Hưởng ứng "Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết" 15 tháng 6

Trình Thị Thu Văn - Khoa khám bệnh

Từ năm 2010, ASEAN đã chọn ngày 15/6 là ngày hành động phòng chống Sốt Xuất Huyết (SXH) của khu vực. Đây là sự kiện nhằm kêu gọi mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội chung tay chống lại bệnh SXH, tăng tính sáng tạo và hiệu quả trong việc phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, nâng cao nhận thức về bệnh SXH, huy động nguồn lực để phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, thể hiện quyết tâm và cam kết của ASEAN trong việc loại trừ dịch bệnh nguy hiểm này.

xuathuyetsot

SXH Dengue được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào loại bệnh đáng quan tâm nhất do muỗi truyền. Đây là bệnh lan truyền với tốc độ rất nhanh, ước tính số ca bệnh tăng lên hơn 30 lần trên toàn cầu trong 50 năm qua. Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh SXH. Do đó, các biện pháp ngăn ngừa và phòng chống bệnh cần được tích cực áp dụng trong cộng đồng. phương pháp kiểm soát SXH chủ yếu sử dụng các biện pháp xua muỗi, diệt muỗi, diệt bọ gậy và sử dụng các biện pháp hoá học khi xuất hiện các ổ dịch.

SXH xảy ra quanh năm, đặc biệt vào mùa mưa, có thể bộc phát thành dịch đe doạ sinh mạng trẻ em và sức khỏe cộng đồng. Bệnh có thể trở nặng bất ngờ, gây tử vong cao.

xuathuyetsot2

Người bệnh bị mắc sốt xuất huyết thường chuyển sang giai đoạn nguy hiểm sau đó khoảng 3 đến 7 ngày; đây là giai đoạn cần phải xem xét để có biện pháp xử trí phù hợp nhằm hạn chế những hậu quả xấu xảy ra.

1. Những dấu hiệu Sốt xuất huyết:

- Sốt (nóng) cao 39-40 độ , đột ngột, liên tục trong 3-4 ngày liền.

- Xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng.

- Đau bụng, đi cầu ra máu.

xuathuyetsot3

2. Phòng tránh sốt xuất huyết:

- Ngủ màn, bôi thuốc chống muỗi.

- Phát quang bụi rậm.

- Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, sạch thoáng mát.

- Dọn dẹp khu vực nhà bếp, nhà vệ sinh sạch sẽ.

- Đậy kín lu, hồ, bể chứa nước, không tạo nơi cho muỗi đẻ và hàng tuần nên cọ rửa.


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 05 Tháng 6 2019 18:17