• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Cập nhật điều trị sa tạng chậu

  • PDF.

Bs CK2 Nguyễn Thị Kiều Trinh - Khoa Phụ Sản

Sa tạng chậu là sự sa xuống của các tạng chậu do sự suy yếu các cơ và các mô liên kết vùng chậu do chấn thương trực tiếp, tổn thương thần kinh. Các tạng bị sa xuống bao gồm tử cung, bàng quang, trực tràng, ruột non và ruột già, và vòm âm đạo qua khe niệu dục.Trong những trường hợp nặng những thoát vị này có thể vượt qua vết màng trinh và lồi ra ngoài lỗ âm đạo. Tỷ lệ sa tạng chậu chiếm khoảng 44% ở nữ giới và là mối quan tâm về sức khỏe ảnh hưởng đến hàng triệu phụ nữ trên thế giới.

stc1

Hình 1: Sa tạng chậu

Các nhà nghiên cứu đồng thuận về sa tạng chậu do nhiều nguyên nhân khác nhau và gia tăng theo tuổi. Có nhiều yếu tố nguy cơ bao gồm mang thai, sanh ngã âm đạo, mãn kinh ( tuổi cao, thiếu hụt estrogen), gia tăng áp lực ổ bụng mạn tính ( ho nhiều, COPD, táo bón), béo phì, chấn thương vùng chậu, yếu tố di truyền ( chủng tộc, rối loạn mô liên kết), cắt tử cung, cốt sống đôi. Một số yếu tố rủi ro khác liên quan đến sản khoa đang còn tranh luận bao gồm thai to, chuyển dạ kéo dài giai đoạn sổ thai, sinh con < 25 tuổi, sanh Forceps, tê ngoài màng cứng, rách tầng sinh môn.

Sa tạng chậu có nhiều loại:

  • Sa bọng đái kiểu túi (cystocele)
  • Sa trực tràng kiểu túi ( rectocele)
  • Sa ruột non kiểu túi ( enterocele)
  • Sa tử cung ( uterine prolapse)

Hiện nay, người ta đánh giá sa tạng chậu theo hệ thống phân loại sa tạng chậu theo POP-Q ( pelvic organ prolapse quatification) ( Bump,1996). Với các quy ước liên quan đến các điểm thành trước , thành sau âm đạo, khe niệu dục và đáy chậu và mặt phẳng ngang màng trinh để tính ra mức độ sa tạng chậu.

  • Độ 0: không sa tạng
  • Độ I: phần xa nhất của tạng sa > 1cm trên vết màng trinh
  • Độ II: phần xa nhât của tạng sa ≤ 1cm ở trên hoặc dưới vết màng trinh
  • Độ III: phần xa nhất của tạng sa >1cm dưới vết màng trinh nhưng không quá 2cm so với tổng chiều dài âm đạo
  • Độ IV: Lộn ngược hoàn toàn ống sinh dục dưới.

Những năm gần đây, do hiểu biết về động lực học của nâng đỡ tạng chậu, người ta ta nhận thấy nguyên tắc đúng của việc sữa chữa tạng chậu là phục hồi các cấu trúc nâng đỡ chứ không phải là phẫu thuật cắt bỏ tử cung qua ngã âm đạo như trước đây. Phương pháp phẫu thuật hiện nay đang hướng đến là tái tạo các khiếm khuyết gây sa tạng chậu như phẫu thuật treo tử cung qua ngã bụng hoặc ngã âm đạo, treo thành âm đạo vào mõm nhô xương cùng có sử dụng mảnh ghép hay không có mảnh ghép, phẫu thuật treo sa tạng chậu bằng dãi treo …

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp phẫu thuật điều trị sa tạng chậu nào thể hiện tính bền vững lâu dài. Vậy giải pháp nào cho những phụ nữ với tuổi thọ cao, thời gian sống còn dài trên 20 năm, muốn có thêm lựa chọn không phẫu thuật mà vẫn hiệu quả, muốn sanh thêm, hoặc những phụ nữ không thể phẫu thuật do tình trạng sức khỏe, bệnh lý nội khoa nặng?.Một số phương pháp điều trị bảo tồn đã được chứng minh là hữu ích.

  1. Thay đổi lối sống: bao gồm diều trị ho, ngừng hút thuốc, chống thừa cân và béo phì, thay đổi thức ăn giàu chất xơ, uống nhiều nước
  2. Bổ sung nội tiết tố như bôi kem estrogen hàng ngày được chứng minh có hiệu quả cho các phụ nữ mãn kinh bị rối loạn tiểu không tự chủ do teo mô niệu dục.
  3. Tập cơ sàn chậu được xem là có hiệu quả theo ghi nhận của Tổng quan Cochrane cũng như RCOG. Từ thập niên 1940, Arnold Kegel đã hướng dẫn bài tập cơ vùng chậu cho các bệnh nhân bị suy yếu về chức năng co cơ đáy chậu và chế tạo ra thiết bị đo đáy chậu.
  4. Vòng nâng đỡ trong âm đạo (pessary) hiện nay được xem như phương pháp điều trị bảo tồn sa tạng chậu hiệu quả nhất không chỉ giảm độ sa tạng chậu (90%) mà còn cải thiện gần 50% các triệu chứng rối loạn chức năng đường tiểu và tiêu hóa dưới. Ngoài ra đặt pessary còn đạt được sự hài lòng và chấp nhận của phụ nữ khá cao (70%-92%). Theo điều tra ở Mỹ và Anh thì 77% và 86,7% bác sĩ phụ khoa kê toa pessary như điều trị đầu tay với sa tạng vùng chậu bởi vì đây là phương pháp điều trị bảo tồn hiệu quả, an toàn mà hầu như không có tác dụng phụ nặng.

Có thể xem chi tiết tại đây.


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 19 Tháng 12 2018 17:50

You are here Đào tạo Đào tạo ngành y tế Cập nhật điều trị sa tạng chậu