• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Xây dựng đẳng cấp của cơ sở y tế qua việc đổi mới phong cách và thái độ phục vụ người bệnh

  • PDF.

Bs Dương Chí Lực - Khoa Ngoại TH

Giao tiếp ứng xử là phẩm chất không thể thiếu được của người cán bộ không chỉ riêng ngành y tế mà trong tất cả các ngành nghề. Điều này thể hiện đẳng cấp của đơn vị hay của ngành trong xã hội hiện đại qua phong cách ứng xử văn minh, phục vụ chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao và luôn lấy đối tượng phục vụ làm trung tâm trong quá trình hoạt động, phát triển của mình.

Đối với ngành y tế, vấn đề giao tiếp ứng xử hay còn gọi là phong cách, thái độ phục vụ được quan tâm hơn cả, bởi đối tượng phục vụ là những người bệnh – người đang bị tổn thương về thể chất và rất cần sự xoa dịu về mặt tinh thần. Câu châm ngôn “thầy thuốc phải như mẹ hiền” phải luôn được ghi nhớ trong tâm trí của từng cán bộ y tế, và phải luôn hiện hữu trong mọi hoạt động khám, chăm sóc và điều trị cho người bệnh.

thutc7

Ký cam kết thực hiện đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 31 Tháng 10 2015 16:53

Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng

  • PDF.

Khoa GMHS

Rửa tay với xà phòng có ý nghĩa rất lớn trong phòng chống dịch bệnh. Theo Tổ chức thế giới (WHO), chỉ một động tác rửa tay bằng xà phòng có thể giảm 35% nguy cơ lây truyền bệnh tiêu chảy và phòng chống ô nhiễm đường hô hấp, sởi, tay- chân- miệng, cúm A (H5N1, H1N1),… Rửa tay với xà phòng không chỉ bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn là hành động thiết thực phòng chống dịch bệnh cho cả cộng đồng. Vì vậy, từ năm 2008, Liên Hiệp Quốc đã chỉ định ngày 15/10 hằng năm là ngày Thế giới rửa tay với xà phòng, nhằm nêu lên nhận thức của toàn xã hội việc giữ gìn tay sạch để nâng cao sức khỏe và phòng chống dịch bệnh.

Quy trình rửa tay cần đảm bảo làm sạch các ngón tay, mu bàn tay, kẽ ngón tay, lòng bàn tay

RUATAY1

Đọc thêm...

Nấm Penicillium marneffei

  • PDF.

CN Dương Thị Thảo - Khoa Vi sinh 

P. marneffei là một loại nấm gây bệnh ở chuột tre, được phát hiện ở Việt Nam vào những năm 1950, gần đây lại được ghi nhận trên những bệnh nhân bị bệnh AIDS sống ở vùng Đông Nam Á.

P. marneffei lần đầu tiên được xác định trong người  nhiễm HIV vào năm 1988, nó xuất hiện muộn trong quá trình nhiễm HIV.

Nhiễm P. marneffei là một vấn đề y tế công cộng mới nổi quan trọng, đặc biệt là ở những bệnh nhân bị nhiễm HIV và mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào tình trạng miễn dịch của người bị nhiễm bệnh.

¯Phương thức lây truyền

P. marneffei lây chủ yếu qua đường hô hấp.

Sự lây truyền có thể xảy ra từ loài gặm nhấm sang người hoặc động vật gặm nhấm và con người bị đồng nhiễm từ các nguồn môi trường chung sống.

Hiện nay vùng dịch tễ của nấm P. marneffei là Bruney, Campuchia, nam Trung Quốc, Indonesia, Lào, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam.

namthao1

Hình ảnh nấm P. marneffei dưới kính hiển vi

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 30 Tháng 10 2015 20:16

Hormon tạo hoàng thể (LH)

  • PDF.

Khoa Hóa Sinh

Hormon tạo hoàng thể (luteinizing hormone (LH)), cũng giống hormon kích thích tạo nang trứng (FSH) được thùy trước tuyến yên bài tiết. FSH kích thích quá trình chín của nang trứng và điều này cần thiết cho sản xuất estrogen. Khi nồng độ estrogen tăng lên, hormon tạo hoàng thể (LH) được sản xuất. Nồng độ cao của cả hai hormon FSH và LH cần thiết để quá trình rụng trứng xảy ra ở phụ nữ và cho sự chuyển dạng của nang trứng thành hoàng thể gọi là quá trình tạo hoàng thể. Sau khi xảy ra rụng trứng, LH duy trì hoàng thể ( nơi tổng hợp progesteron). Nếu không xảy ra tình trạng có thai, hoàng thể bị thoái hóa sau khoảng 10 ngày. LH cũng kích thích buồng trứng sản xuất các steroid, chủ yếu là estradiol. Các steroid này giúp tuyến yên điều hòa quá trình sản xuất LH. Vào tuổi mãn kinh buồng trứng ngừng hoạt động chức năng và nồng độ LH tăng lên. Ở nam giới, LH và FSH kích thích tinh hoàn giải phóng testosteron, chất này cần thiết cho quá trình sinh tinh trùng.

hoangthe1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 28 Tháng 10 2015 14:13

Cách sơ cứu một số tai nạn, thương tích thường gặp

  • PDF.

Bs CKI Phạm Văn Sáu - Khoa Câp cứu

I. Đại cương:

Trong cuộc sống, lao động và học tập hàng ngày trên mọi lĩnh vực đều có thể gặp những tai nạn, rủi ro tác động đến sức khỏe hoặc ảnh hưởng đến một bộ phận của cơ thể. Nguyên nhân có thể do khách quan hoặc chủ quan đưa đến, đôi khi do chính bản thân người đó không làm chủ được hành vi của mình gây nên (ví dụ: người say rượu hoặc bệnh nhân tâm thần tự cắt ngón tay, ngón chân hoặc bộ phận sinh dục của mình). Nếu chúng ta biết cách sơ cứu ban đầu tốt và đưa nạn nhân tới cơ sở y tế phù hợp, sớm thì sẽ có cơ hội giúp nạn nhân phục hồi sức khỏe, bảo tồn tính mạng. Ngược lại, sơ cứu không đúng, chậm trễ thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tính mạng của nạn nhân.

socu1

Một trường hợp đứt lìa bàn tay trái do bị chém đã được các bác sỹ Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam nối thành công

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 25 Tháng 10 2015 10:16

You are here Tin tức Y học thường thức