• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Bàn chân bệnh nhân đái tháo đường và cách phòng chống

  • PDF.

Lê Thị Thanh Hà - Khoa Cấp Cứu

Đái tháo đường (ĐTĐ) do tình trạng tăng glucose máu mạn tính, tiến triển sẽ gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể như tim, mạch máu, mắt, thận và thần kinh, hệ miễn dịch…chính vì vậy ĐTĐ được coi như là kẻ giết người thầm nặng. Bệnh ĐTĐ có nhiều biến chứng có thể xuất hiện cấp tính như hôn mê do tăng đường máu, hoặc hạ đường huyết do điều trị sai dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hoặc các biến chứng mạn tính nguy hiểm như tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, tắc động mạch chi gấp 2 – 4 lần; bệnh lý võng mạc là nguyên nhân thường gặp gây mù lòa; suy thận . ĐTĐ là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận ở bệnh nhân suy thận được lọc máu; biến chứng thần kinh,  trong đó bệnh lý bàn chân  là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới phải cắt cụt chi mà không phải do chấn thương.

banchan1

Như vậy bệnh ĐTĐ làm ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống hoặc gây tàn phế, giảm tuổi thọ thậm chí dẫn tới tử vong đối với người bệnh.  Bệnh nhân ĐTĐ có nguy cơ tử vong cao trên 2 lần so với người không bị ĐTĐ. Theo dự báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ĐTĐ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 7

Là điều dưỡng chúng ta cần chăm sóc và gần gũi hơn, khuyến khích bệnh nhân cũng như gia đình họ phát hiện sớm bệnh cũng như các biến chứng đặc biệt là các biến chứng về bệnh lý bàn chân để tránh những hậu quả nặng nề

Những vấn đề thường gặp trên bàn chân người đái tháo đường

 Do tổn thương thần kinh ngoại biên và giảm tưới máu do xơ vữa mạch, bàn chân bệnh nhân đái tháo đường rất dễ bị tổn thương, viêm nhiễm như:

 

  • Nấm da chân: Khi đường huyết tăng cao không kiểm soát, cơ thể bị suy giảm miễn dịch và dễ bị nhiễm nấm, đặc biệt là ở vị trí tiếp xúc với nơi ẩm ướt, nền đất bẩn thường xuyên như bàn chân. Nấm da chân, kẽ chân làm cho da chân bị đỏ, ngứa và nứt da. Vi khuẩn có thể theo những kẽ nứt này xâm nhập xuống vùng mô bên dưới và gây nên bội nhiễm.
  • Nấm móng: Móng chân, tay bị nhiễm nấm thường bị thay đổi màu sắc móng (chuyển sang màu vàng nâu hoặc trắng đục), móng dày sừng, dễ gẫy và bị tách ra khỏi giường móng, một vài trường hợp móng bở và bể vụn. Khi mang giày bít tất thường xuyên, môi trường bên trong giày nóng ẩm, tối là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển. Điều trị nấm móng khá khó khăn và thời gian điều trị có thể lâu hơn nấm da.
  • Vết chai: Những vết chai ở vùng lòng bàn chân xuất hiện trên người đái tháo đường là hậu quả của việc thay đổi vị trí chịu áp lực và tì đè khi cấu trúc bàn chân bị thay đổi. Lâu ngày vi khuẩn có thể xâm nhập vào những tổn thương da vi thể xung quanh các vết chai làm vùng da nhiễm trùng, chảy mủ.
  • Nổi phỏng nước: Chân bị phỏng nước khi người bệnh đi giày, dép cứng, kích thước không phù hợp nên cọ xát vào vùng da chân gây phỏng nước. Phỏng nước nếu không được giữ sạch sẽ, bảo vệ thì nguy cơ cao gây loét và nhiễm trùng.
  • Ngón chân vẹo ngoài: Tật ngón chân vẹo ngoài xảy ra khi ngón chân cái bị vẹo về phía ngón chân trỏ tạo một mỏm xương nhô ra tại ngón chân cái. Tật này có thể là bẩm sinh hoặc do sinh hoạt gây ra (mang giày cao gót có phần mũi giày quá chật). Khi bị tật này, áp lực bàn chân bị thay đổi và dồn vào ngón chân cái khiến ngón cái bị sưng, đau, tấy đỏ.
  • Da khô: Đây không chỉ là một trong những biến chứng thần kinh tự chủ của đái tháo đường mà còn là hậu quả của viêm tắc động mạch chi dưới, gây khô da vùng thân dưới. Da khô nứt nẻ làm vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào mô dưới da gây nhiễm trùng. Bạn có thể thoa kem dưỡng ẩm hoặc vaseline vào vùng da khô để ngừa nứt da.
  • Loét da: Loét da có thể xảy ra tại các điểm tì đè, các vết chai tại lòng bàn chân tạo thành lỗ đáo. Loét da trên người đái tháo đường thường lâu lành, điều trị bao gồm kháng sinh (nếu có nhiễm trùng), gọt bớt vùng da chai và phòng ngừa loét tái phát bằng các loại giày dép đặc biệt giảm bớt áp lực vùng bị loét.
  • Ngón chân hình búa: Tật ngón chân hình búa xảy ra khi các cơ gian cốt phần mu bàn chân bị teo làm co rút các gân duỗi ngón vùng mu chân, khi đó đầu các ngón chân sẽ bị quặm xuống đất và lâu ngày bị loét. Chỗ tì đè đầu các ngón chân và xương đốt bàn cọ xát thường xuyên với giày có thể bị loét, nổi bóng nước hoặc chai.
  • Bàn chân Charcot: Tật bàn chân Charcot hay còn gọi là bàn chân bẹt xảy ra khi lòng bàn chân bị mất độ cong vòm sinh lý, lòng bàn chân trở nên phẳng. Có nhiều nguyên nhân gây ra tật bàn chân Charcot; trong bệnh lý đái tháo đường, các quá trình viêm tiến triển khi đường huyết cao gây ra rối loạn chu chuyển xương, tạo nên các vi đứt gãy xương gan chân và lâu ngày làm sụp vòm.

Phòng chống biến chứng bàn chân

  • Để phòng chống biến chứng bàn chân, người bệnh ngoài việc kiểm soát tốt đường huyết, mỡ máu, bỏ thuốc lá, giảm cân (nếu thừa cân, béo phì); còn phải thường xuyên vệ sinh, kiểm tra bàn chân nhằm phát hiện sớm những dị vật, những rối loạn cảm giác bàn chân.
  • Người bệnh phải được hướng dẫn chăm sóc bàn chân, cắt móng chân không quá sát để bảo vệ da ngón chân, không tạo móng quặp. Người bệnh nếu có móng quặp, vết chai chân thì nên đến khám chuyên khoa. Các bác sĩ sẽ xử lý móng quặp cũng như vết chai chân.
  • Người bệnh không nên tự cắt, đặc biệt là chai chân khi chưa có hướng dẫn nhằm tránh nguy cơ nhiễm trùng bàn chân. Khi bàn chân bị tổn thương, ngoài việc giữ vệ sinh, khô ráo bàn chân, người bệnh nên đi tất, dép tránh dị vật gây tổn thương bàn chân (do mất cảm giác). Người bệnh nên đi loại giày, dép được thiết kế đặc biệt phù hợp với tổn thương bàn chân của ngươi bệnh nhằm bảo vệ chân cũng như giảm áp lực tì đè lên những chỗ tổn thương của bàn chân.

     Đái tháo đường (ĐTĐ) do tình trạng tăng glucose máu mạn tính, tiến triển sẽ gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể như tim, mạch máu, mắt, thận và thần kinh, hệ miễn dịch…chính vì vậy ĐTĐ được coi như là kẻ giết người thầm nặng. Bệnh ĐTĐ có nhiều biến chứng có thể xuất hiện cấp tính như hôn mê do tăng đường máu, hoặc hạ đường huyết do điều trị sai dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hoặc các biến chứng mạn tính nguy hiểm như tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, tắc động mạch chi gấp 2 – 4 lần; bệnh lý võng mạc là nguyên nhân thường gặp gây mù lòa; suy thận . ĐTĐ là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận ở bệnh nhân suy thận được lọc máu; biến chứng thần kinh,  trong đó bệnh lý bàn chân  là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới phải cắt cụt chi mà không phải do chấn thương.

 Như vậy bệnh ĐTĐ làm ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống hoặc gây tàn phế, giảm tuổi thọ thậm chí dẫn tới tử vong đối với người bệnh.  Bệnh nhân ĐTĐ có nguy cơ tử vong cao trên 2 lần so với người không bị ĐTĐ. Theo dự báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ĐTĐ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 7

Là điều dưỡng chúng ta cần chăm sóc và gần gũi hơn, khuyến khích bệnh nhân cũng như gia đình họ phát hiện sớm bệnh cũng như các biến chứng đặc biệt là các biến chứng về bệnh lý bàn chân để tránh những hậu quả nặng nề

H1

Những vấn đề thường gặp trên bàn chân người đái tháo đường

Do tổn thương thần kinh ngoại biên và giảm tưới máu do xơ vữa mạch, bàn chân bệnh nhân đái tháo đường rất dễ bị tổn thương, viêm nhiễm như:

Nấm da chân: Khi đường huyết tăng cao không kiểm soát, cơ thể bị suy giảm miễn dịch và dễ bị nhiễm nấm, đặc biệt là ở vị trí tiếp xúc với nơi ẩm ướt, nền đất bẩn thường xuyên như bàn chân. Nấm da chân, kẽ chân làm cho da chân bị đỏ, ngứa và nứt da. Vi khuẩn có thể theo những kẽ nứt này xâm nhập xuống vùng mô bên dưới và gây nên bội nhiễm.

Nấm móng: Móng chân, tay bị nhiễm nấm thường bị thay đổi màu sắc móng (chuyển sang màu vàng nâu hoặc trắng đục), móng dày sừng, dễ gẫy và bị tách ra khỏi giường móng, một vài trường hợp móng bở và bể vụn. Khi mang giày bít tất thường xuyên, môi trường bên trong giày nóng ẩm, tối là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển. Điều trị nấm móng khá khó khăn và thời gian điều trị có thể lâu hơn nấm da.

Vết chai: Những vết chai ở vùng lòng bàn chân xuất hiện trên người đái tháo đường là hậu quả của việc thay đổi vị trí chịu áp lực và tì đè khi cấu trúc bàn chân bị thay đổi. Lâu ngày vi khuẩn có thể xâm nhập vào những tổn thương da vi thể xung quanh các vết chai làm vùng da nhiễm trùng, chảy mủ.

Nổi phỏng nước: Chân bị phỏng nước khi người bệnh đi giày, dép cứng, kích thước không phù hợp nên cọ xát vào vùng da chân gây phỏng nước. Phỏng nước nếu không được giữ sạch sẽ, bảo vệ thì nguy cơ cao gây loét và nhiễm trùng.

Ngón chân vẹo ngoài: Tật ngón chân vẹo ngoài xảy ra khi ngón chân cái bị vẹo về phía ngón chân trỏ tạo một mỏm xương nhô ra tại ngón chân cái. Tật này có thể là bẩm sinh hoặc do sinh hoạt gây ra (mang giày cao gót có phần mũi giày quá chật). Khi bị tật này, áp lực bàn chân bị thay đổi và dồn vào ngón chân cái khiến ngón cái bị sưng, đau, tấy đỏ.

Da khô: Đây không chỉ là một trong những biến chứng thần kinh tự chủ của đái tháo đường mà còn là hậu quả của viêm tắc động mạch chi dưới, gây khô da vùng thân dưới. Da khô nứt nẻ làm vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào mô dưới da gây nhiễm trùng. Bạn có thể thoa kem dưỡng ẩm hoặc vaseline vào vùng da khô để ngừa nứt da.

Loét da: Loét da có thể xảy ra tại các điểm tì đè, các vết chai tại lòng bàn chân tạo thành lỗ đáo. Loét da trên người đái tháo đường thường lâu lành, điều trị bao gồm kháng sinh (nếu có nhiễm trùng), gọt bớt vùng da chai và phòng ngừa loét tái phát bằng các loại giày dép đặc biệt giảm bớt áp lực vùng bị loét.

Ngón chân hình búa: Tật ngón chân hình búa xảy ra khi các cơ gian cốt phần mu bàn chân bị teo làm co rút các gân duỗi ngón vùng mu chân, khi đó đầu các ngón chân sẽ bị quặm xuống đất và lâu ngày bị loét. Chỗ tì đè đầu các ngón chân và xương đốt bàn cọ xát thường xuyên với giày có thể bị loét, nổi bóng nước hoặc chai.

Bàn chân Charcot: Tật bàn chân Charcot hay còn gọi là bàn chân bẹt xảy ra khi lòng bàn chân bị mất độ cong vòm sinh lý, lòng bàn chân trở nên phẳng. Có nhiều nguyên nhân gây ra tật bàn chân Charcot; trong bệnh lý đái tháo đường, các quá trình viêm tiến triển khi đường huyết cao gây ra rối loạn chu chuyển xương, tạo nên các vi đứt gãy xương gan chân và lâu ngày làm sụp vòm.

Phòng chống biến chứng bàn chân

Để phòng chống biến chứng bàn chân, người bệnh ngoài việc kiểm soát tốt đường huyết, mỡ máu, bỏ thuốc lá, giảm cân (nếu thừa cân, béo phì); còn phải thường xuyên vệ sinh, kiểm tra bàn chân nhằm phát hiện sớm những dị vật, những rối loạn cảm giác bàn chân.

Người bệnh phải được hướng dẫn chăm sóc bàn chân, cắt móng chân không quá sát để bảo vệ da ngón chân, không tạo móng quặp. Người bệnh nếu có móng quặp, vết chai chân thì nên đến khám chuyên khoa. Các bác sĩ sẽ xử lý móng quặp cũng như vết chai chân.

Người bệnh không nên tự cắt, đặc biệt là chai chân khi chưa có hướng dẫn nhằm tránh nguy cơ nhiễm trùng bàn chân. Khi bàn chân bị tổn thương, ngoài việc giữ vệ sinh, khô ráo bàn chân, người bệnh nên đi tất, dép tránh dị vật gây tổn thương bàn chân (do mất cảm giác). Người bệnh nên đi loại giày, dép được thiết kế đặc biệt phù hợp với tổn thương bàn chân của ngươi bệnh nhằm bảo vệ chân cũng như giảm áp lực tì đè lên những chỗ tổn thương của bàn chân.


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 06 Tháng 6 2019 18:02

You are here Tin tức Y học thường thức Bàn chân bệnh nhân đái tháo đường và cách phòng chống