• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Chương trình “Phẫu thuật miễn phí cho trẻ khe hở môi – vòm miệng năm 2025” – Đăng ký, khám sàng lọc lần 1 từ 05/05/2025 đến 30/05/2025 – Liên hệ: Bs CK2 Nguyễn Minh Đức 0905309192 - Xem mục THÔNG BÁO

Tập san Y học

Bước tiến trong điều trị bệnh lý hắc võng mạc trung tâm thanh dịch (p.1)

  • PDF.

(Central Serous Chorioretinopathy – CSCR)

Bs Lê Văn Hiếu - Khoa Mắt

ĐẠI CƯƠNG:

Bệnh lý hắc võng mạc trung tâm thanh dịch (Central Serous Chorioretinopathy – CSCR) là căn bệnh mà chỉ mới một phần nào đã được biết đến và nghiên cứu. Những tiến bộ khoa học mới nhất đã cho chúng ta hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Những rối loạn của hắc mạc được xác định là yếu tố chủ yếu gây ra sự tiến triễn của CSC. Những phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện nay đã giúp ích nhiều trong việc theo dõi diễn tiến của bệnh với các phương pháp điều trị khác nhau. Đặc biệt chụp cắt lớp đáy mắt (OCT) giúp quan sát được độ dày của hắc mạc trong quá trình điều trị. Đến nay, liệu pháp quang đông võng mạc và laser võng mạc vẫn là phương pháp điều trị chính. Tuy nhiên những hiểu biết về sinh lý bệnh trong tương lai sẽ giúp lựa chọn các thuốc phù hợp nhất cho bệnh lý này.

Hieubs1

Hình 1: Mắt trái của một bệnh nhân nam 32 tuổi bị CSCR mãn tính cho thấy hình ảnh lớp dịch dưới võng mạc (hình trên bên phải). Chụp mạch huỳnh quang cho thấy những điểm rò rỉ giữa gai thị và hoàng điểm (hình trên bên trái). 6 tháng sau khi quang đông bằng laser những điểm rò rỉ ta thấy lớp dịch dưới võng mạc đã tiêu đi nhưng để lại sẹo do tia laser và làm teo biểu mô sắc tố võng mạc ( hình dưới bên phải). Chụp mạch huỳnh quang cho thấy khu vực  giảm tính thấm huỳnh quang tương ứng với vết sẹo laser (hình dưới bên trái). ( hình ảnh của Bác sĩ Saba Al-Rashaed).

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 15 Tháng 12 2015 17:53

Sinh thiết lõi qua da dưới hướng dẫn siêu âm và cắt lớp vi tính

  • PDF.

Bs Nguyễn Minh Khánh - Khoa CĐHA

sinhthi1

Xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 10 Tháng 12 2015 09:42

Ung thư buồng trứng (p.2)

  • PDF.

Bs CKI Trần Quốc Chiến - Khoa Ung Bướu

PHẦN II

SÀNG LỌC UNG THƯ BUỒNG TRỨNG

Yếu tố tiên lượng chính yếu nhất trong ung thư buồng trứng là giai đoạn bệnh. Mục đích chính của test sàng lọc vì vậy làm tăng thời gian sống thêm bằng cách chẩn đoán được bệnh khi còn ở giai đoạn tại chỗ hoặc có thể điều trị triệt căn. Tuy nhiên, mặc dầu có đủ dữ liệu xác thực gợi ý rằng việc sàng lọc có thể phát hiện ung thư ở phụ nữ không có triệu chứng, vẫn không có đủ bằng chứng để cho rằng việc phát hiện bệnh đưa đến việc cải thiện kéo dài thời gian sống và chất lượng cuộc sống.

ungthuBTT2

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 08 Tháng 5 2016 08:31

Ung thư buồng trứng

  • PDF.

Bs CKI Trần Quốc Chiến - Khoa Ung Bướu

PHẦN I

DỊCH TỄ HỌC, TỬ SUẤT VÀ NGUYÊN NHÂN

1/ DỊCH TỄ HỌC

Ung thư biểu mô buồng trứng là loại ung thư thường gặp nhất ở ống sinh dục nữ. Là loại ung thư thường gặp đứng hàng thứ 6 ở Hoa Kỳ. Tần suất là 33 trường hợp trên 100.000 phụ nữ ở độ tuổi ≥50; nguy cơ phát sinh ung thư buồng trứng trong đời sống của phụ nữ ở Hoa Kỳ xấp xỉ 1/70 (1,7%). 90% ung thư buồng trứng là biểu mô nguyên phát, chiếm khoảng 21.600 phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng vào năm 2008. Ung thư buồng trứng là nguyên nhân gây chết do ung thư đứng hàng thứ 5 ở phụ nữ, chiếm khoảng 4% các trường hợp ung thư mới được chẩn đoán và 5% các trường hợp tử vong do ung thư. Người ta đã ước đoán rằng ung thư buồng trứng gây ra 15.520 trường hợp tử vong vào năm 2008 ở Hoa Kỳ.

ungthuBTT1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 08 Tháng 5 2016 08:29

Chiến lược giảm thiểu tỉ lệ mổ lấy thai

  • PDF.

Ths Phan Hồng Ngọc - Khoa Sản

Năm 1985, Tổ chức Y tế Thế giới, đăng trên báo Lancet bài “Kỹ thuật sinh đẻ thích hợp” (Appropriate technology for birth) cho rằng, ở những nước có tỉ lệ tử vong chu sinh thấp nhất trên thế giới thì tỉ lệ mổ lấy thai (MLT) dưới 10%, và không có sự biện minh chính đáng nào cho những nơi có tỉ lệ này cao hơn 10-15%. Tỉ lệ MLT từ 20% trở lên được cho là cao. Tuy vậy, tỉ lệ MLT ngày càng tăng vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có những yêu cầu của thai phụ như: sợ bị tổn thương sàn chậu, sợ bé sơ sinh bị tổn thương khi sinh ngả âm đạo; thai phụ không tự tin là có thể rặn sinh được... Những yêu cầu không chính đáng này vẫn được một số bệnh viện đáp ứng cho MLT dù không có chỉ định sản khoa.

mltt

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 27 Tháng 11 2015 06:59

You are here Đào tạo Tập san Y học