• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Chương trình “Phẫu thuật miễn phí cho trẻ khe hở môi – vòm miệng năm 2025” – Đăng ký, khám sàng lọc lần 1 từ 05/05/2025 đến 30/05/2025 – Liên hệ: Bs CK2 Nguyễn Minh Đức 0905309192 ------------ Chào mừng HỘI NGHỊ KHOA HỌC MẠNG LƯỚI CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH LẦN THỨ 7 - Ngày 06-07/06/2025 tại TP Tam Kỳ - Quảng Nam

Y học thường thức

Virus viêm gan B

  • PDF.

ĐẠI CƯƠNG

Baruch, Blumberg và cộng sự đã phát hiện kháng nguyên Australia vào năm 1970. Sau đó kháng nguyên này được xác định là kháng nguyên bề mặt của hạt virus và năm 1976 được gọi là HBsAg (Hepatitis B surface antigen) - kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B

viemganB1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 12 Tháng 10 2012 20:20

Trực khuẩn phong

  • PDF.
I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC

Trực khuẩn phong (hủi) được Hansen người Na Uy tìm ra năm 1874 ở Novergia.

1. Hình thể-bắt màu

- Vi khuẩn có hình que như vi khuẩn lao nhưng to đậm hơn, không có lông, vỏ và nha bào.

- Bắt màu đỏ theo phương pháp nhuộm Ziehl - Neelsen, sắp xếp thành từng đám giống như bó củi. Vi khuẩn dễ bị tẩy màu bởi alcol acid hơn vi khuẩn lao.

- Cấu tạo: Giống vi khuẩn lao, giàu lipid cho nên kháng lại alcol- acid.

Ngoài ra có thêm acid mycolic, acid leprosinic.

tkphong

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 25 Tháng 9 2012 14:49

Công nghệ xứ lý chất thải rắn y tế không đốt - Xu thế mới thân thiện với môi trường

  • PDF.

Khoa Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn

Chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế trong quá trình hoạt động chuyên môn chứa nhiều yếu tố nguy hại. Theo nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới (WHO), thành phần nguy hại trong chất thải rắn y tế chiếm từ 10 - 25%, bao gồm các chất thải lây nhiễm, dược chất, chất hóa học, phóng xạ, kim loại nặng, chất dễ cháy, nổ... Còn lại 75 - 90%, gồm các chất thải thông thường, tương tự như chất thải sinh hoạt, trong đó có nhiều thành phần không chứa yếu tố nguy hại như nhựa, thủy tỉnh, kim loại, giấy... có thể tái chế.

xuly

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 24 Tháng 9 2012 21:56

Chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch máu não

  • PDF.

Tai biến mạch máu não (TBMMN) là giảm chức năng của não xảy ra đột ngột do mạch máu não bị vỡ hoặc tắc mà không phải do chấn thương.

TBMMN tăng theo lứa tuổi nhất là 50 tuổi trở lên, nam thường ưu thế hơn nữ. Bệnh rất nguy hiểm có thể gây tử vong nhanh, tỷ lệ tử vong cao. Tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ hai sau ung thư ở Mỹ và Châu Âu, đứng hàng thứ ba sau ung thư và bệnh lý tim mạch ở những nước công nghiệp phát triển. Hoặc để lại di chứng nặng nề, đặc biệt là di chứng vận động dẫn đến tàn tật nhiều nhất, gây gánh nặng về kinh tế, tinh thần của gia đình và xã hội. Ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200 000 người bị TBMMN ( GS-TS Lê Văn Thành chủ tịch hội phòng chống TBMMN đưa ra tại hội thảo đột quị não được tổ chức tại TP HCM vào ngày 04/10/2011).

Điều trị kịp thời, đúng thể bệnh với công tác chăm sóc phục hồi chức năng theo đúng phương pháp sẽ giúp bệnh nhân phục hồi tốt nhất, hạn chế tối đa di chứng và biến chứng.

phcn3

Chăm sóc, phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau TBMMN

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 19 Tháng 9 2012 15:18

Phơi nhiễm chất thải y tế - nguy cơ và cách phòng ngừa

  • PDF.

Phơi nhiễm và lây truyền các tác nhân gây bệnh theo đường máu có nguy cơ rất cao ở nhân viên y tế. Cho đến nay đã có ít nhất 20 loại tác nhân gây bệnh theo đường máu được phát hiện, trong đó có 3 loại virut thường gặp nhất trong các cơ sở y tế là virut viêm gan B (HBV), virut viêm gan C (HVC) và virut gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV).

Trong các cơ sở y tế, nhân viên y tế hoặc bệnh nhân, người nhà bệnh nhân có thể bị nhiễm các virut gây bệnh theo đường máu do tiếp xúc trực tiếp với nhau hoặc dịch cơ thể (dịch màng bụng, màng phổi, tinh dịch...) chứa virut qua các vết xước ở da; qua vùng da bị viêm xuất tiết hoặc qua các màng niêm mạc (miệng, âm đạo); hoặc hiếm hơn qua truyền máu và các sản phẩm máu bị nhiễm virut.

phoinhiem

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 18 Tháng 9 2012 11:28

You are here Tin tức Y học thường thức