• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo NCKH

Các tư thế an toàn khi điều dưỡng tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu

  • PDF.

CN Trần Thị Tuyết - Khoa Cấp cứu

Hàng ngày, Khoa Cấp cứu tiếp nhận hầu hết những bệnh trong tình trạng nguy kịch như: ngưng thở, dọa ngưng thở, sốc do mọi nguyên nhân, đa chấn thương, rối loạn tri giác: Lơ mơ, hôn mê, rối loạn dấu hiệu sinh tồn, xuất huyết tiêu hóa, ngộ độc cấp, các cơn đau cấp tính…Do đó khi điều dưỡng tiếp nhận bệnh và cho người bệnh nằm ở tư thế thích hợp góp phần làm giảm nhẹ tình trạng rối loạn dấu hiệu sinh tồn, tạo điều kiện thoải mái cho người bệnh, hạn chế tiến triển và biến chứng của bệnh, giúp cho công tác điều trị, chăm sóc người bệnh đạt kết quả tốt hơn.

Dưới đây là những tư thế an toàn áp dụng cho từng bệnh.

1. Tư thế nằm ngửa thẳng:

1.1. Trường hợp áp dụng: Cho bệnh nhân hạ huyết áp, chấn thương cột sống, các cấp cứu cơ bản về hô hấp, tuần hoàn như bóp bóng qua mặt nạ, ép tim ngoài lồng ngực.  

1.2. Trường hợp không áp dụng: bệnh nhân hôn mê, bệnh nhân nôn (sợ chất nôn lạc đường).

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 27 Tháng 6 2015 19:34

Đọc thêm...

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị MERS-CoV

  • PDF.

Ths Cao Thành Vân - Khoa YHNĐ

mers

Xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 24 Tháng 6 2015 20:05

Sử dụng chẹn beta trên bệnh nhân nặng: từ sinh lý đến bằng chứng lâm sàng

  • PDF.

Ths Lê Văn Tuấn - Khoa ICU

Giới thiệu

Các chẹn β thường được sử dụng trong điều trị bệnh tim mạch, giúp giảm nguy cơ nhồi máu tái phát và tử vong sau nhồi máu cơ tim. Trong thực tế, thuốc làm giảm tiêu thụ oxy của cơ tim và do đó làm giảm mức độ thiếu máu cục bộ tim. Hai thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên chứng minh rằng việc sử dụng chu phẫu chẹn β có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc các biến chứng tim mạch, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong sau phẫu thuật tim. Tuy nhiên, những kết quả này không được xác nhận trong ba thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên tiếp theo cũng như trong một nghiên cứu thuần tập lớn. Tương tự như vậy, một nghiên cứu đánh giá thiếu máu cục bộ chu phẫu POISE nhận thấy các bệnh nhân sử dụng metoprolol succinate 30 ngày trước khi phẫu thuật đã giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim sau phẫu thuật so với nhóm chứng nhưng lại tăng nguy cơ đột quỵ và tử vong có liên quan đến sự gia tăng tình trạng hạ huyết áp, nhịp tim chậm và xuất huyết. Trong những năm qua, những kết quả đáng ngạc nhiên đã dẫn đến nhiều thay đổi khác nhau trong hướng dẫn thực hành; Cụ thể, gần đây năm 2014 hướng dẫn của Hội tim mạch Mỹ (AHA) khuyến cáo rằng chẹn β chu phẫu chỉ nên dùng ở những bệnh nhân được coi là có nguy cơ thiếu máu cục bộ cơ tim trung bình hoặc cao.

esmo1

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 19 Tháng 6 2015 10:30

Đọc thêm...

Cập nhật chẩn đoán và xử trí sốc phản vệ

  • PDF.

Bs CKI Hồ Ngọc Ánh - Khoa ICU

SOCPHAN1

Xem tại đây

Cập nhật về SẨY THAI LIÊN TIẾP: Nguyên nhân và khả năng dự phòng hiện nay

  • PDF.

Ths Phan Thị Hồng Ngọc - Khoa Sản

1. Đặt vấn đề

Ông cha ta ngày xưa có câu “Mẹ tròn, con vuông” để mong muốn tất cả các phụ nữ có thai đều kết thúc thai kỳ bình thường. Sẩy thai (ST) thật sự là một sang chấn tâm lý về thể chất và tinh thần, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

ST khi  thai nhi bị tống xuất khỏi buồng tử cung trước 22 tuần. Trong trường hợp không thể xác định rõ ràng được tuổi thai thì có thể gọi là sẩy thai nếu cân nặng thai nhi dưới 500 gram. Gọi là Sẩy thai liên tiếp (STLT) khi sẩy thai 2 lần liên tục trở lên ( ACOG,2002, ASRM,2008) hoặc  ≥ 3 lần (Cunningham 2010)

Thai kỳ được xác nhận bằng siêu âm, hay mô học và không bao gồm TNTC, thai trứng, thai sinh hóa. Nguy cơ thay đổi tùy theo số lần sẩy thai, đã từng sinh con còn sống và có con bị dị tật hay không.

saytha1

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 11 Tháng 6 2015 19:30

Đọc thêm...

You are here Đào tạo