• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Insulin

  • PDF.

Nguyễn Thị Thu Hồng - Khoa Hóa sinh

* Insulin là gì?

Insulin là một hormon peptid sau khi đã được xử lý dưới tác dụng của enzym từ pro-insulin do các tế bào beta của tụy đảo Langerhans bài tiết. Khoảng 50% lượng insulin lưu hành sẽ được loại bỏ khỏi dòng máu trong bước khởi đầu đi qua gan.

* Chức năng của Insulin:

Insulin tham gia điều hòa chuyển hóa và vận chuyển cacbohydrat, acid amin, protid và lipid và tạo thuận lợi cho quá trình nhập glucose vào mô mỡ và cơ vân. Insulin cũng kích thích sự tổng hợp và dự trữ triglycerid và protein.

isuline1

* Bài xuất Insulin:

Bài xuất insulin chủ yếu được điều hòa bởi nồng độ glucose máu: insulin sẽ được tiết ra khi nồng độ glucose huyết tương tăng lên và ngược lại, khi nồng độ glucose huyết tương giảm xuống, tình trạng tiết insulin ngừng lại. Tình trạng tiết insulin bị giảm hay mất ở các bệnh nhân bị đái tháo đường, tình trạng tiết hormon này tăng lên và mất khả năng kiểm soát ở các trường hợp có khối u tiết insulin (insulinoma).

* Điều gì xảy ra khi không có đủ Insulin?

  • Insulin kiểm soát các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, khi giảm sản xuất Insulin sẽ dẫn đến bệnh đái tháo đường. Có hai loại chính của bệnh tiểu đường : tiểu đường type 1 và type 2
  • Bệnh tiểu đường type 1:( bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin), là một tình trạng mãn tính, trong đó tuyến tụy sản xuất insulin ít hoặc không có, nội tiết tố cần thiết để cho phép glucose nhập vào tế bào để sản xuất năng lượng. Bệnh nhân đái tháo đường type 1 phụ thuộc vào insulin bên ngoài (thường là tiêm dưới da) cho sự sống còn của họ.
  • Trong bệnh tiểu đường type 2 :( bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin), là một tình trạng mãn tính ảnh hưởng đến cách cơ thể chuyển hóa glucose, nguồn nhiên liệu chính của cơ thể. Số lượng insulin không được đáp ứng bởi các tế bào beta tuyến tụy. Điều này được gọi là kháng insulin hoặc '' thiếu insulin 'tương đối'. Những bệnh nhân có thể được điều trị bằng thuốc làm giảm lượng đường trong máu của họ hoặc thậm chí có thể yêu cầu insulin bên ngoài cung cấp nếu các thuốc khác không kiểm soát lượng đường trong máu đầy đủ.

* Mục đích và chỉ định xét nghiệm:

  • Để chẩn đoán các u tế bào tiết insulin
  • Để chuẩn đoán tình trạng hạ đường huyết lúc đói
  • Để góp phần đánh giá tình trạng kháng insulin

* Gía trị bình thường:

  • 6-29µIU/mL hay 43-208pmol/L
  • Khi tiến hành làm nghiệm pháp gây tăng đường máu bằng đường uống: 60-120μU/L

* Tăng nồng độ insulin máu

Các nguyên nhân thường gặp là:

  • U tế bào tiết insulin: Nồng độ insulin máu lúc đói >50 µU/mL trong tình trạng nồng độ glucose máu thấp hoặc bình thường. Dùng tolbutamid hoặc leucin gây tình trạng tăng nhanh nồng độ insulin máu tới mức rất cao trong vòng vài phút và trở lại mức bình thường nhanh.
  • Bệnh to đầu chi (nhất là bệnh trong giai đoạn tiến triển) sau khi cho BN dùng glucose.
  • Hội chứng Cushing.
  • Không dung nạp với fructose.
  • Không dung nạp với galactose.
  • Tình trạng cường insulin.
  • Hạ glucose máu do dùng sulfonylurea.
  • Tiêm insulin ngoại sinh và hạ đường máu ngụy tạo.
  • Xơ gan do suy giảm thanh thải insulin khỏi dòng máu.
  • ĐTĐ typ 2 nhẹ chưa được điều trị nhất là ở người béo phì.
  • Béo phì.
  • Tổn thương tế bào đảo tụy .
  • Hội chứng kháng insulin tự miễn.

* Giảm nồng độ insulin máu

  • Nhiễm toan ceton do ĐTĐ(tình trạng này xảy ra do hoàn toàn không có insulin trong máu)
  • Suy chức năng tuyến yên
  • ĐTĐ typ 1

* Lợi ích của xét nghiệm định lượng insulin máu

  • XN hữu ích để chẩn đoán khối u tiết insulin :chẩn đoán tình trạng này được dựa trên định lượng đồng thời nồng độ glucose máu và nồng độ insulin máu
  • XN có thể cung cấp các thông tin hữu ích về sự hiện diện của tình trạng insulin: Nếu nồng độ insulin máu cao với một nồng độ glucose máu bình thường hay tăng cao, điều này có thể chứng tỏ tụy đang phải hoạt động tích cực hơn mức bình thường(có tình trạng kháng insulin).Tình trạng kháng insulin là một đặt trưng của hội chứng chuyển hóa với nguy cơ khiến bệnh nhân bị mắc bệnh tim do mạch vành và ĐTĐ type 2
  • Đo nồng độ insulin huyết thanh cũng được sử dụng để hổ trợ cho chuẩn đoán tình trạng hạ glucose máu và ĐTĐ:
  • XN đôi khi được áp dụng để xác nhận một bệnh nhân ĐTĐ chưa được điều trị bằng insulin hiện đã chuyển sang giai đoạn phụ thuộc insulin: nồng độ insulin máu bị giảm thấp hay không có.
  • XN giúp chuẩn đoán tình trạng hạ đường huyết giả tạo do tiêm insulin không có chỉ định của thầy thuốc :có tình trạng không tương xứng giữa một nồng độ insulin máu song nồng độ C peptid rất thấp
  • XN hữu ích để theo dõi khả năng tươi sống của mô ghép của bệnh nhân được ghép tụy

Tài liệu tham khảo:

  1. Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng
  2. http://pfrc.med.nyu.edu/handouts/pdf/all/pfrc04-000008.pdf
  3. http://www.uta.edu/biology/wilk/classnotes/endocrinology/Insulin.pdf
  4. www.aafpfoundation.org/hepp_files/files/NovoIntroToInsulinENG.pdf

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 29 Tháng 9 2016 14:08