• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Kiểm soát đường thở ở bệnh nhân chấn thương hàm mặt

  • PDF.

Bs Phạm Phú Tuấn - 

Chấn thương hàm mặt là một cấp cứu khẩn cấp điều quan trọng đầu tiên là phải kiểm soát đường thở để thông khí tránh gây ngạt thở là biến chứng dẫn đến tử vong, vì kiểm soát đường thở ở những bệnh nhân này có thể phức tạp do tổn thương của họ. Thách thức đầu tiên là kiểm tra nhanh nhất, cần xử trí cấp cứu nhanh chóng để khai thông đường thở đòi hỏi phải đánh nhanh bản chất của chấn thương và ảnh hưởng của nó lên đường thở; Song song với chấn thương hàm mặt còn kèm theo một số chấn thương khác. Đặt biệtChấn thương tầng giữa mặt có thể gây gãy Le Fort I, II và III một hoặc hai bên, và dạng gãy phối hợp. Gãy Le Fort II và III có thể phối hợp với vỡ sàn sọ và rò dịch não tủy. Mảnh sàng (cribriform plate) và xoang bướm có thể bị tổn thương ở bệnh nhân gãy phức hợp mũi-sàng-ổ mắt , gãy Le Fort II và III hoặc gãy xương 2/3 mặt. Gãy tầng giữa mặt thường phối hợp với chấn thương cột sống cổ và đầu, còn gãy xương gò má và gãy xương ổ mắt phối hợp với chấn thương mắt.

gaylefort

Gãy Le Fort. (A, B) Gãy Le Fort I:

Gãy Le Fort. (C, D) Gãy Le Fort II

Gãy Le Fort. (E, F) Gãy Le Fort III

Ngoài ra còn có thêm chấn thương ngực bụng. Sưng mô mềm và phù do chấn thương đầu và cổ tổn thương thanh quản và khí quản có thể gây sưng và dịch chuyển các cấu trúc, chẳng hạn như biểu mô, sụn và dây thanh âm, do đó làm tăng nguy cơ tắc nghẽn đường thở,tổn thương đường thở… khả năng tổn thương phối hợp cũng như nguy cơ nôn ói chảy máu và hít sặc dịch dạ dày nên cần phải khám kiểm tra một cách toàn diện.

Cần quan sát tình trạng da, sự co kéo của lồng ngực và các cơ hô hấp

Thời gian để quyết định và thực hiện các phương pháp tối ưu để kiểm soát đường thở trong một số bối cảnh cụ thể thường ngắn vì tình trạng bệnh nhân có thể xấu đi nhanh chóng nguy cơ tử vong.

Kiểm soát đường thở với các thủ thuật:

Chú ý tư thế người bệnh: bệnh nhân cần được nằm nghiêng để tránh lưỡi tụt ra sau hay máu và dịch nước bọt tràn vào đường thở.

Trước tiên khai thông đường thở và cung cấp oxy: Nhanh chóng mở miệng, nâng cằm, đẩy hàm ra trước, kéo lưỡi, hút dịch, lau và lấy máu cục, máu đọng, lấy dị vật để đảm bảo không khí khẩn cấp. Nếu thấy có cản trở ở lỗ mũi sau có thể luồn ngón tay vào sau vòm miệng mềm kéo xương khẩu cái ra trước đủ để ống hút đi qua được.

Canuyn miệng hầu: có loại Guedel và Berman với các kích cỡ khác nhau,Chọn cỡ thích hợp bằng cách đặt đầu ngoài của canuyn ở ngang góc miệng bệnh nhân, nếu đầu trong canuyn tới góc hàm là phù hợp.

Chống chỉ định : Bệnh nhân tỉnh hoặc bán mê (có thể gây khạc, nôn, co thắt thanh quản), chấn thương khoang miệng, chấn thương xương hàm dưới hoặc phần hộp sọ thuộc xương hàm trên, tổn thương choán chỗ hoặc dị vật ở miệng họng

Canuyn mũi hầu:

  • Giống Canuyn miệng họng ở chỗ tách lưỡi ra khỏi thành sau họng nhưng khác là canuyn này được đặt qua mũi tạo một con đường từ lỗ mũi ngoài đến gốc lưỡi
  • Chỉ định khi không đặt được canuyn miệng hầu,
  • Có nhiều cỡ khác nhau nhưng quan trọng là chiều dài của canuyn

Chiều dài thích hợp tương xứng với khoảng cách từ dái tai tới chân cánh mũi.

Chống chỉ định : Bệnh nhân tỉnh hoặc bán mê (có thể gây khạc, nôn, co thắt thanh quản), chấn thương khoang miệng, chấn thương xương hàm dưới hoặc phần hộp sọ thuộc xương hàm trên, khi có chấn thương hoặc tổn thương choán chỗ, dị vật ở vùng mũi, trẻ nhỏ (do lỗ mũi nhỏ).

Đặt NKQ qua đường miệng:

Là thủ thuật tiêu chuẩn vàng để kiểm soát đường thở ở bệnh nhân chấn thương. Có thể thực hiện qua đường miệng với khởi mê nhanh và thủ thuật bất động cổ nằm ngang để giảm nguy cơ hít sặc 

Đặt NKQ dưới cằm qua da ở bệnh nhân chấn thương hàm mặt. 

Phẫu thuật đường thở

Phẫu thuật đường thở được xem là lựa chọn cuối cùng trong kiểm soát đường thở. Mở sụn nhẫn giáp hoặc mở khí quản dưới gây tê tại chỗ là thủ thuật cứu sống bệnh nhân trong tình huống “không thể đặt NKQ cũng không thể thông khí” nhất là trong đường thở có dịch mà BN lại đang trong tình trạng hôn mê cần phải mở khí quản cấp cứu khẩn cấp để vừa thông khí vừa hút dịch đường thở.

Khi cần có thể chủ động cho hô hấp có điều khiển (thở máy hay bóp bóng). Trong quá trình cấp cứu cần lưu ý bảo vệ cột sống cổ.và phối hợp với các chuyên khoa cùng cấp cứu điều trị cho người bệnh một cách toàn diện nhất khi có các tổn thương phối hợp.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 30 Tháng 9 2020 22:54

You are here Tin tức Y học thường thức Kiểm soát đường thở ở bệnh nhân chấn thương hàm mặt