• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Sàng lọc và chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 2

  • PDF.

Bs Huỳnh Ngọc Tin - Khoa Nội Thận Nội tiết

1. Cơ sở:

Tầm soát bệnh ĐTĐ type 2 có tầm quan trọng đối với sức khỏe cá nhân, trong thực hành lâm sàng và đường lối chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Việc chẩn đoán và điều trị sớm bệnh ĐTĐ tỏ ra hợp lý về phương diện đề phòng các biến chứng của bệnh.

Việc quyết định tiến hành các chương trình phát hiện bệnh ĐTĐ phải được dựa trên những cân nhắc sau đây:

+ Dịch tể học - tỷ lệ bệnh ĐTĐ type2 không được chẩn đoán

+ Hệ thống chăm sóc sức khỏe - khả năng thực hiện chương trình tầm soát, cung cấp sự chăm sóc cho những người tầm soát được, thực hiện đầy đủ các chương trình phòng ngừa cho những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ trong tương lai.

+ Dân số - chấp nhận và hiểu biết được tầm quan trọng của các chương trình tầm soát.

+ Kinh tế - chi phí cho việc chẩn đoán sớm đối với hệ thống y tế và đối với từng cá nhân, chỉ số chi phí-hiệu quả tương đối của việc phát hiện sớm so với việc cải thiện chế độ chăm sóc những bệnh nhân đã được chẩn đoán là ĐTĐ.

daiduongt2

2. Chứng cứ:

ĐTĐ có thể liên quan đến nhiều biến chứng trầm trọng có thể làm giảm chất lượng cuộc sống và tử vong sớm cho bệnh nhân. Phát hiện và điều trị sớm là một chiến lược được đề nghị để làm giảm gánh nặng này.

2.1. Tầm soát và phát hiện sớm:

ĐTĐ type 2 có một giai đoạn tiền lâm sàng không triệu chứng kéo dài rất lâu và thường không được chẩn đoán. Vào thời điểm chẩn đoán, trên 59% bệnh nhân đã có một hoặc nhiều biến chứng. Tỷ lệ bệnh lý võng mạc vào thời điểm chẩn đoán dao động từ 20-40%. Vì sự phát triển của bệnh lý võng mạc liên quan đến thời gian mắc bệnh, người ta ước tính rằng ĐTĐ type 2 có thể khởi phát 12 năm trước khi được chẩn đoán trên lâm sàng.

Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ type 2 không được chẩn đoán dao động từ 30-90%. Nhìn chung, các dữ liệu thay đổi khác nhau từ các quốc gia như Mông Cổ và Úc chứng minh rằng cứ một bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ lại có một bệnh nhân ĐTĐ không được chẩn đoán. Ngay cả ở một số quốc gia khác, tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ không được chẩn đoán còn cao hơn, 80% ở Tonga và 60-90% ở Châu Phi. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh ĐTĐ chưa được chẩn đoán ở Hoa Kỳ chỉ là 30%.

Đường huyết đói vào thời điểm được chẩn đoán có thể xem là đại diện cho thời gian mắc bệnh ĐTĐ. Nghiên cứu post-hoc của UKPDS đã chứng minh rằng tần suất các biến chứng có liên quan đến nồng độ đường huyết đói của bệnh nhân khi bước vào nghiên cứu. Nhóm bệnh nhân có đường huyết đói khởi đầu 7,8mmol/l có mức độ các biến chứng chủ yếu thấp hơn nhóm bệnh nhân có nồng độ đường huyết khởi đầu ≥10mmol/l và cũng có mức độ tử vong liên quan đến ĐTĐ, mức độ nhồi máu cơ tim thấp hơn một cách đáng kể so với nhóm có mức độ đường huyết trong khoảng 7,8-10 mmol/l. Những phát hiện này gợi ý rằng việc can thiệp ngay cả ở mức đường huyết đói thấp hơn hay vào giai đoạn sớm của bệnh sử tự nhiên của bệnh ĐTĐ là có lợi và có thể tương đương với lợi ích từ việc phát hiện sớm bệnh ĐTĐ.

Tầm soát bệnh ĐTĐ cũng giúp xác định được những đối tượng ở những mức độ tăng đường huyết ít hơn có thể hưởng lợi từ sự can thiệp để phòng ngừa hay làm chậm diễn tiến của bệnh ĐTĐ và để phòng ngừa bệnh lý tim mạch.

2.2. Các chiến lược tầm soát

Có nhiều lựa chọn cho các chiến lược tầm soát bệnh ĐTĐ không được chẩn đoán. Sự lựa chọn tối ưu nhất được dựa trên các điều kiện sẵn có và sự cân bằng giữa độ nhạy và độ chuyên, tỷ lệ dân số có test tầm soát dương tính cần phải thực hiện thêm các test để chẩn đoán xác định.

Đa số các chiến lược tầm soát bao gồm việc lượng giá nguy cơ và đo đường huyết, tiến hành lần lược hay đồng thời. Các test tầm soát được thực hiện sau các test chẩn đoán. Các chiến lược tầm soát phối hợp có độ nhạy và độ chuyện biệt theo thứ tự là 75% và 25% dân số  cần làm test chẩn đoán. Người cho kết quả âm tính qua sàng lọc sẽ cần được làm test lại sau 3-5 năm. Những đối tượng này cũng nên được hướng dẫn về lối sống nhằm giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh ĐTĐ.

Mặc dù lợi ích của việc sử dụng đường niệu như là một test để tầm soát bệnh ĐTĐ chưa được chẩn đoán bị giới hạn do độ nhạy thấp (21-64%), tính chuyên biệt cao (>98%), xét nghiệm này có thể có vai trò trong những môi trường có ít điều kiện khi mà những phương pháp xét nghiệm khác không sẵn có.

3. Chẩn đoán:

Sau khi xét nghiệm tầm soát dương tính, cần thiết phải làm các xét nghiệm chẩn đoán, xét nghiệm chẩn đoán này có thể là đường huyết đói (>7mmol/l) hoặc là OGGT. Các tiêu chí chẩn đoán ĐTĐ được TCYTTG và Hiệp Hội ĐTĐ Hoa Kỳ thông qua được chấp nhận trên toàn thế giới.

4. Thực hiện:

Vai trò của việc tầm soát ĐTĐ chưa được chẩn đoán như là một phần của chiến lược nhằm làm giảm gánh nặng về y tế của bệnh ĐTĐ chưa được xác lập. Tuy nhiên nhiều tổ chức y tế đã khuyến cáo nên tầm soát. Việc tầm soát cần phải được hỗ trợ bằng các hướng dẫn và dự án tại chỗ cùng với các chiến dịch tuyên truyền giáo dục cộng đồng cũng như nhân viên y tế.

                                                                                                                                                                (Theo IDF)


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 06 Tháng 4 2014 18:26

You are here Tin tức Y học thường thức Sàng lọc và chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 2