• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Chương trình “Phẫu thuật miễn phí cho trẻ khe hở môi – vòm miệng năm 2025” – Đăng ký, khám sàng lọc lần 1 từ 05/05/2025 đến 30/05/2025 – Liên hệ: Bs CK2 Nguyễn Minh Đức 0905309192 - Xem mục THÔNG BÁO

Tin tức – sự kiện

Những điều cần biết trước khi phẫu thuật

  • PDF.

Khoa Gây Mê Hồi Sức

Dưới đây là những thông tin giúp bạn nắm rõ những gì sẽ diễn ra trước và sau khi bạn được phẫu thuật.

KHÁM TIỀN MÊ VỚI BÁC SĨ GÂY MÊ

Bạn phải thực hiện khám tiền mê với bác sĩ gây mê trước mỗi cuộc phẫu thuật. Bác sĩ gây mê sẽ quyết định phương pháp gây mê nào là tốt nhất cho bạn. Bạn có thể được chỉ định làm một số xét nghiệm trước khi phẫu thuật và bác sĩ sẽ giải thích phương pháp gây mê được áp dụng cho bạn.

 dieucanbiet1

CAM KẾT CHẤP THUẬN PHẪU THUẬT, QUY TRÌNH VÀ GÂY MÊ

Khi đã biết thông tin đầy đủ về ca phẫu thuật của mình, bạn được yêu cầu ký bản chấp thuận, cho phép bác sĩ thực hiện ca mổ theo chương trình. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại hỏi bác sĩ phẫu thuật.

Trẻ em dưới 18 tuổi phải có bản chấp thuận nói trên và được cha mẹ hoặc người giám hộ ký.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 30 Tháng 10 2013 07:50

Đọc thêm...

Hội nghị toàn quốc lần thứ 2 Phân hội Điện sinh lý học tim và Tạo nhịp tim Việt Nam (VNSEP 2013)

  • PDF.

Trong 2 ngày 26-27 tháng 10 năm 2013 tại Thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Hội nghị toàn quốc lần thứ hai Phân hội Điện sinh lý học tim và Tạo nhịp tim Việt Nam (VNSEP2013). 

Cách đây tròn 3 năm, tháng 10 năm 2010 tại thành phố Nha Trang, Hội Điện sinh lý học và Tạo nhịp tim Việt Nam chính thức được thành lập, đánh dấu một bước phát triển lớn về nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu khoa học tiến bộ trong chăm sóc sức khỏe các bệnh nhân rối loạn nhịp tim tại Việt Nam.

IMG 0145

Hội nghị là diễn đàn chuyên môn phong phú và cập nhật về những vấn đề được quan tâm nhiều nhất trong thực hành xử trí rối loạn nhịp tim như rung nhĩ, thuốc chống đông thế hệ mới, thuốc chống loạn nhịp tim...với sự tham gia của nhiều giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học tim mạch hàng đầu trong cả nước.

Hội nghị cũng đã có các phiên báo cáo chuyên sâu, đề cập đến những vấn đề phức tạp, hóc búa trong nghiên cứu, can thiệp điện sinh lý học tim cũng như tạo nhịp tim bao gồm triệt đốt rung nhĩ bằng năng lượng tần số radio với hệ thống lập bản đồ 3 chiều các buồng tim, tạo nhịp tái đồng bộ, máy phá rung tự động...với sự tham gia của các đồng nghiệp hoạt động chuyên sâu về lĩnh vực này.

Đại diện của Khoa Nội Tim mạch BVĐK Quảng Nam với các bác sĩ hoạt động trong lĩnh vực tạo nhịp tim đã tham dự hội nghị.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 31 Tháng 10 2013 07:56

Lậu cầu (Neisseria Gonorrhoeae)

  • PDF.

KTV Võ Thi Thu Nguyệt - Khoa Vi sinh

 

Năm 1897 bệnh Lậu được Neisser tìm ra, đó là những vi khuẩn gram âm có hình hạt cà phê xếp thành từng cặp nên còn gọi là song cầu, có chiều dài 1,6cm, rộng 0,8cm, trên kính hiển vi. Lậu cầu rất yếu khi ra ngoài cơ thể, và chết nhanh ở nhiệt độ thường, nhưng vi khuẩn lậu cầu sống rất mãnh liệt ở môi trường ẩm ướt của cơ thể, cho nên giao hợp vẫn là cách lây bệnh chủ yếu. Tuy nhiên, lậu cầu cũng có thể lây qua vật dụng dùng chung.

1. Đặc điểm sinh vật học

1.1. Hình thể và tính chất bắt màu

Vi khuẩn lậu là song thể hạt cà phê, bắt màu Gram âm. Trong các trường hợp lậu điển hình, vi khuẩn đứng trong tế bào  như lèn chặt vào bạch cầu đa nhân trung tính thoái hóa. Trong trường hợp lậu mạn tính, vi khuẩn đứng ngoài tế bào và ít trong tế bào.

Trong môi trường nuôi cấy, vi khuẩn cầu lậu đa dạng, kích thước thay đổi và sắp xếp không điển hình; có thể xếp đôi hoặc thành bốn. Sự thay đổi hình thể, kích thước, cách sắp xếp biến đổi theo điều kiện môi trường nuôi cấy.

laucau o

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 24 Tháng 10 2013 14:05

Đọc thêm...

Tổng quan lọc máu liên tục

  • PDF.

Ths Bs Lê Văn Tuấn

Giải thích thuật ngữ:

Trị liệu thay thế thận (Renal Replacement Therapy – RRT): là thuật ngữ chung để chỉ các phương thức lọc máu ngoài cơ thể nhằm thay thế cho chức năng thận bị suy giảm.

Trị liệu thay thế thận liên tục (Continuous Renal Replacement Therapy – CRRT) là thuật ngữ chung để chỉ các phương thức lọc máu ngoài cơ thể nhằm thay thế cho chức năng thận bị suy giảm trong một thời gian liên tục kéo dài và áp dụng cho hoặc nhằm áp dụng cho 24 giờ mỗi ngày. Thuật ngữ CRRT hiện nay còn có lúc được dùng cho các phương thức lọc máu không phải thay thế thận nhưng theo nguyên lý của CRRT

crrt-jpg-hemodialysis

Lọc máu liên tục: thường dùng thay cho thuật ngữ CRRT.

Thẩm tách máu ngắt quãng (Intermittent Hemodialysis – IHD): còn gọi là thận nhân tạo, dùng để chỉ phương pháp lọc máu ngắt quãng, theo chu kỳ, cho các bệnh nhân bị suy thận mãn, giai đoạn cuối. Tuy nhiên, IHD cũng cho các bệnh nhân suy thận cấp

Thẩm tách máu hàng ngày hiệu quả thấp (Slow Low-Eficient Daily Dialysis – SLEDD): chính là kỹ thuật IHD nhưng với phương thức biến đổi: tốc độ dòng máu và tốc độ dòng thẩm tách chậm hơn nên tốc độ thanh thải các chất hòa tan kém hơn, bù lại thời gian một lần chạy dài hơn (8-12 giờ thay vì 3-4 giờ) và chạy hàng ngày. Thường dùng cho bệnh nhân ICU.

Lọc máu ngoài cơ thể: chỉ tát cả các phương pháp lọc máu bằng màng ngoài cơ thể, như IHD, CRRT, thay huyết tương, lọc máu hấp phụ, CPFA...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 12 Tháng 11 2013 21:34

Đọc thêm...

Heparins được khuyến cáo không dùng trong đột quỵ cấp tính

  • PDF.

Ths Bs Lê Tự Định

Một phân tích mới các dữ liệu bệnh nhân từ 5 thử nghiệm lớn dùng heparin điều trị đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp đã không xác định được chiến lược đáng tin cậy để có thể chọn ra các bệnh nhân sẽ được điều trị bằng heparin. Do đó các tác giả cho rằng các hướng dẫn sử dụng thường qui hoặc có chọn lọc heparin trong điều trị đột quỵ cấp nên được thay đổi dựa trên những kết quả này.

Tháng 5/2013 một nhóm tác giả đứng đầu bởi William Whiteley, Tiến sĩ, Đại học Edinburgh, Vương quốc Anh đã công bố trực tuyến bài báo trên tạp chí Lancet Neurology.

Ông nhận xét với Medscape Medical News , " Chúng tôi thấy heparin làm giảm nguy cơ tái phát đột quỵ nhưng cũng làm tăng nguy cơ chảy máu; vì vậy nói chung nó không có lợi trong bệnh lý này. Kết quả như nhau cho tất cả các nhóm có nguy cơ. Vấn đề chính là các bệnh nhân có nguy cơ tái phát đột quỵ cao nhất cũng là những người có nguy cơ chảy máu cao nhất ".

Tiến sĩ Whiteley giải thích rằng heparin được dùng cho bệnh nhân đột quỵ cấp khi đang nằm viện, dù không có bằng chứng hỗ trợ như việc thực hiện các thủ thuật xâm lấn. "Lý do là bởi đột quỵ là một tình trạng huyết khối và bệnh nhân sẽ có nguy cơ thuyên tắc mạch hơn, vì vậy có lẽ hợp lý khi nghĩ rằng thuốc kháng đông sẽ có lợi. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu hay phân tích gộp nào chỉ ra rằng lợi ích này vượt quá nguy cơ chảy máu".

about stroke

 HÌnh minh họa

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 21 Tháng 10 2013 21:14

Đọc thêm...

You are here Tin tức