phải được tuân thủ một cách nghiêm túc, có trách nhiệm, thường xuyên và có sự giám sát chặt chẽ từ các bộ phận chức năng.


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 17 Tháng 9 2015 14:41