• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo NCKH

Viêm thận bể thận khí thủng

  • PDF.

Bs CKI Trần Quốc Chiến

Viêm thận bể thận khí thủng (Emphysematous pyelonephritis- EPN) là một nhiễm trùng hoại thư nghiêm trọng của nhu mô thận; nó gây ra khí hình thành ở trong hệ thống góp, nhu mô thận và/hoặc ở các mô quanh thận. Khí chỉ ở trong bể thận, mà không có trong nhu mô thận, thì thường được qui cho là viêm bể thận khí thủng. EPN thường gặp ở những người bị bệnh đái tháo đường, và sự biểu hiện của EPN giống với viêm thận bể thận cấp. Tuy nhiên, diễn biến lâm sàng của EPN có thể nghiêm trọng và đe dọa tính mạng nếu không được nhận ra và không được điều trị một cách nhanh chóng.

Trường hợp khí niệu đầu tiên đã được báo cáo vào năm 1898; kể từ lúc đó, xấp xỉ 200 trường hợp EPN đã được báo cáo. Mặc dầu hầu hết thông tin có được là từ các báo cáo ca bệnh, một vài chuỗi dữ liệu lớn cũng đã được báo cáo. Bài báo này mô tả sinh bệnh học, phân loại, các biến chứng và điều trị EPN dựa vào việc đánh giá lại 05 chuỗi dữ liệu lớn ở 149 bệnh nhân.

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 15 Tháng 2 2015 20:43

Đọc thêm...

Truyền máu cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên cấp tính: chiến lược 7g/dL

  • PDF.

Ths Lê Văn Tuấn - Khoa ICU

Các phương pháp điều trị truyền máu cho bệnh nhân xuất huyết đường tiêu hóa trên cấp tính đã thay đổi trong những năm qua. Trong một thời gian, trọng tâm điều trị là tránh hoặc truyền chậm trễ vì khả năng làm tăng huyết áp sẽ gây tái xuất huyết. Tiếp theo là cách tiếp cận tự do đề nghị truyền máu đến một ngưỡng hemoglobin là 10 g / dL. Tuy nhiên dựa trên cơ sở dữ liệu gần đây hơn, các khuyến cáo đã hạn chế và đề nghị một ngưỡng hemoglobin là 7 g / dL.

truyen1

Hiện nay, một nghiên cứu rất quan trọng được thực hiện bởi Villanueva và cộng sự (2013) đã cung cấp tài liệu quan trọng hỗ trợ và biện minh cho chiến lược về điều trị chảy máu cấp đường tiêu hóa trên với ngưỡng 7 g / dL hemoglobin. Họ ghi nhận 921 bệnh nhân chảy máu đường tiêu hóa trên với mức độ trầm trọng và phân chia ngẫu nhiên 461 bệnh nhân được điều trị với một chiến lược hạn chế (truyền ở mức độ hemoglobin <7 g / dL) và 460 với  một chiến lược tự do (truyền ở mức độ hemoglobin <9 g / dL). Phân tầng ngẫu nhiên theo sự hiện diện hay vắng mặt của bệnh lý xơ gan.

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 15 Tháng 2 2015 20:39

Đọc thêm...

Phác đồ gây mê trong mổ nội soi ổ bụng

  • PDF.

Bs CKI Dương Văn Truyền - Khoa GMHS

I. Đại cương:

Gây mê phẫu thuật nội soi (PTNS) có 3 đặc thù chủ yếu:

  1. Do chính kỹ thuật nội soi và tư thế phẫu thuật.
  2. Do bơm hơi trong ổ phúc mạc (khí CO2). Những biến loạn tuần hoàn và hô hấp được tao ra do chính kỹ thuật và  do khí trong ổ phúc mạc tạo ra.
  3. Do chính kỹ thuật gây mê.

II. Gây mê hồi sức trong phẫu thuật nội soi:

1. Thăm khám trước khi gây mê:

-Khai thác tiền sữ bệnh lý.

-Khám lâm sàng  đánh giá tổng trạng chung của BN và dự đoán được các nguy cơ, phát hiện các bệnh lý kèm theo đặc biệt là tim mạch và hô hấp…

-Tầm soát những xét nghiệm cần thiết: công thức máu, chức năng đông máu, chức năng gan, thận, chụp phim phổi, ECG và siêu âm tim đối với những BN nguy cơ cao…

-Lựa chọn BN

  • Những BN có bệnh lý tim mạch, hô hấp cần dự phòng, cân nhắc và được đánh giá kỹ càng những biến loạn về mặt huyết động, hô hấp mà phẫu thuật nội soi gây ra: suy tim, bệnh lý mạch vành, kén khí phổi, khí phế thủng, loạn dưỡng nhu mô phổi…
  • Chống chỉ định ở những bệnh nhân có bệnh tim có shunt P-T, BN đang trong tình trạng shock, thiếu khối lượng tuần hoàn chưa được điều chỉnh, BN có tăng áp lực sọ não(u não, CTSN), tăng nhãn áp.

noisoi1

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 19 Tháng 1 2015 07:32

Đọc thêm...

Đột quỵ trong can thiệp động mạch vành qua da

  • PDF.

Ths Nguyễn Lương Quang - Khoa Nội TM

MỞ ĐẦU

Đột quỵ là nguyên nhân thứ ba dẫn đến tử vong và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tàn phế của mô hình bệnh tật ở Hoa Kỳ. Các yếu tố nguy cơ đột quỵ là rất giống với những nguy cơ mắc bệnh động mạch vành, do đó bệnh nhân được can thiệp động mạch vành càng có nguy cơ đột quỵ cao khi làm thủ thuật.

Các thủ thuật can thiệp tim mạch đã và đang là biện pháp ngày càng được áp dụng  để chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch. Đây là thủ thuật xâm lấn và vì vậy sẽ có nguy cơ gặp nhiều biến chứng như: biến chứng mạch máu, huyết động, loạn nhịp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh thận do thuốc cản quang và tử vong. Biến chứng đột quỵ liên quan với thủ thuật khác nhau tuỳ theo loại thủ thuật. Các bệnh nhân can thiệp có tỉ lệ biến chứng đột quỵ cao hơn do dùng ống thông can thiệp cứng và lớn so với các thủ thuật chẩn đoán đơn thuần. Biến chứng này tuy hiếm nhưng sẽ làm tăng tỉ lệ tử vong, gây tàn phế và kéo dài thời gian nằm viện của bệnh nhân. Tại Mỹ, hàng năm hơn 2 triệu thủ thuật thông tim nên cũng gây ra hàng ngàn đột quỵ sau cau can thiệp. Bài viết dưới đây sẽ nêu những nét tổng quan về dịch tể, nguyên nhân, dự phòng…chúng tôi ngõ hầu sẽ chia cùng độc giả những những nét rất khái quát về một biến chứng nguy hiểm trong các thủ thuật tại tim mà không phải lúc nào phẫu thuật viên cũng có thể kiểm soát được.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 19 Tháng 1 2015 07:12

Đọc thêm...

Ứng dụng phân loại của Hiệp hội Sản Phụ khoa Mỹ 2009 trong theo dõi liên tục nhịp tim thai bằng monitoring sản khoa

  • PDF.

Ths Phan Hồng Ngọc - Khoa Sản

1. Lịch sử của monitoring sản khoa

Vào thế kỷ thứ XVII, Phillipe Le Gaust người đầu tiên mô tả việc nghe tiếng tim thai trong một bài thơ. Năm 1818, François Mayer, người Thụy Sĩ đã ghi nhận rằng ta có thể nghe được tiếng tim thai khi đặt tai vào thành bụng người mẹ. Năm 1821, một người Pháp Lejumeau de Kergaradec là người đầu tiên nêu lên rằng dựa vào việc nghe tim thai ta có thể chẩn đoán thai nghén, song thai hoặc tư thế của thai trong tử cung [8], [12]. Năm 1917, bác sĩ David Hillis, nhà sản khoa người Mỹ đã dùng ống nghe như kiểu thông thường để nghiên cứu tiếng tim của thai nhi. Cũng vào năm đó, J B Delee tự cho là chính ông ta đã tiến hành việc đó trước. Về sau phương tiện để thăm dò thai nhi có tên chung là Delle - Hillis.

tcg1

Máy monitoring sản khoa

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 16 Tháng 1 2015 20:15

Đọc thêm...

You are here Đào tạo