• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tin tức – sự kiện

Carbimazol hoặc thiamazol và nguy cơ viêm tụy cấp

  • PDF.

Ds Trần Thị Kim San

Thiamazol và carbimazol là thuốc kháng giáp dẫn chất thioimidazol.

Trong cơ thể, carbimazol bị chuyển hóa nhanh và hoàn toàn thành thiamazol.

Cơ chế tác dụng:

Thiamazol ức chế quá trình tổng hợp hormon giáp ở tuyến giáp bằng cách làm chất nền cho enzym peroxydase của tuyến giáp nhằm xúc tác phản ứng kết hợp iodid đã được oxy hóa vào gốc tyrosin của phân tử thyroglobulin và phản ứng cặp đôi phân tử iodotyrosin thành iodothyronin. Do vậy, iod bị di chệch khỏi quá trình tổng hợp hormon tuyến giáp.

Thiamazol không ức chế tác dụng của hormon tuyến giáp đã hình thành trong tuyến giáp hoặc có trong tuần hoàn, không ức chế giải phóng hormon tuyến giáp, cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả của hormon tuyến giáp đưa từ ngoài vào. Do đó, thiamazol không có tác dụng trong nhiễm độc giáp do dùng quá liều hormon tuyến giáp.

Trong trường hợp tuyến giáp đã có một nồng độ iod tương đối cao (do dùng iod từ trước hoặc do dùng iod phóng xạ trong chẩn đoán) cơ thể sẽ đáp ứng chậm với thiamazol.

Thiamazol không chữa được nguyên nhân gây ra cường giáp, và thường không được dùng kéo dài để điều trị cường giáp.

carbimazol

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 20 Tháng 3 2019 18:18

Đọc thêm...

Sinh hoạt ngày 8/3 của phụ nữ Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam

  • PDF.

Bs CK2 Nguyễn Thị Kiều Trinh

Cũng như mọi năm, ngày 08/3/2019 là ngày tràn ngập hoa cho các phụ nữ Bệnh viện đa khoa Quảng Nam. Ngày này, các phụ nữ trên toàn thế giới xứng đáng được tôn vinh vì những đóng góp của họ cho gia đình và cho xã hội. Chị em phụ nữ bệnh viện sinh hoạt nhân ngày 8/3 với tinh thần thoải mái và vui vẻ. Đến dự buổi sinh hoạt, có sự góp mặt của Ban Giám đốc bệnh viện, BCH Đảng uỷ và các cán bộ chủ chốt trong bệnh viện.

IMG 7442

Chuẩn bị cho màn đồng diễn ""Vệ sinh tay"

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 13 Tháng 3 2019 11:35

Đọc thêm...

Chăm sóc bệnh nhân sởi tại nhà

  • PDF.

ĐD Nguyễn Thị Minh Diệu – Khoa Cấp cứu

Sởi là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền rất mạnh, có thể gây thành dịch. Đường lây chủ yếu là qua đường hô hấp. Tuổi dễ mắc bệnh nhất là 2 – 6 tuổi. Về điều trị, đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là việc chăm sóc, dinh dưỡng, điều trị triệu chứng và biến chứng. Những trường hợp bệnh nhẹ có thể chăm sóc, theo dõi tại nhà và cần lưu ý một số điểm sau:

1. Cách ly: Nên để bệnh nhân nằm phòng cách ly, thoáng mát, tránh gió lùa. Hạn chế người thăm hỏi, người chăm sóc cần mang khẩu trang.

2. Chăm sóc: Ba cơ quan cần phải đặc biệt chú ý là: Mắt, Mũi, Miệng.

2.1. Mắt: Sởi thường gây biến chứng loét giác mạc, do thiếu vitamin A, có thể thành lập hạt Bitot và mù mắt. Chăm sóc mắt bằng cách dùng nước sôi để nguội rửa mặt hàng ngày, lau khô bằng khăn sạch, mềm và thay khăn sau mỗi lần vệ sinh cho bệnh nhân. Rửa mắt bằng nước muối sinh lý Natriclorid 0,9%. Uống vitamin A trong 2 ngày với liều như sau

  • Trẻ < 6 tháng: uống 50.000UI/ngày.
  • Trẻ 6 tháng đến 12 tháng: uống 100.000UI/ngày.
  • Trẻ > 12 tháng và người lớn: uống 200.000UI/ngày.

Theo dõi nếu bệnh nhân đỏ mắt, chảy nước mắt, chảy ghèn kéo dài, có biểu hiện bất thường ở mắt: Cần đưa bệnh nhân đi khám chuyên khoa.

soi2

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 10 Tháng 3 2019 10:10

Đọc thêm...

Sàng lọc tim bẩm sinh bằng máy đo độ bão hòa oxygen

  • PDF.

BSCKII Nguyễn Thị Kiều Trinh - Khoa Phụ Sản

Bệnh tim bẩm sinh (TBS) là các dị tật bẩm sinh phổ biến nhất. Trẻ sơ sinh mắc TBS do bất thường trong cấu trúc của tim sẽ làm cho tuần hoàn máu trong cơ thể không hoạt động bình thường.

Bệnh tim bẩm sinh là loại dị tật bẩm sinh phổ biến nhất và nguyên nhân chưa được biết rõ, có thể do sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và môi trường. Trung bình trong số 1000 trẻ sinh ra sẽ có khoảng 8 trẻ mắc một trong số các dạng BTBS. Một số dạng TBS ảnh hưởng rất ít hoặc không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Tuy nhiên một số TBS ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ và làm tăng nguy cơ tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời sau khi sinh.

Việc khám trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu tiên là phương pháp phổ biến nhất hiện nay để sàng lọc các bệnh tim bẩm sinh, tuy nhiên phương pháp này chỉ cho phép phát hiện khoảng 50% trường hợp trên các trẻ sơ sinh.

sp1sp2

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 09 Tháng 3 2019 21:13

Đọc thêm...

Cập nhật thông tin về các loài rắn độc ở Việt Nam

  • PDF.

Bs Đinh Thị Vi - Khoa ICU

I. XÁC ĐỊNH LOÀI RẮN

  • Dựa theo hình thái:

            – Tiêu chuẩn xác định của Việt Nam (Trần Kiên, Nguyễn Quốc Thắng, 1995).
            – Đặc điểm sơ bộ: răng độc, hình thể đặc trưng từng loài, họ.

  • Hội chứng nhiễm độc: WHO, Việt Nam.
  • Các test chẩn đoán miễn dịch: VD ELISA.
  • Thử nghiệm trên động vật.
  • Xác định gene.

II. CÁC LOẠI RẮN ĐỘC TRÊN THẾ GIỚI

  • Có khoảng 2500-3000 loài rắn, trong đó 600 loài có độc (20%).
  • Phân bố rộng, chủ yếu ở vùng nhiệt đới.
  • Rắn độc thuộc về 4 họ: họ rắn nước (Colubridae), họ rắn hổ (Elapidae), họ rắn đào bới (Atractaspididae) và họ rắn lục (Viperidae)

randoc

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 05 Tháng 3 2019 20:50

You are here Tin tức