• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Ký sinh trùng sốt rét

  • PDF.

CNXN Trần Thị Thanh Lý - Khoa HH-TM

I. Giới thiệu

Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Plasmodium gây ra, được truyền sang người qua vết đốt của muỗi cái Anopheles. Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến và nguy hiểm nhất trên thế giới, đặc biệt ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới như châu Phi, Đông Nam Á, Nam Mỹ.

II. Tác nhân gây bệnh

Ký sinh trùng gây bệnh sốt rét thuộc giống Plasmodium, gồm 5 loài chính có khả năng gây bệnh ở người:

  • Plasmodium falciparum – gây sốt rét ác tính, nguy cơ tử vong cao.
  • Plasmodium vivax – phổ biến, có thể gây tái phát do thể ngủ (hypnozoite).
  • Plasmodium ovale – ít gặp, cũng có khả năng tái phát.
  • Plasmodium malariae – chu kỳ sốt cách 72 giờ (sốt cách nhật).
  • Plasmodium knowlesi – lây từ khỉ sang người, chủ yếu ở Đông Nam Á.

kstrsr

Muỗi Anopheles là trung gian truyền bệnh chính

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 24 Tháng 6 2025 18:20

Tầm quan trọng của công tác văn thư, lưu trữ trong bối cảnh chuyển đổi số

  • PDF.

Phòng HCQT - 

Công tác văn thư, ngày 05/3/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 30/2020/NĐ-CP. Trong đó, tại Điều 4 Chính phủ quy định rõ “Công tác văn thư được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật”. “Văn bản của cơ quan, tổ chức phải được soạn thảo và ban hành đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày theo quy định của pháp luật: Đối với văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; đối với văn bản chuyên ngành do người đứng đầu cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực căn cứ Nghị định này để quy định cho phù hợp; đối với văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Chương II Nghị định này. Tất cả văn bản đi, văn bản đến của cơ quan, tổ chức phải được quản lý tập trung tại Văn thư cơ quan để làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký, trừ những loại văn bản được đăng ký riêng theo quy định của pháp luật. Văn bản đi, văn bản đến thuộc ngày nào phải được đăng ký, phát hành hoặc chuyển giao trong ngày, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo. Văn Bản đến có các mức độ khẩn: “Hỏa tốc”, “Thượng khẩn” và “Khẩn” (sau đây gọi chung là văn bản khẩn) phải được đăng ký, trình và chuyển giao ngay sau khi nhận được. Văn bản phải được theo dõi, cập nhật trạng thái gửi, nhận, xử lý. Người được giao giải quyết, theo dõi công việc của bệnh viện có trách nhiệm lập hồ sơ về công việc được giao và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan. Con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của bệnh viện phải được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật. Hệ thống phải đáp ứng các quy định tại Phụ lục VI Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan”.

vanthu

Nội dung chính của công tác văn thư đó là việc soạn thảo, ký ban hành văn bản; quản lý văn bản đi, đến; lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan; quản lý, sử dụng con dấu và thiết bị lưu khóa bí mật trong công tác văn thư tại Bệnh viện.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 24 Tháng 6 2025 18:10

Điều trị chăm sóc giảm nhẹ và ung thư

  • PDF.

Bs Trần Quốc Dũng - 

TỔNG QUAN

Chăm sóc giảm nhẹ là một phương pháp tiếp cận đặc biệt để chăm sóc bất kỳ ai mắc bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như ung thư.

Chăm sóc giảm nhẹ tập trung vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách giúp bệnh nhân và người chăm sóc kiểm soát các triệu chứng của bệnh nghiêm trọng và tác dụng phụ của quá trình điều trị, được thiết kế để làm việc với nhóm chăm sóc sức khỏe để giúp những người mắc bệnh nghiêm trọng sống tốt nhất có thể trong thời gian dài nhất có thể.

Chăm sóc giảm nhẹ phù hợp với mọi lứa tuổi và mọi giai đoạn của bất kỳ căn bệnh nghiêm trọng nào.

Chăm sóc giảm nhẹ nên được áp dụng bất cứ khi nào người đó có các triệu chứng cần được kiểm soát.

chk

Xem tiếp tại đây

 

Hội chứng nuôi ăn lại (Refeeding syndrome): Biến chứng chuyển hóa nguy hiểm sau suy dinh dưỡng

  • PDF.

Bs Lê Quang Thuận - 

1. Giới thiệu

Hội chứng nuôi ăn lại (Refeeding Syndrome) là một tình trạng rối loạn chuyển hóa nghiêm trọng có thể xảy ra khi bệnh nhân suy dinh dưỡng kéo dài bắt đầu được cung cấp dinh dưỡng trở lại, dù qua đường miệng, sonde hay tĩnh mạch. Nếu không được nhận diện và xử trí đúng cách, hội chứng này có thể dẫn đến các biến chứng tim mạch, thần kinh, hô hấp, và thậm chí tử vong.

2. Cơ chế bệnh sinh

- Trong tình trạng đói kéo dài, cơ thể sử dụng nguồn năng lượng dự trữ từ mỡ và protein, làm giảm hoạt động chuyển hóa glucose và giảm tiết insulin. Khi cung cấp dinh dưỡng trở lại, đặc biệt là carbohydrate, insulin được bài tiết trở lại, gây ra một loạt biến đổi chuyển hóa:

  • Tăng sử dụng glucose nội bào → tăng hấp thu phosphate, kali, magiê vào trong tế bào.
  • Hạ phosphate máu là yếu tố trung tâm, do phosphate cần thiết cho tổng hợp ATP và các quá trình chuyển hóa năng lượng.
  • Giữ nước và natri gây quá tải dịch, phù và nguy cơ suy tim.
  • Thiếu thiamin (vitamin B1) ảnh hưởng đến chuyển hóa carbohydrate và chức năng thần kinh.

3. Đối tượng nguy cơ cao

- Hội chứng nuôi ăn lại thường xảy ra ở các bệnh nhân có tình trạng suy dinh dưỡng mạn tính, đặc biệt là khi tái cung cấp năng lượng quá nhanh. Các nhóm nguy cơ bao gồm:

  • Chỉ số BMI < 16 kg/m²
  • Sụt cân > 10% trong 3–6 tháng
  • Nhịn ăn hoặc ăn rất ít ≥ 5 ngày
  • Bệnh nhân mắc chán ăn tâm thần (anorexia nervosa)
  • Bệnh nhân sau phẫu thuật tiêu hóa kéo dài, mắc bệnh mạn tính như ung thư, AIDS
  • Người nghiện rượu mạn tính
  • Bệnh nhân cao tuổi, suy nhược, nằm viện lâu ngày không được cung cấp đủ dinh dưỡng

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 17 Tháng 6 2025 20:59

Báo cáo tóm tắt: Bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chuyển hóa (MASLD) ở bệnh nhân đái tháo đường

  • PDF.

Bs Trần Thị Minh Thịnh - Khoa Nội Tiêu hóa

1. Tổng quan và Mức độ nghiêm trọng của MASLD ở bệnh nhân Đái tháo đường (ĐTĐ)

Báo cáo đồng thuận của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) năm 2025 nhấn mạnh MASLD (trước đây là NAFLD) là một vấn đề y tế ngày càng gia tăng và thường không được phát hiện ở những người mắc ĐTĐ. Sức khỏe gan thường bị bỏ qua trong các biến chứng ĐTĐ, mặc dù "tình trạng gan nhiễm mỡ ảnh hưởng đến khoảng 2/3 bệnh nhân ĐTĐ típ 2".

1.1. Tác động của MASLD

Nguy cơ cao nhất: "Những người trưởng thành mắc tiền ĐTĐ và ĐTĐ típ 2 có nguy cơ mắc MASLD cao nhất." Đặc biệt là những người béo phì.

Tiến triển bệnh gan nặng: MASLD với xơ hóa đáng kể về mặt lâm sàng (giai đoạn ≥ F2) làm tăng nguy cơ xơ gan, ung thư gan (HCC) và tử vong liên quan đến gan.

Nguyên nhân hàng đầu gây ghép gan: "Khoảng 1/5 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có nguy cơ cao mắc bệnh xơ gan do MASLD, khiến đây trở thành một trong những lý do hàng đầu dẫn đến ghép gan ở Hoa Kỳ."

Các bệnh đi kèm: MASLD làm tăng nguy cơ tiến triển từ tiền ĐTĐ thành ĐTĐ típ 2, tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch và các bệnh ác tính ngoài gan.

Tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống: MASLD "ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng sức khỏe cuộc sống và gây ra gánh nặng kinh tế đáng kể."

Xem tiếp tại đây

 
You are here Tổ chức Y học thường thức