Bs Trần Lâm -
(HOLIDAY HEART SYNDROME - HHS)
A. Giới thiệu chung về tác hại của rượu bia
Theo Liên đoàn tim mạch thế giới (WHF) [1], trong vài thập niên qua, tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch đã tăng gần gấp đôi, và rượu đóng một vai trò quan trọng. Rượu liên quan với ung thư khoang miệng và hầu, thanh quản, thực quản, gan, dạ dày, vú, đại - trực tràng. Nghiên cứu ở một số quốc gia cho thấy, nguy cơ bị đa bệnh tăng gấp 4 lần ở những người uống rượu. Trong năm 2019, thế giới có gần 2,4 triệu ca tử vong do rượu, chiếm 4,3% tổng số ca tử vong toàn cầu. Việc sử dụng rượu cũng có một tác động xã hội đáng kể, liên quan đến tai nạn giao thông, thương tích, mất hạnh phúc gia đình, và là gánh nặng của một quốc gia. Con cái có cha mẹ nghiện rượu cũng có tỷ lệ nghiện rượu cao hơn trong tương lai.
Dựa vào các bằng chứng gần đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng: “Không có mức cồn nào là an toàn cho sức khỏe”. Uống rượu ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất, liên quan đến chất lượng cuộc sống kém hơn và tình trạng nghèo đói. Ngay cả với một lượng nhỏ, rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Rượu có thể gây nên các rối loạn chức năng nhận thức và vận động nặng hơn ở phụ nữ với mức uống thấp hơn nhiều so với nam giới. Rượu cũng tham gia vào các bệnh nhiễm trùng và không nhiễm trùng khác. Do vậy, trong Chương trình hành động toàn cầu về dự phòng ngừa và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm, WHO đã kêu gọi giảm tương đối 10% lượng rượu bia bình quân đầu người từ năm 2013-2030 [1].

Đọc thêm...