• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tin tức – sự kiện

Điều trị viêm gan C trên người bệnh HIV

  • PDF.

BS. Bùi Thị Nga - 

Bệnh gan liên quan đến viêm gan C (HCV) là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở bệnh nhân HIV. Ở những bệnh nhân nhiễm HIV, tuổi thọ của những người chỉ nhiễm HIV gần bằng tuổi thọ của dân số nói chung, nhưng không phải ở những người đồng nhiễm HIV/HCV. Trong một nghiên cứu, tuổi thọ dự kiến ở những bệnh nhân đồng nhiễm ngắn hơn khoảng 20 năm so với người chỉ nhiễm HIV, do đồng nhiễm HIV/HCV đẩy nhanh quá trình xơ gan, tăng tỷ lệ ung thư biểu mô tế bào gan (HCC). Với sự phát triển của các thuốc kháng vi rút tác động trực tiếp mới đối với HCV, phác đồ điều trị đã trở nên ngắn hơn, hiệu quả hơn và dễ dung nạp hơn mà không cần interferon. Tuy nhiên, chi phí điều trị vẫn còn là băn khoăn trên bệnh nhân nhiễm HIV dù đã giảm rất nhiều lần so với trước đây. Ở những bệnh nhân HIV, việc điều trị HCV không phải lúc nào cũng đơn giản so với những bệnh nhân đơn nhiễm HCV do khả năng tương tác giữa các thuốc, hội chứng viêm phục hồi.

vgb hiv

Xem tiếp tại đây

Xét nghiệm cấy máu

  • PDF.

CN Trần Thị Nguyệt Ánh - 

Ai nên được xét nghiệm cấy máu?

Cấy máu thường được lấy khi bệnh nhân sốt, ớn lạnh, tăng bạch cầu, sốc nhiễm trùng, nghi ngờ viêm nội tâm mạc hoặc trước khi bắt đầu điều trị kháng sinh ở bệnh nhân cao tuổi hoặc bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Tại các bệnh viện ở Hoa Kỳ, xét nghiệm cấy máu được sử dụng khi đến nơi để loại trừ nhiễm trùng máu mắc phải trong cộng đồng ( bloodstream infection: BSI), vì BSI xảy ra trong thời gian nhập viện được coi là biến chứng bất lợi có thể phòng ngừa được, có thể phải kể đến việc bồi hoàn chi phí chăm sóc cho bệnh nhân.

Xét nghiệm cấy máu chính xác như thế nào?

Thật không may, ngoại nhiễm cấy máu là một vấn đề thường xảy ra trong việc thu thập kết quả xét nghiệm đáng tin cậy. Khoảng 1/3 xét nghiệm cấy máu dương tính ở Hoa Kỳ thực sự là dương tính giả do nhiễm bẩn.

Tại sao hai mẫu vật được yêu cầu từ hai trang vị trí riêng biệt?

Để giảm thiểu khả năng ngoại nhiễm không thể tránh khỏi này, 2 chai cấy máu được rút ra cho mỗi bộ bệnh nhân từ hai vị trí riêng biệt. Điều này giúp phân biệt nhiễm trùng máu thực sự (trong đó cả hai mẫu xét nghiệm sẽ dương tính với cùng một sinh vật) với kết quả dương tính do nhiễm bẩn (trong đó chỉ một mẫu xét nghiệm dương tính.)

CAYMAUU

Xem tiếp tại đây

Sự hài lòng của người hiến máu

  • PDF.

CN Huỳnh Thị Lệ Minh - 

Máu là dược phẩm tự nhiên quý giá mà khoa học vẫn chưa tìm được chất gì có thể thay thế cho máu. Máu thật sự cần thiết để phục vụ nhu cầu cấp cứu và điều trị bệnh. Nhu cầu về máu hiện nay dường như là vô tận và tăng dần theo mỗi năm. Ngày càng có nhiều kỹ thuật mới ra đời, nhiều liệu pháp điều trị mới trong chữa trị ung thư, nhiều ca phẫu thuật được thực hiện mỗi ngày… đã đẩy nhu cầu máu ngày một gia tăng. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) một quốc gia muốn có đủ máu để đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh thì cần ít nhất 2% dân số tham gia hiến máu. Tình hình hiến máu ở nước ta vẫn chưa đạt được tỷ lệ này, do đó việc chuẩn bị đủ máu để cung cấp cho bệnh nhân vẫn cần sự nổ lực rất lớn đến từ những người làm công tác vận động, tổ chức hiến máu. Nhiều chiến lược vận động tuyên truyền được thiết kế và áp dụng nhằm vận động người hiến máu đến với phong trào hiến máu tình nguyện, mặc dù số lượng người hiến máu có tăng tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về máu, đặc biệt vào các dịp cần dự trữ máu cho nhu cầu cấp cứu điều trị như lễ, tết …..

hienmau1

Xem tiếp tại đây

Lựa chọn sinh thường hay sinh mổ

  • PDF.

BS Nguyễn Thị Kiều Trinh - 

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về tỉ lệ mổ lấy thai thì tốt nhất chỉ nên dưới 15%, và nếu không vì lý do y khoa thì không được mổ lấy thai trước 39 tuần. Tỉ lệ mổ lấy thai vượt trên 15% sẽ xảy ra  nhiều tai biến hơn cho mẹ và con.Trong vòng 30 năm qua, số ca mổ lấy thai tiếp tục tăng cao trên thế giới và Việt Nam. Tại TP HCM, tỷ lệ mổ lấy thai ở một số bệnh viện tư có nơi lên đến 70% (theo thống kê Bộ Y tế).

Có hai phương pháp sinh là sinh qua ngả âm đạo còn gọi là sinh thường và mổ lấy thai hay còn gọi là sinh mổ. Sinh mổ có thể chia làm 02 loại:

Mổ lấy thai chủ động trước khi chuyển dạ : mẹ không thể sinh thường như người mẹ có bệnh lý tiền sản giật nặng không đủ điều kiện khởi phát chuyển dạ, nhau tiền đạo trung tâm, nhau cài răng lược, khung xương chậu hẹp, u tiền đạo...  Bên cạnh đó, tử cung có sẹo xấu trong lần mổ trước, âm đạo bị chít hẹp bẩm sinh hay mắc phải hoặc bị rách trong các lần đẻ trước không được khâu phục hồi tốt, hoặc do mổ sa sinh dục, do dị dạng sinh dục như tử cung đôi, tử cung 2 sừng hoặc mổ lấy thai do bóc nhân xơ tử cung.Về phía thai nhi có thể thấy các trường hợp như: thai chậm tăng trưởng trong tử cung, thai nhi có cân nặng quá lớn ( > 4000g), đa thai...

Mổ lấy thai khi đang chuyển dạ: mẹ mắc bệnh lý nội khoa không chịu đựng được chuyển dạ, mẹ có vết mổ cũ sẹo xấu, bị chảy máu âm đạo như trong nhau tiền đạo, doạ vỡ tử cung, nhau bong non, sa dây rau, thai to, ngôi thai bất thường, thai già tháng, đa thai, dây rốn quấn cổ gây suy thai hoặc đầu không lọt hoặc các bất thường khác phát sinh trong quá trình chuyển dạ...

Sinh thường mang đến nhiều lợi ích cho cả bà mẹ và em bé: mẹ bình phục nhanh hơn, sữa về sớm hơn, đồng thời nếu lần đầu sinh thường thì tỷ lệ sinh thường ở lần sau rất cao. Mẹ sinh thường qua ngả âm đạo cũng có lợi cho hệ hô hấp của trẻ sơ sinh, giúp tống xuất các chất tiết dịch mũi, hầu họng ra ngoài; có thêm lợi khuẩn, sức đề kháng tốt hơn trẻ sinh mổ...

Trong khi đó, dù sinh mổ giúp cuộc “vượt cạn” diễn ra chủ động, nhanh chóng, dễ dàng, ít đau, tuy nhiên, sản phụ có thể đối diện với nhiều nguy cơ như: chảy máu, nhiễm trùng, tụ dịch vết mổ, làm tăng tỷ lệ thai bám sẹo mổ cũ, nhau cài răng lược… Nếu người mẹ sinh mổ con đầu lòng thì cơ hội sinh thường ở lần sau cũng sẽ hạn chế và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ nhiều hơn.

Chính vì vậy, các chuyên gia sản phụ khoa khuyên rằng, việc lựa chọn phương pháp sinh thường hay sinh mổ cần do bác sĩ chỉ định, không nên xuất phát từ ý muốn chủ quan của người mẹ, gia đình như sợ đau khi sinh, chọn ngày lành tháng tốt để con ra đời…

Bệnh viện Đa Khoa Quảng Nam được chọn trong 8 bệnh viện tham gia Dự án QUALI-DEC – Sinh Con Sáng Suốt tại Việt Nam do Tổ chức Y tế Thế giới và Liên Minh Châu Âu đồng tài trợ. Xin mời các thai phụ và người nhà có thể xem video sách nói về lựa chọn sáng suốt khi sinh con: sinh thường hay sinh mổ.

Xem Video 

https://youtu.be/sn4YHHC3mg4

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 04 Tháng 4 2023 20:07

Hoại thư Fournier

  • PDF.

Bs Nguyễn Nhật Vỹ - 

TỔNG QUAN

Hoại thư Fournier được mô tả chính thức lần đầu vào năm 1883 bởi Jean Alfred Founier. Bệnh có thể do nhiều vi khuẩn gây ra, tiến triển khá nhanh và đe doạ tính mạng của người bệnh, đặc trưng bởi tình trạng hoại tử vùng đáy chậu, cơ quan sinh dục, có thể lan rộng đến hậu môn, trực tràng, vùng đùi của bệnh nhân.

Mặc dù bệnh tương đối hiếm gặp, tuy nhiên, bệnh diễn tiến khá nhanh và gây ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân, nên cần được chẩn đoán và điều trị tích cực sớm.

fournier 

Một trong những tổn thương đặc trưng của Hoại thư Fournier: Bệnh nhân bị hoại tử da, tổ chức dưới da và cơ quan sinh dục kèm theo mùi hôi thối khó chịu. (Nguồn: Oatext.com - Fournier’s gangrene: A review of contemporary management priorities)

Các nguyên nhân thường gây nên Hoại thư Fournier như:

  • Nhiễm khuẩn từ đường tiết niệu
  • Nhiễm khuẩn từ hậu môn, trực tràng
  • Nhiễm khuẩn từ da tại chỗ, chấn thương tại chỗ

Các nguyên nhân nhiễm khuẩn ở trên thường gặp, tuy nhiên, chỉ khi bệnh nhân có đặc điểm có suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, nghiện rượu, xơ gan, vệ sinh kém… là điều kiện cho các nhiễm khuẩn ở trên phát triển thành Hoại thư Fournier và đe doạ tính mạng bệnh nhân.

Xem tiếp tại đây

You are here Tin tức