• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau mổ đứt gân bàn tay

  • PDF.

KTV Ninh Thị Trọng Cảnh - Khoa PHCN

I. ĐẠI CƯƠNG:

Gân là một bộ phận nhạy cảm với tổn thương, tổn thương thì dễ nhưng hồi phục thì khó. Lại do gân ít có mạch máu nuôi dưỡng nên cũng rất dễ bị hoại tử. Không giống như cơ, gân hoạt động nhờ sự bôi trơn của chất dịch nhầy trong bao gân. Nếu chẳng may bao gân bị viêm thì gân sẽ bị viêm dính ngay và khó cử động. Vì thế những vùng có gân nhiều như bàn tay, bàn chân, những di chứng dễ thấy là bàn tay sẽ co quắp lại và chân bị vẹo cứng . Trong các vết thương chi thì vết thương đứt gân, đặc biệt đứt gân bàn tay là một trong những tổn thương thường gặp nhất. Vết thương bàn tay nói chung và tổn thương gân nói riêng hầu như không ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh, nhưng nếu xử trí không tốt có thể để lại di chứng nặng nề, gây tàn phế, mất khả năng lao động và ảnh thưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, cũng như tâm lý của người bệnh.

ganbantay

Ngày nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, với các thành tựu về giải phẫu, kỹ thuật khâu nối và phương pháp phục hồi chức năng nên kỹ thuật nối gân ngày càng được hoàn thiện.

II. CÁC YÊU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ DÍNH GÂN SAU NỐI:

Có 3 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự dính gân sau mổ:

  • Yếu tố cơ học:  Sau mổ quá trình xơ viêm sẽ hình thành nếu không được vận động sớm. Vì vậy, vấn đề vận động sớm sau phẫu thuật rất quan trọng. Vận động sớm sẽ hạn chế và phá vỡ được sự liên kết của các sợi xơ non hình thành.
  • Yếu tố hóa học: Việc sử dụng các chất chống viêm sau phẫu thuật giúp hạn chế quá trình hình thành các sợi xơ do viêm nhiễm sau mổ
  • Yếu tố vật lý: Vai trò của sóng ngắn cũng làm hạn chế sự dính gân từ bên ngoài.

III. LUYỆN TẬP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU PHẪU THUẬT NỐI GÂN:

1. Phòng ngừa phù nề sau mổ:

Sau phẫu thuật cần bất động tốt phần ngón tay được nối và nâng cao bàn tay nhằm mục đích: giảm phù nề, giảm đau sau mổ, đảm bảo an toàn cho gân bị đứt do giảm sự căng giãn của diện nối gân.

2. Phòng teo cơ và biến dạng:

Những bài tập phục hồi chức năng như: bài tập thụ động, chủ động có trợ giúp, chủ động có kháng trở phải tùy theo tình trạng bàn tay. Ngay sau khi bệnh nhân rời khỏi phòng mổ cũng đã có chỉ định tập phục hồi chức năng, các động tác được thực hiện tại khoa và được các chuyên khoa phục hồi chức năng hướng dẫn. Tập vận động thụ động sớm để cải thiện đáng kể khả năng vận động của gân, đồng thời sự liền gân vẫn đảm bảo.Kỹ thuật phục hồi chức năng thụ động là kỹ thuật được chỉ định trong các trường hợp không có khả năng tự gấp, tổn thương xương phối hợp, ngón tay có nguy cơ hình móc hoặc hạn chế duỗi và đối tượng trẻ em.

3. Phục hồi chức năng sinh hoạt bàn tay:

  • Để ngăn ngừa việc mất khả năng vận động của bàn tay sau này, cần phải đưa ra chương trình tập phù hợp với từng giai đoạn và càng tập sớm càng tốt.
  • Sử dụng các biện pháp như ánh sáng trị liệu, điện trị liệu, siêu âm điều trị, thủy trị liệu để hỗ trợ chức năng bàn tay được tốt hơn.
  • Cần động viên tinh thần và hướng nghiệp cho người bệnh khi ra viện để họ nhanh chóng quay về nghề cũ hoặc tìm công việc mới phù hợp với tình trạng bệnh của mình. 

Tài liệu tham khảo:

  1. Sách chuyên khảo dùng cho cán bộ ngành PHCN – nhà xuất bản Y Học Hà Nội

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 10 Tháng 2 2017 06:58

You are here Tin tức Y học thường thức Phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau mổ đứt gân bàn tay