Phục hồi chức năng cho bệnh nhân gãy xương đòn

KTV Trần Thị Lệ Trang - Khoa PHCN

I. Định nghĩa: 

Gãy xương đòn là sự mất toàn vẹn của xương do chấn thương trực tiếp hoặc giáp tiếp gây đau và hạn chế vận động khớp vai

II. Nguyên nhân gãy xương đòn

Gãy xương thường gặp là loại gãy trực tiếp hay gián tiếp do chấn thương;

- Gián tiếp: Ngã đập vai xuống nền cứng

- Trực tiếp: Trong trường hợp này gặp nhiều trong tai nạn lao động, tai nạn giao thông bệnh nhân ngã đập vai xuống đất, do va đập vào xương

III. Triệu chứng

1. Triệu chứng cơ năng

Nạn nhân đau chói tại nơi gãy, tay lành đở tay đau, đầu nghiêng về phía xương bị gãy

gaydon1

2. Triệu chứng thực thể

- Nhìn: Chỗ xương bị gãy gồ lên, vai hạ thấp xuống và kéo vào trong, đoạn cùng –vai -ức bị ngắn lại (so với bên lành).

- Sờ nắn: nếu nắn kỹ có dấu hiệu bập bềnh của xương .

- Mất động tác dạng khớp vai

3. Hình ảnh X quang

Cần chụp x quang để xác định vị trí gãy và di lệch của xương

IV. Tiến triển

Gãy xương đòn thường tiến triển tốt, xương chóp liền, bệnh nhân có thể khỏi sau 3-4 tuần

V. Biến chứng

Nói chung ít gặp, có thể gặp gãy xương hở gây nhiễm hoặc gây tổn thương màng phổi, đỉnh phổi, tổn thương mạch máu thần kinh cánh tay.

VI. Xử trí

Giảm đau: phong bế bằng novocain.

Kéo nắn và cố định bằng băng hình số 8, thời gian  bất động 3-4 tuần.

VII. Phục hồi chức năng

Là áp dụng các kỷ thuật vật lý trị liệu để thúc đẩy quá trình liền xương, các chức năng liên quan của xương đòn và phòng tránh các biến chứng teo cơ cứng khớp

1 .Giai đoạn bất động

A. Mục đích

B. Phương pháp              

- Tuần 1-2:

- Tuần 3-4: Tập như tuần 1-2, tập thêm động tác dạng cánh tay có tác dụng tạo sức ép vào đầu xương làm liền xương nhanh.

2. Giai đoạn sau bất động

A .Mục đích

B .Phương pháp tập phục hồi chức năng

Tài liệu tham khảo

  1. Sách giáo khoa trường Đại học y dược Hà Nội
  2. Sách giáo khoa trường Đại học y dược Huế

                         


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 03 Tháng 4 2016 17:11