• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Hóa chất khử khuẩn sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam

  • PDF.

Để quý đồng nghiệp có tài liệu tham khảo về các hóa chất khử khuẩn đang sử dụng tại bệnh viện, chúng tôi giới thiệu bài viết của BS.CKI Trương Thị Ngọc Lan, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn BVĐK Quảng Nam.

I. DUNG DỊCH RỬA TAY SÁT KHUẨN MICROSHIELD

1. Thành phần: Chlorhexidine Gluconate

2. Tác dụng:

- Diệt khuẩn nhanh, mạnh, phổ rộng.

- Phát huy tác dụng sát khuẩn ngay sau lần rửa đầu tiên.

- Tác dụng diệt khuẩn tích lũy qua các lần rửa.

- Hiệu quả tác dụng diệt khuẩn kéo dài 6h sau (do tạo thành lớp phim bao bọc), tránh vi khuẩn mọc lại.

- Bổ sung chất làm mềm, làm ẩm d­ưỡng da.

3. Các loại Microshield:

3.1. Microshield 4%:

-  Chứa 4% CHG.

-  Dùng để rửa tay tr­ước và sau phẫu thuật, đỡ đẻ.

3.2. Microshield 2%:

- Chứa 2% CHG.

- Dùng để rửa tay tr­ước và sau khi tiến hành các thủ thuật, thăm khám.

hc   hc11

3.3. Dung dịch rửa tay không dùng nước Microshield Handrub:

hc1   hc2

- Công nghệ được cấp bằng sáng chế tại Mỹ;

- Ethanol 60% dạng nhũ dịch trong nước;

- Hàm lượng chất giữ ẩm và dưỡng da cao, thích hợp khi phải rửa tay nhiều lần;

- Thành phần: Chlorhexidine Gluconate 0,5% trong Ethanol 60 %.

  • Diệt khuẩn mạnh, phổ rộng: diệt các vi khuẩn Gram (-) và Gram (+), virus, nấm.
  • Diệt khuẩn nhanh, có tác dụng kéo dài. Sản phẩm kết hợp đ­ợc tác dụng diệt khuẩn nhanh của Ethanol 60% và tác dụng diệt khuẩn kéo dài của Chlorhexidin.

3.4. Dung dịch sát khuẩn phụ khoa Microshield* PVP-S:

-  Công thức: povidone iodine 10%.

- Đặc điểm:

+ Sát khuẩn mạnh, phổ rộng;hc13

+ Không gây xót hay kích ứng;

+ Lành vết thương nhanh;

+ Khô nhanh.

- Chỉ định:

+ Sát khuẩn tầng sinh môn trước và sau khi sanh;

+ Sát khuẩn vùng da, niêm mạc trước và sau phẫu thuật;

+ Sát khuẩn vết thương hở, đặc biệt vết thương bẩn, nhiễm khuẩn.

II. PRESEPT VIÊN NÉN TẨY UẾ – KHỬ KHUẨN:

hc5

  • Tác dụng sát khuẩn nhanh, mạnh, phổ rộng;
  • Chống lại sự bất hoạt của các chất hữu cơ;
  • Đơn giản và chính xác trong việc sử dụng - cấp phát – bảo quản;
  • Dung dịch ổn định trong 24 h, nên phải thay hàng ngày.

III. JAVEL 0,1%-0,5%:

  • Dùng để khử khuẩn là tốt nhất vì nó có khả năng tiêu diệt HIV/AIDS, HBV rất nhanh.
  • Được sử dụng để tẩy các vết máu, chất thải cơ thể trên bề mặt dụng cụ, đồ vải;
  • Dùng để khử khuẩn sàn nhà, tường, giẻ lau, buồng vệ sinh, ca, cốc, bô, vịt...;
  • Không diệt được nha bào và nấm.

* Chú ý:  

- Là dung dịch ăn mòn kim loại, làm hư hại cao su, phai màu và giảm độ bền của vải;

- Nhanh bị hoạt hóa nên phải pha nhanh hằng ngày và thay ngay khi thấy dung dịch bẩn.

IV. CHLORAMIN B:

  • Dung dịch 1%: Dùng để tẩy uế định kỳ ở các buồng phẫu thuật, sơ sinh, lây, cách ly…
  • Dung dịch 3 %: Dùng để khử khuẩn đồ chơi trẻ em sau đó tráng bằng nước sạch.
  • Dung dịch 0,5 %: Dùng để khử khuẩn dụng cụ ăn uống như bát, đũa… Sau khi rửa cần ngâm trong dung dịch 30 - 40 phút rồi tráng lại bằng nước sạch.

V. CỒN:

  • An toàn, hiệu quả và rẻ tiền nhưng có hoạt động giới hạn;
  • Diệt vi khuẩn rất nhanh (Pseudomonas bị diệt trong vòng 10 giây);
  • Có 2 loại ethyl và isopropyl: ethyl diệt virus ưa lipid hoặc có vỏ bọc + virus ưa nước hoặc không có vỏ bọc;
  • Diệt trực khuẩn lao;
  • Nồng độ hiệu quả nhất là 60 – 90 % (nếu >90 hoặc < 50 sẽ yếu hơn nhiều);
  • Dùng tái xử lý thì ít;
  • Dùng trong dụng cụ hoặc bề mặt nhỏ hoặc để rửa sau khi xử lý ban đầu;
  • Dùng chính để sát trùng.

Tồn tại :

  • Không thể xuyên qua chất hữu cơ giàu protein.
  • Gây hư hại dụng cụ bằng nhựa, dụng cụ có gắn kiếng như nhãn áp kế hoặc ống nội soi;
  • Bốc hơi nhanh, giảm độ mạnh của cồn;
  • Cồn tẩm bông gòn để làm sạch da khi tiêm truyền hoặc đầu cao su những lọ thuốc. Nếu bình bông này mở ra thì cồn bốc hơi và cục bông sẽ không cò hiệu quả nữa.

VI. IODOPHORS:

  • Iodine làm nhuộm da và có thể có tác dụng độc;
  • Iodophors là kết hợp iodine và một vài phân tử gắn kết. Sự phối hợp này làm cho Iodophors ít độc tính hơn nhưng lại cho phép sự phóng thích kéo dài iodine tự do. Chính iodine tự do này có tác dụng diệt khuẩn;
  • Iodophors được dùng nhiều nhất là Betadine;
  • Iodophors hữu hiệu nhất khi được pha loãng đúng, nồng độ thường được dùng nhất là 10%;
  • Iodophors để sát trùng và chuẩn bị da phẫu thuật.

Tồn tại :

  • Có báo cáo nhiễm khuẩn tự phát xảy ra trước khi mở nắp chai (do nồng độ cao làm kéo dài sự phát triển của vi khuẩn thì có thể ít có tác dụng diệt khuẩn ngay). Mặt khác nếu ta pha loãng Iodophors quá nhiều thì sẽ ít hiệu quả hơn;
  • Thực tế tại BV ta dùng những bình lớn plastic đổ vào những bình nhỏ hơn được dùng tại BV thì nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ cao hơn;
  • Làm hư hại những catheters silicon khi được dùng một thời gian dài.

VII. TRICLOSAN:

  • Nồng độ hiệu quả từ 0,2 – 2 %;
  • Là chất khử khuẩn nhưng có tác dụng kéo dài, chủ yếu trên Gram dương;
  • Rẻ tiền hơn, độ mạnh ít bị ảnh hưởng bởi các chất hữu cơ và ít gây kích thích hơn Chlorhexidine, nhưng không hiệu quả bằng Chlorhexidine, cồn và Iodophors;
  • Là chất kiềm khuẩn nên có nguy cơ nhiễm lớn hơn;
  • Được dùng thường xuyên trong sản phẩm nội trợ: Ví dụ có trong kem đánh răng Colgate Total 0,3 %, xà phòng Lifebuoy.

VIII. CIDEX (Glutaraldehyde) - DUNG DỊCH KHỬ KHUẨN CẤP CAO/TIỆT KHUẨN :  

  • Phương pháp tiệt khuẩn lạnh, phù hợp với các dụng cụ không hấp sấy được;
  • Thời gian ngâm khử khuẩn: 20 phút;
  • Thời gian tái sử dụng: 14 ngày  (nên gọi là Cidex 145 hay Cidex 14 ngày);
  • Cần hoạt hóa, khó chia nhỏ.
Các vấn đề cần quan tâm
  • Nhiệt độ :

–       Nhiệt độ phòng là tốt nhất;

–       Nếu làm ấm dung dịch – bay hơi nhiều hơn.

  • Các vấn đề về tính an toàn :

–       Có thể gây đau đầu;

–       Nhạy cảm với da một số người;

–       Kích ứng đường hô hấp (có thể xảy ra);

–       Kích ứng mắt;

–       Chảy nước mũi.

  • Tuy nhiên :

–       Glutaraldehyde không gây ung thư;

–       Không ảnh hưởng đến sinh sản.

  • Cần lưu ý các lúc dễ gây kích ứng nhất: Rót từ can ra khay ngâm, pha hoạt hóa, nhúng dụng cụ vào, vớt dụng cụ ra, thải bỏ dung dịch sau khi sử dụng. Những lúc này nhất thiết phải đeo khẩu trang và kính bảo hộ.
  • Nên sử dụng Glutaraldehyde có pH kiềm, vì lý do sau:

- Tại pH kiềm, hoạt lực sát khuẩn của Glutaraldehyde mạnh hơn;

- pH kiềm bảo vệ dụng cụ chống lại sự ăn mòn.

  • Dung dịch Glutaraldehyde không nên chứa chất hoạt động bề̀ mặt (lắc không có nhiều bọt).
  • Thông khí phòng.
  • Sử dụng các dụng cụ phòng hộ cá nhân : kính, mũ, khẩu trang…
  • Tập huấn, hướng dẫn người sử dụng.
  • Đảm bảo tuân thủ đúng quy trình.

IX. CIDEX OPA (Ortho-phthalaldehyde 0,55%) :

  • Diệt hoàn toàn vi khuẩn, virus, nấm trong vòng 5 phút;
  • Không cần hoạt hóa;
  • Không mùi, không kích ứng;
  • Tái sử dụng trong 14 ngày;
  • Dung dịch còn trong can sau khi mở nắp có thể sử dụng trong 75 ngày;
  • Dễ chia nhỏ, phù hợp với tuyến dưới;
  • Khả năng diệt khuẩn hoàn hảo, có tác dụng với cả các vi sinh vật đã đề kháng glutaraldehyde;
  • Hoạt chất diệt khuẩn nhanh nhất hiện có (5 phút);
  • Tương hợp với nhiều chất liệu và dụng cụ;
  • Có que thử để kiểm định hoạt lực;
  • Thời gian sử dụng dài (75 ngày);
  • Ít bay hơi, không kích ứng.

hc6   hc8

Ortho-phthalaldehyde (OPA) và Glutaraldehyde (GTA)

hc7

X. DUNG DỊCH TẨY RỬA CIDEZYME :

  • Chứa enzyme Protease;
  • Làm sạch chất bẩn nằm sâu trong khe kẽ mà không cần cọ rửa;
  • Tác dụng nhanh :2- 3 phút;
  • Ít tạo bọt, mùi thơm dễ chịu;
  • Thông tắc cho máy nội soi;
  • Tỷ lệ pha : 8ml/ 1L nước.

hc14

Lưu ý:

- Cidezyme pha loãng theo tỷ lệ 8ml Cidezyme trong 1L nước sạch. Dung dịch đổ đi khi thấy bẩn rõ, tối đa trong 24h.
- Chất bẩn hữu cơ còn sót lại trên dụng cụ khi tiếp xúc với Cidex OPA sẽ tạo thành vết màu xám, giúp phát hiện dụng cụ chưa được xử lý đúng qui trình.

* Tài liệu tham khảo :

- Tập huấn kiểm soát nhiễm khuẩn chuyên đề " Hóa chất khử khuẩn " tháng 03/2003.
- Tập huấn kiểm soát nhiễm khuẩn năm 1999, 2000, 2004.
- Qui trình kiểm soát nhiễm khuẩn năm 2006.
- Tự điển Dược thư năm 2002.
- Hướng dẫn sử dụng của Công ty Johsson and Johsson Medical.

 BS CKI TRƯƠNG THỊ NGỌC LAN - TK KSNK BV ĐK QUẢNG NAM


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 12 Tháng 8 2012 18:27

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV Hóa chất khử khuẩn sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam