• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Bàng quang tăng hoạt

  • PDF.

Bs Lê Văn Thức -

1. Định nghĩa: Bàng quang tăng hoạt (OAB) là thuật ngữ để chỉ sự rối loạn trong giai đoạn chứa đựng nước tiểu bàng quang. Tình trạng tăng hoạt là do sự co bóp không chủ ý của cơ chóp bàng quang, xuất hiện khi bệnh nhân kiềm chế phản xạ đi tiểu.

Abrams và wein đã đề nghị định nghĩa bàng quang tăng hoạt (ICS 2002) như sau: Bàng quang tăng hoạt là tình trạng liên quan đến các triệu chứng tiểu gấp , tiểu nhiều lần, tiểu đêm có hay không có triệu chứng tiểu gấp không kiểm soát kèm theo, các triệu chứng này xuất hiện trong tình trạng không có tổn thương bệnh lý tại chỗ hoặc không có tác nhân chuyển hóa gây nên các triệu chứng trên.

bangquangth

2. Chẩn đoán:

  • Bác sĩ chẩn đoán bằng một quá trình ghi nhận các triệu chứng và dấu hiệu thực thể đặc hiệu của OAB và loại trừ các rối loạn khác gây ra triệu chứng của bệnh nhân. Thăm khám tối thiểu bao gồm: bệnh sử, khám lâm sàng và phân tích nước tiểu
  • Ở một số bệnh nhân, các phương pháp bổ sung khác có thể cần thiết để xác định chẩn đoán, loại trừ OAB và lên kế hoạch điều trị. Cấy nước tiểu, đo tồn lưu nước tiểu bàng quang sau đi tiểu, nhật kí đi tiểu và bộ câu hỏi các triệu chứng có thể được thực hiện.
  • Niệu động học, nội soi quang quang, siêu âm thận và bàng quang không phải là lựa chon ban đầu ở bệnh nhân chưa có biến chứng.
  • OAB không phải là bệnh; đó là một triệu chứng phức tạp mà thường không đe dọa tính mạng. Sau khi đánh giá loại trừ tình trạng cần điều trị và tư vấn, không điều trị cũng là một lựa chọn của một số bệnh nhân
  • Bác sĩ lâm sàng nên giáo dục cho bệnh nhân biết về chức năng tiết niệu dưới bình thường, những gì được biết về OAB, lợi ích so với rủi ro / gánh nặng của các lựa chọn điều trị có sẵn và chấp nhận triệu chứng, có thể yêu cầu thử nghiệm nhiều lựa chọn trị liệu trước khi đạt được

3. Điều trị

a. Phương pháp điều trị đầu tay: Liệu pháp hành vi

Tập luyện bàng quang, chiến lược kiểm soát bàng quang, tập cơ sàn chậu, quản lý lượng dịch.

  • Liệu pháp hành vi có thể được kết hợp với điều trị thuốc

b. Lựa chọn thứ 2: điều trị thuốc

  • kháng-muscarinics hoặc chủ vận β3-adrenoceptor đường uống (khuyến cáo B)
  • Oxybutynin dán hoặc gel qua da (khuyến cáo C)
  • Nếu bệnh nhân kiểm soát triệu chứng không đầy đủ và / hoặc các tác dụng phụ bất lợi không thể chấp nhận được với một loại thuốc kháng muscarinic, có thể chỉnh liều hoặc dùng thuốc kháng muscarinic khác hoặc chủ vận β3-adrenoceptor.
  • Các bác sĩ lâm sàng có thể cân nhắc điều trị kết hợp với thuốc chống muscarinic và chủ vận β3-adrenoceptor cho bệnh nhân (khuyến cáo B)
  • Bác sĩ lâm sàng không nên sử dụng thuốc chống muscarin ở bệnh nhân mắc bệnh tăng nhãn áp góc hẹp trừ khi được sự chấp thuận của điều trị bác sĩ nhãn khoa và nên sử dụng thuốc kháng muscarinic hết sức thận trọng ở bệnh nhân bị liệt dạ dày hoặc có tiền sử bí tiểu.
  • Bệnh nhân khó chịu với hành vi trị liệu và thuốc có thể lựa chọn các phương pháp khác nếu họ muốn

c. Lựa chọn điều trị thứ 3: PTNS và điều trị thần kinh

  • Tiêm trong cơ onabotulinumtoxinA (100U) là lựa chọn điều trị thứ 3, cần cân nhắc cẩn thận và kiểm tra tồn lưu nước tiểu, có thể tự đặt thông tiểu nếu muốn khi cần thiết
  • Kích thích dây thần kinh xương chày ngoại biên (PTNS) như là lựa chọn điều trị thứ ba
  • Phương pháp điều trị thần kinh cơ (SNS) ở một bệnh nhân được lựa chọn cẩn thận, có triệu chứng OAB khó chữa nặng hoặc bệnh nhân không thể chọn 2 cách trên và sẵn sàng trải qua một quá trình phẫu thuật. Khuyến nghị C

d. Lựa chọn điều trị thứ 4

- Một số ít trường hợp, phẫu thuật mở rộng bàng quang hoặc chuyển dòng nước tiểu (bàng quang tân tạo) cho bệnh nhân OAB nặng, khó trị, phức tạp

e. Các ống thông tiểu trong (bao gồm transurethral, suprapubic, v.v.) không được khuyến cáo làm chiến lược quản lý cho OAB vì sự cân bằng rủi ro / lợi ích bất lợi ngoại trừ là biện pháp cuối cùng ở những bệnh nhân được chọn

Tài liệu tham khảo:

  1. “Tổng quan bàng quang tăng hoạt – trang 11-50” Hội Tiết niệu-Thận học việt Nam 2014
  2. Diagnosis and Treatment of Non-Neurogenic Overactive Bladder (OAB) in Adults: an AUA/SUFU Guideline (2019)

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 12 Tháng 3 2020 17:41

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV Bàng quang tăng hoạt