• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Vi nấm aspergillus

  • PDF.

CN Dương Thị Thảo - Khoa Vi sinh

Aspergillus là loại nấm hoại sinh, gây viêm tai, bướu Aspergillus trong hang lao củ hoặc bệnh dị ứng. Aspergillus xâm nhập mô, phát tán khắp cơ thể.

Viêm phổi do Aspergillus đặc biệt thường gặp ở những người bị bệnh về máu, ghép tủy, ghép cơ quan, những người dùng thuốc giảm bạch cầu hoặc dùng corticoid liều cao dài ngày, làm ức chế hoạt động của đại thực bào.

Aspergillus có ái tính với máu, nên thường gây ho ra máu.

Bệnh nấm phổi ít gặp hơn các bệnh nhiễm khuẩn ở phổi và đường hô hấp.

Tuy nhiên nếu bị nhiễm nấm ở phổi thì mức độ nguy hiểm hơn nhiều do người nhiễm nấm thường là những người mà hệ  miễn dịch bị suy yếu.

Vì thế tỉ lệ tử vong do nấm phổi lên đến 80 - 90%.

vinam1

Hình ảnh nấm Aspergillus

Xét về khía cạnh tần suất hay gặp thì các bệnh nấm phổi ít gặp hơn các bệnh nhiễm khuẩn ở phổi và đường thở. Tỷ lệ bị nấm phổi chỉ vào khoảng 0,02% trong tổng số các trường hợp mắc bệnh phổi. Tức là trong 10.000 người bệnh phổi chúng ta mới gặp 2 người bị bệnh phổi do nấm gây ra. Đây là một tỷ lệ thấp nếu so sánh với các nhiễm khuẩn ở phổi và đường hô hấp, chiếm 70-80% tuỳ vào độ tuổi. Tuy nhiên, nếu đã bị nhiễm nấm phổi thì mức độ lại nguy hiểm hơn nhiều do người nhiễm nấm chủ yếu là người mắc kèm theo các bệnh lý khác và nhiễm nấm thường gây những biến chứng nặng nề cho người bệnh.

Dấu hiệu chủ yếu để chẩn đoán viêm phổi do nhiễm nấm Aspergillus:

  • Có hình ảnh thâm nhiễm trên phim X Quang lồng ngực tái phát nhiều lần.
  • Tăng bạch cầu đa nhân ái toan trong máu hoặc đàm.
  • Hen phế quản.
  • Sự mẫn cảm ở da.

Chẩn đoán bệnh nấm phổi Aspergillus bằng cận lâm sàng:

  • Xét nghiệm nấm trong đờm, dịch phế quản: soi tươi hoặc nuôi cấy.
  • Chẩn đoán bằng sinh thiết( chọc hút phổi qua thành ngực, sinh thiết qua thành phế quản)
  • Chẩn đoán huyết thanh: Xác định kết tủa đặc hiệu trong huyết thanh bằng kỹ thuật miễn dịch khuếch tán hoặc miễn dịch điện di.
  • Cấy máu để tìm nấm bằng môi trường Sabouraud ưa khí hoặc bằng hệ thống cấy máu BACTEC

Phương pháp điều trị

Trong điều trị bệnh nấm phổi Aspergillus thường dùng Steroid, thuốc giãn phế quản và cromolyn sodium.

Việc dùng Steroid toàn thân giúp kiểm soát hoàn toàn các biểu hiện lâm sàng.

Thuốc dẫn chất Imidazol (azole):

Cơ chế tác dụng: thuốc nhóm azole gắn với phần heme của cytochrome P450, làm rối loạn các chức năng oxy hoá, quá trình demethyl của lanosterrol bị ức chế dẫn đến tính luỹ 14 methyl, sterol, hai tác dụng này làm tổn thương nghiêm trọng màng tế bào và làm nấm ngừng phát triển. Với nồng độ cao hơn thuốc có tác dụng diệt nấm. 
Các thuốc nhóm azole bao gồm biazole ( có vòng 5 chứa nitơ) và triazole ( chứa 3 nitơ). Các thuốc mới thuộc vào nhóm thứ hai, bền vững hơn trong cơ thể.
Phổ tác dụng : phổ tác dụng của azole trong phòng thí nghiệm rất rộng mặc dù nồng độ thuốc khác nhau tuỳ theo điều kiện thí nghiệm. Thuốc có tác dụng với các bệnh do nấm gây ra. Trên động vật thuốc có tác dụng với các bệnh asperrgillosis và sporotrichosis, itraconazole có thể tác dụng trên bệnh nhân mắc hai bệnh trên. Không giống như nitroimidazol thuốc không có tác dụng với vi khuẩn, thuốc có tác dụng với Leishmania majorr và Prototheca.

Tỷ lệ toàn cầu của kháng  thuốc azole trong bệnh do nấm Aspergillus được ước tính là khoảng 3-6 %.

Như với Candida, nhiễm nấm Aspergillus có liên quan với tỷ lệ tử vong cao, và nhiễm trùng kháng thuốc có thể phát triển ở những người đã có tiếp xúc trước với một số thuốc kháng nấm Ngoài ra, một số nghiên cứu cho rằng kháng trong Aspergillus có thể được thúc đẩy một phần bởi việc sử dụng các thuốc kháng nấm azoles trong nông nghiệp , bảo vệ mùa màng  chống bệnh do nấm cần nghiên cứu thêm về các cơ chế kháng trong Aspergillus, phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng kháng Aspergillus.

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ môn ký sinh trùng, Giáo trình ký sinh trùng Y học, " Bệnh nấm Aspergillus ", tài liệu lưu hành nội bộ, tr.157 -160.
  2. Magill SS, Edwards JR, Bamberg W, et al. Multistate point-prevalence survey of health care-associated infections. The New England journal of medicine 2014;370:1198-208.
  3. Morgan J, Meltzer MI, Plikaytis BD, et al. Excess mortality, hospital stay, and cost due to candidemia: a case-control study using data from population-based candidemia surveillance. Infection control and hospital epidemiology 2005;26:540-7.
  4. Cleveland AA, Farley MM, Harrison LH, et al. Changes in incidence and antifungal drug resistance in candidemia: results from population-based laboratory surveillance in Atlanta and Baltimore, 2008-2011. Clinical infectious diseases 2012;55:1352-61.

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 26 Tháng 5 2016 20:11

You are here Tin tức Y học thường thức Vi nấm aspergillus