• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Qui trình xét nghiệm mô bệnh học

  • PDF.

KTV Trịnh Thị Xoa - Khoa GPB

Về phương diện kỹ thuật, một xét nghiệm mô học hoặc mô bệnh học phải qua các giai đoạn sau:

-  Phẫu tích bệnh phẩm

-  Cố định bệnh phẩm

-  Khử nước

-  Vùi mô

-  Cắt mỏng

-  Nhuộm

Đối với các sinh thiết, khoa giải phẫu bệnh lý phụ trách tất cả các khâu và bất cứ sai lầm trong khâu nào cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả và có khi bắt buộc phải làm lại từ đầu. Do đó khi tiến hành các khâu kỹ thuật ta phải thận trọng trong từng chi tiết. Người kỹ thuật viên phải khéo tay, tỉ mỉ trong mọi thao tác. Vì một sai sót nhỏ có thể ảnh hưởng lớn đến phương pháp điều trị của những thầy thuốc cũng như tính mạng của bệnh nhân.

xnmo1

Tiêu bản Ung thư biểu mô gai sừng hoá

1/ Phẫu tích bệnh phẩm:

Vấn đề này không đơn giản, ngay cả trong những trường hợp tổn thương có thể quan sát bằng mắt thường. Còn đối với các cơ quan nội tạng  vấn đề còn phức tạp hơn nhiều, vì lấy đúng được mô đã khó mà lấy đúng chỗ cơ quan tổn thương còn khó hơn. Muốn lấy đúng cần phải biết rõ giải phẫu học, nếu tổn thương chưa rõ ràng nên lấy nhiều chỗ, bệnh phẩm nghi ngờ ta phải lưu lại.

Ví dụ: Sinh thiết cổ tử cung cần lấy ít nhất 4 chỗ mới phát hiện một ca ung thư cổ tử cung, sinh thiết dạ dày qua nội soi cũng cần phải lấy nhiều mảnh.

2/ Cố định bệnh phẩm:

Bệnh phẩm sau khi lấy cần phải được cố định ngay một chất cố định bằng dung dịch formol, cồn, bonin…. Còn đối với mô xương thì phải cố định bằng dung dịch acid formic.

Một chất cố định tốt phải đạt được những yêu cầu sau:

- Chống đươc sự nhiễm trùng.

- Ngấm nhanh vào tổ chức giết nhanh tế bào.

- Không làm cho tổ chức tế bào và những thành phần của chúng bị méo mó biến dạng.

- Không hòa tan những chất cần tìm.

3/ Khử nước bệnh phẩm:

Để loại bỏ bớt các thành phần nước có trong mô, nguyên liệu  chủ  yếu là cồn, tiếp đến là xylen.

Đối với mẫu mô sinh thiết nhỏ, kích thước 0,5 – 2 cm, cứ 1 thể tích mẫu mô cần 20 lần thể tích chất  khử nước.

Đối với mẫu mô từ 1mm- 5 mm, cứ 1 thể tích mẫu mô cần 5 – 10 lần thể tích chất khử nước.

Thời gian khử nước tùy thuộc vào nồng độ dung dịch hóa chất, độ dày mỏng của bệnh phẩm, đòi hỏi người kỹ thuật viên phải điều chỉnh cho hợp lý.

4/Vùi mô:

Sau khi loại bỏ các thành phần nước trong mô, thì vùi mô là phương pháp để lấp đày các khoảng trống trong mô, mà nước đã thải ra. Nguyên liệu chủ yếu ở công đoạn này là paraffin.

Ở công đoạn này ta phải sử dụng paraffin tốt có mật độ thích hợp, đặc chắc thuần nhất, nóng chảy đều. Điểm nóng chảy của paraffin từ 45- 75độC. Ở khoa giải phẫu bệnh thường dùng là 58độC.

Paraffin có thể ngấm vào trong tổ chức mô và loại bỏ xylen dể dàng ở trong trạng thái lỏng. Vì thế ở công đoạn này paraffin phải được hâm nóng thường xuyên nhưng không quá 60độC.

5/ Cắt mỏng mô:

Máy vi thể là một dụng cụ cơ học có khả năng cắt những mảnh mô thành những mảnh thật mỏng, đều nhau, thông thường mô được cắt mỏng từ 3 – 6 micromet. Khi cắt mỏng người kỹ thuật viên phải thận trọng, dàn vào nước ấm ở nhiệt độ 50độC để cho mảnh cắt không có nếp gấp, nếp nhăn.

6/ Nhuộm mô:

Hiện nay có rất nhiều phương pháp nhuộm cơ bản, nhưng thông dụng nhất là phương pháp nhuộm Hematocxylin- Eosin.

Những nguyên nhân sai lầm thường gặp:

- Tiêu bản dơ và không  bắt màu.

- Tiêu bản có nhiều vết cặn lẫn lộn.

- Tiêu bản mờ, có nhiều bọt khí.

7/  Đọc và phân tích kết quả

Để giúp các Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh một cách chính xác, người kỹ thuật viên cần phải nhuộm đẹp. Đây là một trong những khâu quan trọng nhất, việc nhuộm các mẫu mô có mục đích chính là để quan sát các tế bào và tổ chức tế bào, giúp các nhà Giải phẫu bệnh đưa ra kết quả chính xác nhất.

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 07 Tháng 9 2013 09:44

You are here Tin tức Y học thường thức Qui trình xét nghiệm mô bệnh học