• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Các nguyên nhân gây nổi mề đay mẩn ngứa bạn nên biết

  • PDF.

Chính vì chủ quan không tìm hiểu rõ nguyên nhân gây nổi mề đay đã khiến cho nhiều người bị bệnh nổi mề đay tái phát nhiều lần mà không hề hay biết cách khắc phục. Lời khuyên của các chuyên gia bác sĩ lúc này đó chính là việc nên xác định rõ thủ phạm gây nổi mề đay là gì từ đó ngăn ngừa tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng sẽ giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị nổi mề đay cực kì hiệu quả. 

 

Cơ địa mỗi người rất khác nhau nên đây cũng là lý do vì sao nguyên nhân gây nổi mề đay lại rất đa dạng. Có rất nhiều người vô tình không hề chú ý tới nguyên nhân gây nổi mề đay làm cho bệnh tình cứ tái phát liên tục đôi khi cũng có những ca nặng gây nguy hiểm cho bản thân. Dựa trên nghiên cứu và tổng hợp của các chuyên gia những thủ phạm hay gặp dễ gây nên tình trạng nổi mề đay mẫn ngứa mà bạn nên biết như sau:

Tổng hợp nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay mẩn ngứa 

Có thể nói nguyên nhân gây nổi mề đay bao gồm rất nhiều, tuy nhiên tổng hợp những nhóm dễ gây dị ứng hay gặp mà chúng tôi tổng quát dưới đây sẽ giúp mọi người phòng ngừa bệnh nổi mề đay tái phát cực kì tích cực và chủ động hơn.

* Do dị ứng thực phẩm 

nguyên nhân gây nổi mề đay

Đừng bao giờ bỏ qua yếu tố này nhé bởi có tới 65% trường hợp bị bệnh nổi mề đay có liên quan tới phản ứng dị ứng thực phẩm. Theo đó, một số loại thức ăn có chứa thành phần gây độc, hàm lượng protein quá cao phản ứng lại với hệ thống miễn dịch gây ra phản ứng với thụ thể H2, phản ứng này gây nên các triệu chứng ngứa, sẩn đỏ, thân nhiệt tăng hay nặng hơn có thể gây tụt huyết áp, hôn mê, ngộ độc…

Cách nhóm thực phẩm có nguy cơ cao gây dị ứng nổi mề đay nên cảnh giác điển hình như:

  • Hải sản: Tôm hùm, cá, cua, ghẹ, mực,…

  • Thực phẩm gây độc: nấm, măng tây, măng rừng…

  • Thịt đỏ: Thịt bò, thịt gà tây, thịt cừu, dê, thịt vịt…

  • Ngũ cốc: Đậu phộng, đậu nành…

  • Đồ uống: Bia, rượu…

* Do dị ứng thuốc tây y

nguyên nhân gây bệnh mề đay

Hầu hết các thuốc tây y đều có chống chỉ định với người dị ứng với thành phần của thuốc. Lời cảnh báo này được nhà sản xuất thuốc bắt buộc ghi trên các nhãn thuốc bán ra, điều này là do người ta thấy rằng bất kì các loại thuốc tây y nào kể cả vitamin dạng thuốc đều có khả năng phản ứng với một số cơ địa nhạy cảm. Một số nhóm thuốc có nguy cơ dị ứng thuốc cao như: thuốc tim mạch, thuốc chống lao, thuốc kháng sinh (penicillin, amoxicillin..), thuốc giảm đau( aspirin, paracetamol..), các thuốc bôi ngoài da, vắc xin, thuốc ngừa thai….

* Do dị ứng thời tiết

Thời tiết thay đổi thất thường cũng là nguyên nhân gây nổi mề đay khá cao, lúc này thời tiết thay đổi đột ngột cơ địa chưa kịp thích ứng gây nên phản ứng tự vệ vô tình gây nên phản ứng gây nổi mề đay, mẩn ngứa. Đối với tình trạng dị ứng thời tiết gây nổi mề đay thì cả thời tiết quá nóng hoặc nhiệt độ xuống quá thấp đều có thể gây nên phản ứng dị ứng ngứa ngoài da.

>>Tìm hiểu thêm: Ngứa khắp người không nổi mẩn là bệnh gì?

 

nguyên nhân nổi mẩn ngứa

* Do dị ứng mỹ phẩm

Số người bị bệnh nổi mề đay mẩn ngứa do dị ứng mỹ phẩm đang tăng đáng kể. Tình trạng này là do làn da nhạy cảm với các thành phần có trong mỹ phẩm gây kích ứng phản ứng nổi mề đay tại chỗ hoặc toàn thân tùy vào mức độ kích ứng của cơ địa.

Các loại mỹ phẩm có khả năng gây dị ứng nổi mề đay cao như: Sữa tắm, kem làm trắng da, phấn trang điểm, nước hoa, kem trị mụn, trị nám….

nguyên nhân nổi mề đay mẩn ngứa

 

* Do nhiễm kí sinh trùng

Việc nhiễm kí sinh trùng vào máu khiến toàn thân thường xuyên bị ngứa nổi mề đay. Tác nhân này ít người nghĩ tới nhưng trên thếgiới đã có rất nhiều trường hợp đã tìm thấy ký sinh trùng gây phản ứng nổi mề đay ngứa ngoài da thường xuyên. Đối với nguyên nhân gây nổi mề đay do kí sinh trùng thường mãn tính khó chữa trị.

* Do yếu tố khác

Một số yếu tố khác cũng được cho là nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay mà bạn nên cảnh giác như: Bụi nhà, phấn hoa, lông thú nuôi, nhiễm vi khuẩn, virus, nhiễm nấm, yếu tố tâm lý, tiếp xúc hóa chất tẩy rửa độc hại…

Đây là những nguyên nhân gây nổi mề đay bạn cần biết để khi gặp phải tình trạng nổi mề đay thường xuyên thì bạn có thể phòng ngừa bệnh phát triển nhanh nhất có thể.

Cách phòng ngừa nổi mề mề đay từ sớm 

Mặc dù nổi mề đay là căn bệnh mãn tính có thể theo bạn tới hết đời nhưng việc phòng ngừa chủ động bệnh nổi mề đay là hoàn toàn có thể. Bạn có thể phòng ngừa nổi mề đay bằng một số cách hiệu quả sau đây.

  • Xác định nguyên nhân nổi mề đay: Việc xác định rõ thủ phạm gây nổi mề đay được các bác sĩ khuyên mọi người bệnh nên tìm hiểu đầu tiên vì có thể hỗ trợ quá trình điều trị nổi mề đay cũng như giúp phòng ngừa bệnh xuất hiện.

  • Dùng thuốc chữa bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không nên tự ý áp dụng trị bệnh.

  • Vệ sinh toàn thân: Việc vệ sinh toàn thân là rất cần thiết co thể ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn, giúp da khỏe mạnh ngăn ngừa tình trạng dị ứng nổi mề đay.

  • Tăng cường sức đề kháng: Việc tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể khỏe mạnh chống lại các tác nhân gây dị ứng nổi mề đay. Nên chú ý hơn tới chế độ ăn uống, tập luyện thể dục thể thao hợp lý nâng cao sức khỏe phòng ngừa bệnh.

  • Dưỡng ẩm cho da: Đây cũng giúp ngăn ngừa tình trạng da khô gây ngứa nổi mẩn sảy ra.

Hãy cảnh giác với căn bệnh nổi mề đay từ sớm để bạn không gặp phải những tác hại khó chịu do bệnh nổi mề đay gây ra thường xuyên. Hi vọng những thông tin hữu ích chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp ích cho những ai đang quan tâm tới căn bệnh phổ biến này.

Nguồn: https://vhea.org.vn/

Các nguyên nhân gây viêm xung huyết hang vị dạ dày

  • PDF.

Nguyên nhân gây viêm xung huyết hang vị dạ dày cần được xác định để việc điều trị bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày mang lại hiệu quả nhanh, cũng như có biện pháp phòng bệnh hữu hiệu. Loại bỏ ngay những tác nhân sau nếu bạn không muốn căn bệnh về đường tiêu hóa này hành hạ.

 

Bất cứ bệnh nhân nào bị bệnh liên quan đến dạ dày đều được chuẩn đoán, xác định vị trí chính xác khu vực tổn thương chủ yếu bằng phương pháp nội soi. Nếu có phát hiện mạch máu ở vùng hang vị dạ dày bị phình to, co giãn kém và niêm mạc ở hang vị có những vết trợt loét thì chứng  tỏ bệnh nhân bị viêm xung huyết hang vị dạ dày. 

 

Cũng may là bệnh đường tiêu hóa này có thể điều trị tốt nếu bệnh nhân đi khám sớm và tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, khi khỏi bệnh vẫn cần phải biết những kiến thức cơ bản như nguyên nhân gây bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày là gì, như vậy mới biết cách phòng tránh bệnh tái phát.

Nguyên nhân gây viêm xung huyết hang vị dạ dày

– Gánh nặng ở dạ dày do việc ăn uống sai cách: chẳng hạn như thói quen vừa ăn vừa đọc, ăn “bữa đực bữa cái”, nhai không kĩ, nuốt vội vàng,… Những hành động trên đều gây áp lực nặng nề cho dạ dày, làm quá trình tiêu hóa thưc ăn gặp nhiều trở ngại, thức ăn bị dồn đọng với lượng lớn, dạ dày buộc phải tiết nhiều axit hơn mới có thể tiêu hóa hết lượng này. Tuy nhiên, nếu tình trạng tiết axit quá mức kéo dài sẽ dẫn đến viêm hang vị dạ dày rồi đến xuất huyết và còn gây hại đến nhiều vùng khác của dạ dày.

– Nạp quá nhiều chát có cồn vào cơ thể: không chỉ là nguyên nhân gây viêm hang vị dạ dày mà những bộ phận khác của dạ dày cũng dễ dàng bị gây hại bởi những loại chất độc hại nhiều. Chất cồn có trong sản phẩm rượu bia có khả năng làm mỏng lớp nhầy dạ dày rồi tấn công vào lớp niêm mạc.

– Thuốc lá: cũng là nguyên nhân gây viêm xung huyết hang vị dạ dày. Những điếu thuốc nhỏ nhưng lại có sức phá hủy nặng nề đến sức khỏe của con người. Không kể đến những bệnh về gan, phổi thuốc lá còn gây bệnh nguy hiểm ở dạ dày. Thành phần nicotin trong thuốc lá kích thích dạ dày tiết dịch vị tiêu hóa không chủ đích. Dịch tiêu hóa trong lòng dạ dày nếu bị dư thừa sẽ làm xói mòn cả lớp thành bảo vệ dạ dày.

 

– Vấn đề về tinh thần: tình huống này hay gặp phải ở những người phải làm việc với cường độ lớn, công việc áp lực dẫn đến căng thẳng thường xuyên là nguyên nhân gây viêm xung huyết dạ dày. Khi bị căng thẳng cơ thể chúng ta sẽ tiết ra chất cortisol, chất này giúp hiện tượng rối loạn trở lại bình thường nhưng lại tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa. Cụ thể hơn, chúng làm giảm chức tiết chất nhầy bào vệ và làm gia tăng sự tăng tiết axit HCl trong dạ dày.

 

– Vi khuẩn hp gây hại ở hang vị dạ dày: Một trong những triệu chứng nhiễm vi khuẩn hp gây bệnh dạ dày đó chính là làm xuất huyết ở vùng hang vị dạ dày. Khi đã vào được dạ dày khuẩn hp sẽ đào sâu và khiến lớp niêm mạc xuất hiện những vết trợt loét. Những vết thương này khi tiếp xúc phải dung dịch mà hp tiết ra cộng với dịch tiêu hóa lại càng loét to hơn, sâu hơn và gây chảy máu.

 

– Viêm xuất huyết hang vị dạ dày do thuốc kháng sinh: không ít trường hợp phải điều trị viêm xung huyết dạ dày do uống thuốc kháng sinh chữa bệnh quá nhiều hoặc quá lâu. Những nghiên cứu cho thấy rằng chỉ cần dùng thuốc khoảng 90 ngày thì dạ dày cũng dã bị gây tổn thương lớn, bị viêm, loét và có thể bị xuất huyết dạ dày.

 

– Bị tấn công bởi nấm Candida: có nhiều loại nấm là nguyên nhân gây bệnh viêm xuất huyết hang vị dạ dày nhưng loại nấm này chiếm phần lớn. Nấm Candida được đánh giá là khá nguy hiểm bởi chúng không chỉ làm chảy máu ở dạ dày và còn có thể xâm nhập vào những cơ quan khác theo đường máu và gây hại.

 

Nguồn: https://vhea.org.vn/

Người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì? – (Gợi ý 8 thực phẩm)

  • PDF.

Người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì? Việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày cũng là một trong số các vấn đề quan trọng hàng đầu.

 

Theo thống kê tại các bệnh viện đầu ngành, bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản ngày càng gia tăng mạnh mẽ do mọi người chú trọng nhiều hơn vào công việc và quên cả việc ăn uống, nghỉ ngơi. Kết quả, không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn dẫn đến các bệnh lý về dạ dày như trào ngược dạ dày, đau dạ dày, viêm loét và thậm chí là xuất huyết dạ dày,… Để ngăn chặn các bệnh lý ung thư dạ dày thì người bệnh nên cải thiện chế độ dinh dưỡng ngay từ khi bị trào ngược. Vậy người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì? Cùng tham khảo xem loại thực phẩm nào phù hợp với người bị trào ngược dạ dày giai đoạn khởi phát.

 

Người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì?Người bị trào ngược dạ dày nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi

Người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì? – Chuyên gia nói

Chính vì thực phẩm có tác động trực tiếp đến dạ dày và các cơ quan tại đường tiêu hóa, chính vì thế mà khi gặp các vấn đề có liên quan đến dạ dày, người bệnh không nên tùy tiện sử dụng thực phẩm. Sau đây là một số gợi ý về các loại thực phẩm mà người bệnh trào ngược dạ dày nên bổ sung, cụ thể đó là:

 

1. Người bị trào ngược dạ dày nên ăn bánh mì

Một trong số những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày đó chính là hiện tượng axit dạ dày tăng tiết quá mức. Không chỉ gây khó chịu, trào ngược dạ dày thường xuyên còn làm cho dạ dày bị viêm loét, suy giảm chức năng tiêu hóa và làm cho thức ăn tồn đọng tại dạ dày suốt nhiều giờ liền. Chính vì vậy, bánh mì là vị “cứu tinh” giúp giải quyết lượng axit dạ dày tồn đọng.

Bởi vì, dạ dày là thực phẩm có tính thấm hút khá cao nên nó sẽ giúp làm giảm lượng axit một cách đáng kể và giúp bảo vệ dạ dày, hạn chế các tổn thương. Mặt khác, dạ dày cũng khá lành tính, dễ tiêu hóa và làm giảm tình trạng tổn thương tại niêm mạc dạ dày nên rất được ưa chuộng và sử dụng nhiều trong các bữa ăn chính.

 

2. Bị trào ngược dạ dày có thể sử dụng gừng tươi

Gừng tươi có chứa kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng viêm, làm giảm căng tức bụng, chướng hơi và đặc biệt là cải thiện triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra. Đây là nguyên liệu hết sức quen thuộc trong nhà bếp, chính vì vậy khi dùng thức ăn có chứa vị gừng có thể giúp cho dạ dày điều tiết axit hiệu quả hơn.

Người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì?Người bị trào ngược dạ dày nên sử dụng gừng tươi để làm giảm triệu chứng khó chịu

Ngoài ra, với khả năng kháng viêm mạnh, gừng còn được dùng để sát khuẩn, làm viêm sưng thì gừng còn được biết đến với tác dụng chữa đau dạ dày, viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, không nên lạm dụng chúng trong thời gian dài vì có thể gây ra các biến chứng vô cùng nghiêm trọng.

 

3. Người bị trào ngược dạ dày nên uống sữa ấm

Theo một số nhận định của y học hiện đại, sữa tươi có tác dụng cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, tuy nhiên nó có thể làm sản sinh lượng lớn axit trong dạ dày khi sử dụng sữa vào lúc bụng rỗng. Chính vì thế, các chuyên gia đầu ngành khuyến khích bệnh nhân nên sử dụng sữa sau khi ăn khoảng 30 phút hoặc ít nhất cũng nên sử dụng đồ ăn lót dạ trước khi uống sữa.

 

Bởi vì sữa có tác dụng hấp thụ bớt những chất độc tồn đọng, bão hòa lượng axit dư thừa và cũng dễ hấp thụ nên nó vẫn được xem là thực phẩm rất có lợi cho đường tiêu hóa. Cách sử dụng sữa tốt nhất khi bị trào ngược dạ dày đó chính là hâm nóng sữa trước khi uống. Tuyệt đối không nên sử dụng sữa lạnh trong thời gian này vì nó có thể khiến cho dạ dày bị cồn cào do lạnh.

 

4. Ăn các loại đậu khi bị trào ngược dạ dày

Phần lớn trong các loại đậu và hạt có chứa hàm lượng chất xơ và vitamin rất cao, đây đều là những thực phẩm phù hợp với mọi đối tượng, đặc biệt là đối với bệnh nhân bị dạ dày, thực quản. Mặc dù một số loại đậu như đậu đen, hạt đậu xanh, đậu Hà Lan rất tốt với sức khỏe nhưng cần phải hết sức thận trọng trong khâu chế biến để đảm bảo chất dinh dưỡng phù hợp. Muốn sử dụng tốt các loại thực phẩm này trước tiên các bạn phải luộc qua để loại bỏ bớt cacbohydrat phức hợp – một loại hợp chất có thể gây ra chứng đầy hơi, khó tiêu sau khi ăn.

Đọc thêm: Trào ngược dạ dày có ăn sữa chua được không?

 

5. Bổ sung đủ lượng đạm dễ tiêu hóa

Sở dĩ bệnh nhân bị trào ngược nên cung cấp đủ đạm dễ tiêu hóa cho cơ thể là bởi thành phần này rất cần thiết cho sự phát triển của các cơ quan, trong đó có hệ tiêu hóa. Tuy vậy, không phải loại đạm nào cũng dễ chuyển hóa và hấp thu. Những người có dạ dày yếu, thường xuyên bị trào ngược dạ dày thì nên sử dụng các loại thực phẩm có chứa đạm dễ tiêu hóa như đạm từ thịt nạc heo, tim heo, thịt ngan,… Còn đối với thịt gà, hải sản tuy rất giàu đạm nhưng trong nó lại có tính hàn hoặc nhiệt và có chứa nhiều protein lạ nên có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu hóa hơn.

 

6. Cải thiện hiện tượng trào ngược dạ dày bằng dưa hấu hoặc dưa gang

Nhờ có tính trung hòa cao nên dưa hấu và dưa gang được xếp vào danh sách những thực phẩm nên ăn khi bị trào ngược dạ dày. Không những vậy, 2 loại thực phẩm này còn có tác dụng cung cấp nguồn vitamin thiết yếu cho cơ thể và làm giảm tình trạng ợ nóng, ợ chua.

 

7. Bột yến mạch làm giảm nguy cơ gây trào ngược

Không chỉ có tác dụng rất tốt trong các phương pháp làm đẹp mà bột yến mạch còn có tác dụng hữu hiệu đối với bệnh nhân mắc bệnh tim mạch và các bệnh lý có liên quan đến hội chứng trào ngược dạ dày thực quản. Các bạn nên sử dụng bột yến mạch vào buổi sáng để cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể vừa giúp hấp thu tốt hơn lượng axit dư thừa sau một giấc ngủ dài.

 

8. Khắc phục triệu chứng trào ngược dạ dày bằng kẹo cao su

Đây là mẹo nhỏ rất đơn giản để làm giảm nhanh triệu chứng trào ngược. Khi cơ năng chuyển động sẽ giúp cho lượng nước bọt điều tiết tốt hơn, trong nước bọt có mang tính kiềm nên sẽ trung hòa bớt nồng độ axit bên trong dạ dày và giúp cho các triệu chứng khó chịu giảm bớt. Tuy nhiên, việc này cũng chỉ giúp hạn chế khó chịu tạm thời, về lâu dài nó có ảnh hưởng không tốt đến cơ hàm, vì vậy các bạn cũng nên hết sức thận trọng.

 

Ngoài việc tìm hiểu xem người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì thì bạn đọc cũng nên cải thiện cả chất lượng sinh hoạt và làm việc sao cho hợp lý. Đừng nên làm rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể nếu không muốn sức khỏe của toàn cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nguồn: https://vhea.org.vn/trao-nguoc-da-day-thuc-quan-1777.html

Có nên ăn bánh mì khi bị đau dạ dày?

  • PDF.

 

Có nên ăn bánh mì khi bị đau dạ dày hay không? Đây là vấn đề đang gây ra nhiều tranh cãi nhất tại Hội nghị nghiên cứu những thực phẩm tốt và không tốt cho người bị đau dạ dày.

 

Tình trạng đau dạ dày cảnh báo cho tình trạng tiêu hóa kém và đang ở mức báo động. Không chỉ gây khó chịu thông thường, đau dạ dày còn làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống với biểu hiện đầy hơi, đau tức bụng, khó tiêu hóa,…

 

Vậy có nên ăn bánh mì khi bị đau dạ dày hay không? Bệnh nhân đau dạ dày nên sử dụng những loại thực phẩm nào thì phù hợp? Những thắc mắc này sẽ được nhanh chóng giải đáp ngay sau đây.

Có nên ăn bánh mì khi bị đau dạ dày?Các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân đau dạ dày nên sử dụng lượng vừa đủ bánh mì ngũ cốc nguyên cám

>> Dành cho bạn: Đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để giảm đau?

Có nên ăn bánh mì khi bị đau dạ dày? [Chuyên gia giải đáp]

Chuyên gia ơi, em thấy trên nhiều diễn đàn có nói là khi bị đau dạ dày thì nên ăn bánh mì, uống sữa nhưng mẹ em thì nói khi đau dạ dày không được ăn bánh mì. Bởi vì bánh mì được làm từ bột mì nên rất dễ đầy bụng và khó tiêu. Em rất chuộng bánh mì nhưng nghe mẹ nói em cũng không dám ăn nữa. Mong chuyên gia cho em xin lời khuyên với ạ. Em có nên ăn bánh mì khi bị đau dạ dày hay không, thưa chuyên gia?

(Yến Nhi, Cam Ranh)

Tại Hội nghị nghiên cứu những thực phẩm tốt và không tốt cho bệnh nhân đau dạ dày, đã có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề được đặt ra đó là: “Có nên ăn bánh mì khi bị đau dạ dày hay không?”. Trong đó, có một số ý kiến cho rằng bệnh nhân bị đau dạ dày không nên sử dụng bánh mì vì nó có khả năng kích ứng nhu động hoạt động quá mức. Nhưng trong số đó cũng có những luồng ý kiến bày tỏ quan điểm trái ngược hoàn toàn.

 

Chính vì những băn khoăn này, chúng tôi đã liên hệ với PGS. TS Trần Ngọc Ánh, Trưởng Khoa Nội tổng hợp, bệnh viện Đại học Y Hà Nội và được chia sẻ như sau: Đối với bệnh nhân đau dạ dày thì hầu như đều có sự tác động của các loại thực phẩm. Cũng có nhiều bệnh nhân hỏi tôi rằng họ có nên sử dụng bánh mì khi bị đau dạ dày hay không? Câu trả lời của tôi là hoàn toàn có thể.

 

Nhưng quan trọng là bạn sử dụng những loại bánh mì nào và sử dụng chúng như thế nào? Khi cơn đau dạ dày bùng phát, người bệnh có thể dùng phần ruột mềm của bánh mì để ăn. Cách này sẽ giúp làm trung hòa dịch vị dư thừa trong dạ dày và cải thiện tốc độ tiêu hóa. Với đặc tính khô, mềm bánh mì sẽ thấm hút axit dư thừa và cải thiện tình trạng buồn nôn, ợ hơi. Nhờ vậy mà thành dạ dày mới không bị phá hủy bởi axit dư thừa.

 

Song, người bệnh cũng nên lưu ý là không nên sử dụng bánh mì ngọt, bánh mì có phô mai hoặc bánh mì quá khô vì nó sẽ gây ra tác dụng ngược và khiến cho bệnh trở nên khó chịu. Hãy sử dụng 1 lát bánh mì cho mỗi lần viêm loét dạ dày tái phát và sau đó nên đến cơ sở y tế để điều trị. Căn bệnh dạ dày về lâu dài có thể gây nên rất nhiều biến chứng nghiêm trọng, trong đó ung thư dạ dày, tá tràng chính là di chứng nặng nề nhất.

 

Vẫn biết bánh mì là thực phẩm có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng đau dạ dày tốt nhưng người bệnh cần phải biết rằng không phải loại bánh mì nào cũng thích hợp để chúng ta bổ sung vào thực đơn. Những lưu ý dưới đây sẽ giúp các bạn sử dụng bánh mì một cách đúng đắn hơn.

Người bị đau dạ dày không nên ăn bánh mì có nhiều gia vịNgười bị đau dạ dày không nên ăn bánh mì có nhiều gia vị như ớt, tiêu, nước xốt…

  • Nên sử dụng các loại bánh mì được làm từ ngũ cốc nguyên cám, bánh mì đen bởi vì nó có khả năng cung cấp lượng lớn chất xơ lẫn tinh bột. Không những vậy, các loại bánh mì này thường không gây tích mỡ và có khả năng thấm hút dịch vị cao hơn.

  • Hạn chế sử dụng bánh mì trắng để làm giảm triệu chứng dạ dày vì nó được hình thành từ bột mì đã được tẩy trắng nên hoàn toàn không phù hợp với sức khỏe mỗi người. Bên cạnh đó, hàm lượng tinh bột và chất xơ trong bánh mì trắng cũng không cao như bánh mì ngũ cốc nguyên cám.

  • Chỉ nên sử dụng phần ruột mềm bên trong bánh mì và không sử dụng kèm với bất kì loại bơ, mứt hay phô mai nào khác. Bởi vì điều này có thể làm ảnh hưởng đến khả năng thấm hút của bánh mì.

>> Tham khảo: Cách chữa đau dạ dày bằng nghệ

Bệnh nhân bị đau dạ dày nên sử dụng loại thực phẩm nào?

Bên cạnh bánh mì, bệnh nhân đau dạ dày cần phải cải thiện chế độ dinh dưỡng một cách hợp lý. Bằng cách:

– Bổ sung các loại rau xanh, trái cây tươi phù hợp với tình trạng dạ dày như các loại rau họ cải, đu đủ, chuối chín, bí đỏ, khoai lang, sữa chua, bạc hà,… Những thực phẩm này giúp cung cấp lượng lớn chất xơ và vitamin tự nhiên giúp hệ tiêu hóa làm việc khỏe mạnh hơn.

– Kiêng sử dụng các gia vị cay, nóng như tiêu, ớt, thực phẩm quá chua hoặc quá mặn vì nó làm cho dạ dày tồn đọng axit dư thừa nhiều hơn. Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng làm tổn thương niêm mạc dạ dày và kéo dài thời gian làm lành lại.

– Nên sử dụng thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa để làm giảm áp lực cho dạ dày. Đồng thời, tăng cường các loại thực phẩm được chế biến theo cách hấp chín, luộc mềm thay vì sử dụng thức ăn chế biến sẵn hoặc thức ăn chứa nhiều dầu mỡ. Thực phẩm nhiều dầu mỡ thường làm tăng áp lực cho dạ dày và tạo điều kiện cho các bệnh về tim mạch, huyết áp bùng phát và gây nguy hiểm đến sức khỏe.

- Bệnh nhân đau dạ dày nên ăn nhiều rau xanh

 

Có nên ăn bánh mì khi bị đau dạ dày không còn là băn khoăn đối với bệnh nhân đau dạ dày nữa. Đừng nên chủ quan với những biểu hiện của bệnh đau dạ dày nếu không muốn tình trạng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Nguồn: https://vhea.org.vn/

Tránh xa những loại trái cây sau khi bị đau dạ dày

  • PDF.

Đau dạ dày hay còn gọi thông thường là đau bao tử, có thể gặp ở bất cứ ai, đặc biệt là đối với lứa tuổi trung niên. Khi đau dạ dày bạn cũng nên biết nên ăn gì và không nên ăn gì để tốt cho sức khỏe cũng như hỗ trợ điều trị tốt bệnh dạ dày của mình. 

 

Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiêm về đau dạ dày nên kiêng trái cây gì? Bạn có thể đọc và tham khảo để hiểu rõ hơn nhé!

 

dau-da-day

Đau dạ dày nên kiêng trái cây gì?

Quả xoài

noi-khong-voi-qua-xoai-khi-bi-dau-da-day

Quả xoài cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể chúng ta, tuy nhiên đối với người mắc bệnh đau dạ dày không nên ăn xoài. Đặc biệt là xoài xanh, chúng có vị chua và nóng nên có thể kích ứng dạ dày làm cho dạ dày hoạt động không tốt.

Quả me

dau-da-day-khong-nen-an-me

Me có rất nhiều tác dụng, lá và hoa me kết hợp với nhau trong nhiều bài thuốc đông y để điều trị bệnh đau và sưng, chữa viêm họng và là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, me có vị chua nên không hề tốt cho những ai mắc bệnh dạ dày, vậy nên khi bị bệnh dạ dày bạn không nên ăn nhiều me.

>> Đọc thêm: Đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?

Quả cóc

dau-da-day-khong-nen-an-coc

Theo nghiên cứu thì quả cóc có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như chât xơ, protein, vitamin, lipid và nhiều khoáng chất. Ngoài ra, cóc còn có tác dụng trong việc thanh nhiệt, giải độc, giảm nguy cơ bệnh tim, ung thư. tuy nhiên, đối với người mắc bệnh dạ dày thì quả cóc không hề tốt và còn có nguy cơ làm cho dạ dày bạn nóng lên và nghiêm trọng hơn.

Quả mận

dau-da-day-khong-nen-an-man

Mận cũng là một trong những loại trái cây nên tránh khi bị mắc bệnh dạ dày. Vì trong mận chứa có tính axit cao dẫn đến tình trạng cồn cào và gây khó chịu cho dạ dày, tính axit cao trong mận làm cho những vết loét ở dạ dày thêm nặng và nghiêm trọng hơn nếu như ăn nhiều mận.

>> Tìm hiểu thêm: Đau dạ dày nên ăn hoa quả gì?

Quả hồng

dau-da-day-noi-khong-voi-hong

Trong quả hồng có chứa nhiều chất axit nên không hề tốt cho người mắc bệnh đau dạ dày. Đặc biệt, là khi bạn ăn hồng mà bụng đang đói sẽ khiến cho bụng cồn cào, khó chịu, cảm giác đầy bụng và mệt mỏi.

Quả quýt

dau-da-day-noi-khong-voi-quyt

Cũng như một số loại trái cây kể trên quýt là một trong những loại trái cây được chúng ta sử dụng hàng ngày trong những bữa ăn tráng miệng, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, trong quả quýt chứa nhiều vitamin C, nhiều đường và axit hữu cơ không tốt cho tình trạng đau, viêm loét dạ dày.

Quả dứa

dau-da-day-khong-nen-an-dua

Dứa được liệt vào danh sách hàng đầu trong những loại trái cây nên tránh khi mắc bệnh dạ dày. Trong dứa chưa nhiều vitamin gồm vitamin B1, B2, C, PP, chất sắt, canxi rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với người mắc bệnh dạ dày thì không nên ăn dứa, vì trong dứa chứa nhiều axit hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho những người đang bị đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày. Chính vì vậy, khi bị đau dạ dày bạn không nên chọn dứa vào thực đơn hàng ngày của mình.

Quả chanh

dau-da-day-khong-nen-an-chanh

Chanh có công dụng rất lớn trong việc chữa bệnh cũng như được chị em phụ nữ sử dụng để làm đẹp rất hữu hiệu. Tuy nhiên, cũng giống như quả quýt, trong quả chanh chứa nhiều axit có thể bào mòn niêm mạc dạ dày, vị chua của chanh sẽ làm dạ dày tăng tiết acid gây nên những cơn đau bụng khó chịu. Chính vì vậy, khi bị bệnh đau dạ dày bạn nên hạn chế ăn chanh để giảm tình trạng gây nguy hiểm cho dạ dày.

 

Nguồn:https://ihs.org.vn/

 

You are here Tổ chức Y học thường thức