Ung thư vú (phần 1)

Bs Phạm Ngọc Na - Khoa Ung bướu

Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ trên toàn thế giới và nó chiếm khoảng 23% trong tổng số các ca được chẩn đoán là ung thư ở nữ giới . Đây cũng là bệnh ung thư phổ biến nhất được chẩn đoán ở phụ nữ Bắc Mỹ và đứng thứ hai chỉ sau ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong do ung thư ở phụ nữ. Khi được chẩn đoán sớm, ung thư vú được điều trị cơ bản bằng phẫu thuật , xạ trị, liệu pháp toàn thân. Ở các nước phương tây, tại thời điểm chẩn đoán hơn 90% bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn bệnh tại vùng.

1. Dịch tễ học:

kungthuvu1

2. Yếu tố nguy cơ:

Nguyên nhân của phần lớn các ca ung thư vú thường không rõ ràng. Có khoảng 5% đến 10 % liên quan đến yếu tố gia đình hoặc do di truyền.

Các yếu tố di truyền

kungthuvu2

Các chỉ định xét nghiệm di truyền

Hiện nay các xét nghiệm du truyền đã được thương mại hóa. Tất cả bệnh nhân nên được tư vấn về di truyền trước khi làm xét nghiệm trên. Ba kết quả có thể có của xét nghiệm di truyền cho đột biến BRCA : dương tính, không xác định , hoặc âm tính.

Theo hướng dẫn của NCCN bệnh nhân ung thư vú có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ sau thì nên được đánh giá nguy cơ về mặt di truyền:

Quản lý bệnh nhân có xét nghiệm đột biến BRCA dương tính

Khuyến nghị quản lý cho bệnh nhân có đột biến gen đã biết nên được cá nhân hóa và được thực hiện bởi một chuyên gia. Các khuyến nghị bao gồm:

3. Hóa trị dự phòng

Đánh Giá Yếu Tố Nguy Cơ

Mô hình Gail (http://www.nci.nih.gov) là một mô hình thống kê tính toán nguy cơ độc lập một người phụ nữ phát triển ung thư vú bằng cách sử dụng các tiêu chí sau: tuổi, tuổi mãn kinh, tuổi sinh con đầu tiên, số lần sinh thiết trước đó, tiền sử tăng sinh ống tuyến vú và số người họ hàng đời 1 bị ung thư vú .Mô hình này không được sử dụng ở những bệnh nhân có tiền sử ung thư xâm lấn, DCIS hoặc ung thư biểu mô thùy (LCIS). Mô hình Gail đánh giá nguy cơ ung thư vú không đúng mức ở người bị ung thư vú di truyền.

Các nghiên cứu dự phòng

The National Surgical Adjuvant Breast and Bowel Project:

NSABP P-2: Nghiên cứu về Tamoxifen và Raloxifene

Trong nghiên cứu NSABP P-2, tamoxifen 20 mg mỗi ngày được so sánh với raloxifene 60 mg mỗi ngày ở phụ nữ mãn kinh có nguy cơ mắc ung thư vú cao (mô hình nguy cơ Gail 1,66%). Các kết quả nghiên cứu cho thấy raloxifene hiệu quả tương đương với tamoxifen trong việc ngăn ngừa ung thư vú xâm lấn (giảm khoảng 50%). Raloxifene không giảm nguy cơ DCIS hoặc LCIS không giống như tamoxifen.

Raloxifene có ít tác dụng phụ hơn, trong đó tỷ lệ tăng sản niêm mạc tử cung thấp hơn, cắt tử cung, đục thủy tinh thể và tỷ lệ biến chứng huyết khối thấp hơn. Ở những bệnh nhân mãn kinh, do hiệu quả như nhau và ít tác dụng phụ hơn, raloxifene 60 mg mỗi ngày có thể được sử dụng thay vì tamoxifen để phòng ngừa ung thư vú.

Tóm lược

Ở phụ nữ tiền mãn kinh có nguy cơ cao mắc ung thư vú theo mô hình Gail được khuyên nghị dùng tamoxifen 20 mg mỗi ngày trong 5 năm. Ở phụ nữ mãn kinh raloxifene và tamoxifen đều có hiệu quả như nhau, nhưng raloxifene đã được chứng minh là có ít tác dụng phụ hơn. Exemestane cũng có thể được xem xét; tuy nhiên, FDA đã không chấp thuận exemestane trong điều trị dự phòng.

Dữ liệu về hóa trị dự phòng ở bệnh nhân bị đột biến BRCA còn hạn chế. Một nghiên cứu cho thấy tamoxifen có thể giảm nguy cơ 62% so với giả dược; tuy nhiên, sử dụng tamoxifen không liên quan đến việc giảm nguy cơ ở những bệnh nhân bị đột biến BRCA1. Thử nghiệm lâm sàng chỉ ra vai trò của AIs trong phòng ngừa ung thư vú ở người mang đột biến.

Sàng lọc bằng nhũ ảnh và MRI

Chụp nhũ ảnh kỹ thuật số

Khả năng chẩn đoán ưu việt của chụp nhũ ảnh kỹ thuật số đã được chứng minh trong thử nghiệm Digital Mammographic Imaging Screening Trial (DMIST). Nghiên cứu này kết luận rằng ở phụ nữ tiền mãn kinh và dưới 50 tuổi hoặc phụ nữ ở mọi lứa tuổi có mô vú đặc, chụp nhũ ảnh kỹ thuật số phát hiện chính xác ung thư vú hơn . Phơi nhiễm với bức xạ trong chụp nhũ ảnh kỹ thuật số ít hơn chụp nhũ ảnh dùng film.

Chụp cộng hưởng từ

MRI vú đã được chứng minh là có độ nhạy cao hơn so với chụp nhũ ảnh.Tuy nhiên độ đặc hiệu thấp hơn, điều này sẽ dẫn đến kết quả dương tính giả cao hơn ,do đó sinh thiết nhiều hơn. Ở vùng dân số có nguy cơ cao, MRI và nhũ ảnh (92,7%) có độ nhạy cao hơn so với chụp nhũ ảnh kết hợp với siêu âm (52%). Ở phụ nữ có nguy cơ cao, MRI vú được đánh giá cao trong chẩn đoán, đặc biệt là những người phụ nữ có đột biến gen BRCA và phụ nữ có nguy cơ ung thư vú suốt đời vượt quá 20%. Bệnh nhân cần được lựa chọn cẩn thận để bổ sung sàng lọc bằng MRI. MRI được khuyến nghị ở những bệnh nhân ≥25 tuổi đã xạ trị trước đó và những phụ nữ với khuynh hướng di truyền cho ung thư vú bắt đầu từ 25 tuổi.

Theo: “The Bethesda Handbook of Clinical Oncology, 4th Edition”


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 05 Tháng 6 2019 18:07