• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tin tức – sự kiện

Những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ai cũng nên biết

  • PDF.

Nhiều trường hợp do không biết nguyên nhân thoát vị với nên có thái độ chủ quan, lơ là, không kiên trì điều trị gây nên tình trạng nhờn thuốc, các đĩa đệm dần bị thoái hóa và trở nên xơ cứng, giòn đứt và mất hẳn khả năng phục hồi.

Do đó, người bệnh không chỉ riêng vì thoát vị đĩa đệm, mà khi bị bất cứ chứng bệnh gì cũng cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, sau đó có những căn cứ nhất định mà điều trị cho thích hợp. Mời quý độc giả cùng chuyên khoa xương khớp theo dõi bài viết dưới đây:

I. Những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm không phải ai cũng biết

Theo Bác sĩ Nguyễn ThịTuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương chia sẻ, bệnh thoát vị đĩa đệm là dấu hiệu các lớp bao xơ bên ngoài đĩa đệm bị thoái hóa dẫn đến tình trạng rách ra, lớp nhân nhầy bên trong bị thoát ra ngoài sau đó chèn ép vào lớp tủy sống hoặc rễ thần kinh tạo nên những cơn đau dữ dội và dai dẳng khi vận động hoặc làm việc nặng nhọc.

Nhiều người vẫn có khá thắc mắc về những nguyên nhân gây nên chứng thoát vị đĩa đệm.

Tùy vào từng vị trí đốt sống bị thoát vị mà phân biệt bệnh ở mức độ khác nhau, thông thường chứng thoát vị đĩa đệm có hai dạng chính là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và đốt sống cổ.

Vùng cột sống là nơi trụ lực cho hoạt động của toàn bộ cơ thể, do đó với nguyên nhân có hại cho cột sống sẽ khiến cơ quan này rất dễ bị chứng thoái hóa và dễ gây nên chứng thoát vị đĩa đệm.

Vậy do đâu mà xuất hiện nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm, mời độc giả cùng thèo dõi ngay bên dưới đây:

1. Chứng bệnh thoái hóa đốt sống

Như đã nói ở trên, chứng thoái hóa các đốt sống khiến cho bệnh nhân gặp vấn đề khá khó khăn ở các đốt cột sống.

Lúc này, đĩa liên đốt và các dây chằng bị hư tổn và trở nên kém linh hoạt và không hoạt động trơn tru đúng chứng năng của nó. Hệ thống các mô sụn và dây chằng xung quanh đĩa đệm của đốt sống cũng bị ảnh hưởng trầm trọng, không còn đàn hồi và dẻo dai nên không đủ khả năng bảo vệ tốt các bao xơ của đĩa đệm. Khiến chúng bị rách và khiến dịch nhầy bên trong tràn ra ngoài, gây nên chứng thoát vị đĩa đệm.

Bên cạnh đó, người bị thoát hóa cột sống thắt lưng còn gặp các biến chứng như gai đốt cột sống, viêm cột sống… khiến các hoạt động hàng ngày bị ảnh hưởng không hề nhỏ.

2. Tuổi tác

Cột nhà nêu để lâu ngày theo thời gian thì cũng có lúc phải chịu cảnh bị lúc nát huống chi là xương khớp con người.

Theo thời gian, cột sống của người già cũng dần mất đi tính đàn hồi, không còn sự mềm dẻo nên rất dễ bị thoát vị đĩa đệm.

Căn bệnh này thường gặp ở những người có độ tuổi từ 40 – 75. Đây là độ tuổi có nguy cơ rất cao mắc chứng thoát vị đĩa đệm vì các thành phần nước bên trong “nhân nhầy” có chiều hướng suy giảm dần.

Đĩa đệm cũng không còn dẻo dai do mất nước, vòng sụn bị thoái hóa và rạn nứt nên chỉ cần 1 lực tác động nhỏ cũng sẽ khiến cho nhân nhầy chui ra ngoài và chèn ép lên các dây thần kinh thắt lưng gây đau đớn.

3. Bị tai nạn giao thông hoặc lao động

Nguyên nhân gây nên chứng thoát vị đĩa đệm cột sống là do làm việc sai tư thế, tư thế xấu gây ảnh hưởng lớn đến cột sống. Đối tượng dễ bị mắc chứng bệnh thoát vị đĩa đệm thường là những người khom cúi nhiều, ngồi một chỗ quá lâu hoặc làm việc nặng nhọc trong thời gian dài như nông dân, bốc vác, công nhân, nhân viên văn phòng, thợ may, họa sĩ, kiến trúc sư, thợ hồ…

Việc khuân bê hoặc nâng vác các vật nặng vượt quá sức mình khiến cho các đốt sống phải gánh chịu rất nhiều áp lực lớn, nếu liên tục xuất hiện trong khoảng thời gian dài ngày dễ gây nên tình trạng rách bao xơ và dẫn đến di chứng là bệnh thoát vị đĩa đệm.

Ngoài ra, người bị thoát vị đĩa đệm cột sống có thể gặp phải một tai nạn trong lao động, khi chơi thể thao hoặc khi tham gia giao thông. Phần lưng của nạn nhân phải chịu những cú va đập hoặc ngã rất mạnh. Áp lực mà cơ thể phải thừa nhận từ cú va đập này gây ảnh hưởng rất lớn cho cột sống một cách đột ngột, từ đó làm cho các đĩa đệm lệch khỏi vị trí trung tâm đốt sống, bị rạn nứt dẫn đến rách bao xơ đĩa đệm. Nhân nhày ở phía bên trong thoát và chèn vào hệ thống dây thần kinh lưng và gây đau nghiêm trọng.

4. Béo phì

Khi khối lượng cơ thể vượt quá mức độ cho phép, khi đó cột sống có nghĩa vụ nâng đỡ khối lượng của cơ thể gặp phảo áp lực khá nặng nề.

Cột sống do phải gánh chịu khối lượng tăng quá mức khiến áp lực lớn và làm việc quá sức, lâu ngày gây nên sự thoái hóa của các hệ thống khớp xương. Đặc biệt là vùng xương thắt lưng, từ đó đễ dẫn đến chứng thoát vị đĩa đệm.

5. Mang thai

Khi phụ nữ mang thai, “các bé” thường phát triển khiến cân nặng người mẹ tăng lên và tử cung giãn ra khiến cho cột sống và vùng xương chậu bị đè nén và chèn ép lên các đĩa đệm.

Đồng thời, lúc mang thai thì các hormone làm cho những dây chằng và gân cùng các cơ bị suy yếu dẫn đến cột sống dễ thoái hóa và gây nên thoát vị đĩa đệm.

6. Sinh hoạt không điều độ

Bên cạnh những vấn đề trên, người bệnh thoát vị đĩa đệm còn do một số nguyên nhân trong quá trình sinh hoạt hàng ngày như:

  • Uống rượu bia: Trong rượu và bia có những chất ngăn chặn quá trình tổng hợp các chất dinh dưỡng, phá vỡ sự tái tạo và hấp thụ canxi, từ đó khiến xương cột sống dần dần suy yếu.

  • Hút thuốc lá: Các chất oxy khi được máu vận chuyển vào đĩa đệm mới có thể giúp bộ phận này phục hồi quá trình bị thóa hóa và tổn thương. Tuy nhiên, nếu nạp vào cơ thể quá nhiều chất nicotin trong thuốc lá hoặc xì gà sẽ làm cho cơ chế tổng hợp oxy này bị giảm sút rất nhiều.

  • Ăn uống không điều độ: Nếu người bệnh dùng quá nhiều thức ăn nhanh, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ và thức ăn chứa nhiều photpho thì sẽ khiến cho lượng canxi trong cơ thể bị giảm sút nghiêm trọng, khiến cho các cơn đau xương khớp thêm trầm trọng.

⇒ Để ngăn ngừa những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần lưu ý phòng tránh ngay từ đầu để tránh hậu quả nghiêm trọng:

  • Với những người lao động trí óc, làm việc trong văn phòng thì cần nghỉ ngơi khoảng 5 phút sau khi ngồi làm việc khoảng 1 tiếng bằng cách đứng dậy đi lại quanh phòng làm việc, làm 1 vài động tác có lợi cho thắt lưng.

  • Người lao động chân tay cần chú ý không khiêng vác vật nặng quá sức; không cúi lưng để nhấc vật lên đột ngột, mà cần ngồi xổm xuống để nâng vật lên từ từ, tránh tác động mạnh mẽ lên đĩa đệm.

  • Cần tập thể dục thường xuyên như bơi lội, tập yoga, Aerobic, đi xe đạp… để giúp xương cột sống thêm rắn chắc và dẻo dai.

  • Nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất cho xương khớp như vitamin D, K, chất béo Omega – 3… gồm cá hồi, sữa, trứng, cá thu, tôm, cua, đậu hà lan, đậu nành, cà chua…

Trên đây là một số nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cũng như biện pháp phòng tránh. Ngời bệnh có thể tham khảo để có thể biết được và tránh những biến chứng nguy hiểm, tác động có hại đến sức khỏe xương khớp của mình.

Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Nguồn: ihs.org.vn

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 15:53

Thoát vị đĩa đệm khi nào nên mổ khi nào không?

  • PDF.

Thoát vị đĩa đệm khi nào nên mổ khi nào là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân thắc mắc. Vì đây là biện pháp can thiệp xâm lấn khi tình trạng bệnh nhân ở mức độ nặng, cần có sự can thiệp chuyên sâu của kỹ thuật y tế.

Bệnh thoát vị đĩa đệm đang là mối quan tâm của cộng đồng, bởi đây là căn bệnh thường gặp và ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống. Hầu hết việc điều trị bệnh này người ta có xu hướng tìm tới phương pháp phẫu thuật, nhưng thực tế cho thấy không phải trường hợp nào cũng lạm dụng phẫu thuật.

I. Không nên mổ thoát vị đĩa đệm khi bệnh mức độ nhẹ

Khi phát hiện cơ thể mình có dấu hiệu bất thường nghi ngờ có liên quan đến thoát vị đĩa đệm. Trước hết, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác, tại đây các bác sĩ sẽ dựa trên mức độ bệnh của bạn mà đưa ra hướng điều trị thích hợp.

 

Thoát vị đĩa đệm nên mổ khi nào là đúng?

Trên thực tế thì không phải trường hợp thoát vị đĩa đệm nào cũng được điều trị bằng can thiệp phẫu thuật. Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào giai đoạn, mức độ tiến triển và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Bệnh thoát vị đĩa đệm nếu được phát hiện sớm ngay từ giai đoạn đầu, lúc này các triệu chứng diễn ra còn nhẹ và chưa gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh thì việc áp dụng phương pháp phẫu thuật là hoàn toàn không cần thiết.

Hướng điều trị bảo tồn là chỉ định của bác sĩ dành cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm mức độ nhẹ, có thể là:

  • Dùng thuốc: Các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid và một số thuốc khác theo toa của bác sĩ. Bên cạnh đó, các bài thuốc Đông y cũng có tác dụng khả quan trong việc chữa thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nhẹ.

  • Xoa bóp bấm huyệt: Phương pháp này có tác dụng làm giảm đau, lưu thông mạch máu và giải phóng sự chèn ép của các rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm.

  • Châm cứu: Tác động trực tiếp lên các vị trí huyệt đạo liên quan đến vùng tổn thương bằng kim chân là nguyên tắc của phương pháp điều trị này, giúp người bệnh thuyên giảm các triệu chứng do bệnh thoát vị đĩa đệm gây nên.

  • Vật lý trị liệu: Các bài tập kéo căng cột sống hoặc một số bài tập khác có tác dụng điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm một cách hiệu quả khi bệnh đang ở mức độ nhẹ.

  • Nghỉ ngơi, ăn uống điều độ: Yếu tố nghỉ ngơi, ăn uống điều độ đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm là rất quan trọng, có ý nghĩa trong việc điều trị bệnh nhanh chóng hơn khi bệnh nhân thực hiện chữa trị đúng cách.

Tham khảo thêm:  Sau mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì kiêng gì?

II. Trường hợp nên mổ để điều trị thoát vị đĩa đệm

Trong nhiều trường hợp, phương pháp bảo tồn đã thất bại trên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm hoặc tình trạng bệnh diễn tiến nặng nề và phức tạp hơn, các khối thoát vị chèn ép lên các rễ thần kinh và tủy sống. Lúc này, một cuộc phẫu thuật có thể là rất cần thiết cho người bệnh.

Mổ thoát vị đĩa đệm khi bệnh nặng mà các phương pháp thông thường không còn tác dụng.

Phẫu thuật đĩa đệm (Diskectomy) là phẫu thuật cắt bỏ phần đĩa đệm bị hư hại. Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm được áp dụng hiện nay là:

1. Mổ hở

Đây là phương pháp phẫu thuật kinh điển để điều trị thoát vị đĩa đệm. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ rạch một đường trên da từ 4cm đến 6cm để lấy đi khối đĩa đệm thì thoát ra ngoài, đồng thời giải phóng các rễ thần kinh bị chèn ép.

Nhược điểm là tàn phá nhiều mô mềm, bên cạnh đó còn đi kèm các biến chứng như vết mổ chảy máu, nhiễm trùng,…

2. Mổ nội soi

Mổ nội soi là phương pháp phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm tiên tiến, an toàn hơn so với mổ hở. Điều đặc biệt ưu điểm của phương pháp này là đường mổ nhỏ, ít gây đau đớn, thời gian hồi phục nhanh.

Mổ nội soi thường được chỉ định đối với các trường hợp thoát vị đĩa đệm có lỗ liên hợp hay ngoài lỗ liên hợp, thể trung tâm lệch bên… Các trường hợp thoát vị đĩa đệm thể trung tâm, hẹp sống ống thì không áp dụng phương pháp mổ nội soi.

3. Mổ thoát vị đĩa đệm vi phẫu

Vi phẫu thoát vị đĩa đệm được thực hiện thông qua một vết cắt nhỏ ở đường giữa của lưng dưới. Kỹ thuật vi phẫu giúp giải phóng các rễ thần kinh bị chèn ép, lấy bỏ phần đĩa đệm bị thoát ra ngoài.

Ưu điểm của phương pháp mổ vi phẫu thoát vị đĩa đệm là tỉ lệ tái phát thấp, tính thẩm mỹ cao, ít gây biến chứng hơn trên cơ thể người bệnh.

Lưu ý: Việc điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phẫu thuật cũng còn phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, tình trạng sức khỏe của người bệnh mới có thể đi đến quyết định có nên mổ hay là không mổ thoát vị đĩa đệm ở trường hợp nặng.

Hy vọng sau bài viết trên đây, người bệnh có thể phân biệt được thoát vị đĩa đệm khi nào nên mổ khi nào không? Từ đó, lựa chọn cho mình hướng điều trị thích hợp nhất phù hợp với mức độ bệnh hiện tại. Nhằm mục đích mang lại kết quả hồi phục nhanh nhất có thể.

Chúc độc giả sớm bình phục !

Nguồn: https://vhea.org.vn/

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 15:52

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam tổ chức kỷ niệm 63 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam

  • PDF.

TCCB

Sáng ngày 27/02/2018, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 63 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2018), nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang của ngành, tôn vinh những giá trị tinh thần, những đóng góp của các thế hệ thầy thuốc, động viên công chức, viên chức bệnh viện tích cực học tập chuyên môn, rèn luyện y đức, thực hiện tốt lời dạy “Thầy thuốc phải như mẹ hiền”.

BSCKII Nguyễn Văn Hai – Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đã đến tham dự và tặng hoa chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam.

bv1

BSCKII Nguyễn Văn Hai – Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam phát biểu tại buổi lễ

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 01 Tháng 3 2018 16:11

Đọc thêm...

Thông báo lớp học tiền sản đầu năm

  • PDF.

Để đáp ứng nhu cầu của các bà bầu về kiến thức cần thiết khi sinh con, Ban Lãnh đạo Khoa Phụ Sản lại tiếp tục mở lớp học tiền sản với chuyên đề: " Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và sau đẻ"

tien san

- Đối tượng tham gia: phụ nữ mang thai, phụ nữ độ tuổi sinh sản và các người thân của sản phụ.
- Dự kiến số lượng người tham gia: 50 người.
- Thời gian: 14 giờ ngày 11/3/2018. ( hy vọng chiều CN là thời gian rãnh rỗi để các sản phụ dễ sắp xếp thời gian tham dự lớp học).
- Địa điểm: Hội trường giao ban nằm ở tầng I, Khoa Phụ Sản, BVĐK Quảng Nam, 01 Nguyễn Du ( khu nhà 05 tầng nằm sau bệnh viện)
- Báo cáo viên: BS Khoa Phụ Sản BVĐK Quảng Nam
Đăng ký qua tin nhắn hoặc cmt trên trang Fanpage Khoa Phụ Sản hoặc số điện thoại 02353821090 ( trong giờ hành chính) hay số mobile 0914034120- 016665484060- 0935822468.

Rất hân hạnh được đón tiếp.

Ban lãnh đạo khoa sản

Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa

  • PDF.

Nguyễn Thị Phước - Phòng điều dưỡng

Thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” nhằm tri ân các mẹ Việt Nam Anh hùng; từ tháng 11/2015 đến nay, tập thể công chức viên chức - người lao động Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam đã nhận phụng dưỡng 8 mẹ Việt Nam Anh hùng tại 4 xã: Duy Phú, Duy Tân, Duy Vinh và Duy Sơn thuộc huyện Duy Xuyên. Về thăm các mẹ lần này, cùng đi với chúng tôi là anh Bùi Tám Phó phòng Thương binh xã hội huyện Duy Xuyên. Anh đã đưa chúng tôi đến tận nhà mỗi mẹ. Đại diện cho tập thể CCVC và người lao động của bệnh viện, BSCKII Dương Ngọc Vinh - phó Giám đốc kiêm Chủ tịch Công đoàn bệnh viện đã ân cần hỏi thăm, động viên; trao quà và tiền phụng dưỡng các mẹ

me

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 22 Tháng 1 2018 12:31

You are here Tin tức