• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Xét nghiệm vật lý nước tiểu

  • PDF.

Khoa Hóa Sinh

Xét nghiệm nước tiểu là một xét nghiệm thường quy mà lâm sàng rất cần thiết.

1. Số lượng nước tiểu

Trung bình trong 24 giờ, nam bài tiết 1400ml và nữ 1200ml nước tiểu (khoảng 18-20ml /kg cân nặng).

Trẻ em đái nhiều hơn người lớn. Trẻ 1 tháng trung bình 80ml nước tiểu/kg cân nặng, trẻ 5 tháng 40ml nước tiểu/kg cân nặng của cơ thể.

Thay đổi sinh lý :

  • Tùy theo chế độ ăn uống : uống nhiều nước thì đái nhiều.
  • Tùy theo thời tiết : Mùa lạnh đái nhiều, mùa nóng ra nhiều mồ hôi nên đái ít.

Thay đổi bệnh lý:

       + Tăng: Triệu chứng quan trọng trong bệnh đái tháo đường, bệnh đái tháo nhạt, trong bệnh viêm thận cấp tính và một số bệnh nhiễm khuẩn nặng khi bắt đầu khỏi. Trong bệnh viêm thận mạn tính thường đái nhiều về đêm.A

nuoctieu

          + Giảm : Do nhiều nguyên nhân

  • Nguyên nhân ngoài thận: Cơ thể mất nhiều nước như khi bị sốt, ra mồ hôi nhiều, nôn mửa, tiêu chảy, chảy máu... trong suy tim, khi huyết áp hạ , do u ngoài chèn ép niệu quản không hoàn toàn, do phản xạ co thắt niệu quản, khi có tràn dịch màng phổi và mạng bụng.
  • Nguyên nhân trong thận và đường tiết niệu : tổn thương thực thể của tổ chức thận như trong viêm cầu thận hay ống thận, khi có sỏi thận và sỏi đường tiết niệu.

         Nếu giảm lượng nước tiểu kèm theo tỷ trọng > 1,020: ống thận không bị hư hại, còn giữ được chức năng tái hấp thu, nguyên nhân giảm nước tiểu  là do ở ngoài thận hoặc do hư hại cầu thận.

         Nếu giảm lượng nước tiểu kèm theo tỷ trọng < 1,010: ống thận bị hư hại nặng, không đảm bảo chức năng tái hấp thu, nước tiểu tiết ra là của cầu thận , tổ chức thận đã có những tổn thương thực thể.

          + Vô niệu: Vô niệu phản xạ sau phẩu thuật bụng, trong bệnh sỏi thận hay do chấn thương tâm lý, do u chèn ép mạch máu vào thận. Nếu u chèn ép niệu quản thì gây vô niệu giả vì nước tiểu vẫn có nhưng không thoát ra được, sờ thấy thận to ra nhiều.

2. Màu sắc:

Nước tiểu bình thường mới ra trong hoặc hơi vàng, bữa ăn phong phú thức ăn nhiều kiềm sẽ làm cho nước tiểu hơi đục. Để một thời gian, nước tiểu sẽ bị vẩn đục do tác dụng của chất nhầy trong đường tiết niệu, tế bào nội mạc thoái hóa và một số tinh thể      

Thay đổi sinh lý :

  • Trong vắt khi đái được nhiều nước tiểu
  • Sẫm khi đái ít nước tiểu, ra mồ hôi nhiều, nồng độ nước tiểu càng cao thi màu càng sẫm.
  • Có màu của một vài chất thuốc hoặc thức ăn vào cơ thể như sau:

nuoctieu1

nuoctieu2

Thay đổi bệnh lý :

     + Đục: Vì lẫn mủ trong bệnh viêm thận có mủ, lao thận, viêm bàng quang có mủ.

        Vì lẫn dưỡng chấp trong bệnh giun chỉ

        Vì lẫn tinh dịch hay chất tiết của tiền liệt tuyến

      Khi nước tiểu quá toan, urat đọng không tan được thì cho thêm ít chất kiềm rồi hơ nóng thì trong ngay

      Khi phosphat làm vẩn đục cho một vài giọt acid thì nước tiểu trong ngay.

     + Nâu sẫm trong các bệnh phẩm nhiễm khuẩn, sốt cao.

     + Đỏ vì lẫn máu: trong bệnh lao thận, sỏi thận, ung thư đường tiết niệu. Có thể thấy hồng cầu, có thể chỉ có thể huyết sắc tố.

     + Vàng ngả xanh hoặc nâu : do lẫn sắc tố mật trong bệnh vàng da do tắc mật, viêm gan

     + Đen trong ngộ độc phenol.

     + Cam : Có muối mật trong nước tiểu, sốt.   

3. Tỷ trọng :

Tỷ trọng là số đo nồng độ của nước tiểu so sánh với nồng độ của nước ( được coi là 1000). Nước tiểu có tỷ trọng cao có nghĩa nó càng bị cô đặc. XN này là một chỉ dẫn cho khả năng cô đặc và bài tiết nước tiểu của thận.

- Bình thường:

  • Người lớn: 1,001-1,030 ( Với mẫu nước tiểu ngẫu nhiên tỷ trọng thường là 1,015- 1,025)
  • Người già: Tỷ trọng nước tiểu giảm đi
  • Trẻ em: 1.001 – 1.018

- Thay đổi sinh lý:

  • Tùy theo nồng độ các chất trong nước tiểu.
  • Tùy theo sự mất nước nhiều hay ít, ra mồ hôi nhiều tỷ trọng sẽ cao
  • Tùy theo thời tiết: mùa lạnh có nhiều nước tiểu ,tỷ trọng hạ

- Thay đổi bệnh lý:

  • Tăng tỷ trọng nước tiểu: Các nguyên nhân chính thường gặp là Viêm cầu thận cấp, suy tim ứ huyết, mất nước, đái tháo đường, ỉa chảy cấp, mất quá nhiều dịch, sốt, tăng tiết ADH ( do chấn thương, tình trạng stress, do thuốc), suy gan, khẩu phần nước thấp, nhiễm độc thai nghén, nôn nhiều.
  • Giảm tỷ trọng nước tiểu: Giảm tiết ADH ( đái tháo nhạt), viêm thận bể thận mạn tính, xơ hóa thành nang (cystic fibrosis), dùng thuốc lợi tiểu,khẩu phần nước cao

4. Phản ứng

  • pH có giá trị bình thường: 4,6-8
  • 5,8 – 6,2 trong chế độ ăn cả rau lẫn thịt.
  • 5,4 – 5,6 trong chế độ ăn toàn thịt
  • 6,6 – 7 trong chế độ ăn toàn rau

Thay đổi sinh lý:

  • Nước tiểu càng acid nhiều, khi ăn nhiều thịt
  • Nước tiểu acid ít hoặc kiềm khi ăn nhiều rau
  • Độ acid cũng tăng khi hoạt động nhiều ( chạy, thể dục thể thao, làm việc chân tay... )

Thay đổi bệnh lý:

  • Tăng pH niệu ( nước tiểu kiềm): Có vi khuẩn trong nước tiểu, suy thận mạn, hội chứng Fanconi, tình trạng kiềm chuyển hóa, hẹp môn vị, tình trạng kiềm hô hấp, nhiễm trùng tiết niệu, tình trạng đói ăn.
  • Giảm pH niệu (nước tiểu toan): Chứng alkapton niệu, mất nước, Đái tháo đường, ỉa chảy, sốt, toan chuyển hóa, chứng đái ra phenylceton, lao thận, nhiễm trùng niệu.                                                        

Nguồn: Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong lâm sàng

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 22 Tháng 1 2015 09:36

You are here Tin tức Y học thường thức Xét nghiệm vật lý nước tiểu