• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo nhân viên BV

Theo dõi bệnh nhân suy hô hấp cấp trong quá trình hỗ trợ hô hấp không xâm lấn

  • PDF.

Bs Lê Văn Tuấn - 

Suy hô hấp cấp tính (ARF) được đặc trưng bởi tình trạng giảm oxy máu, có thể đi kèm với tình trạng giảm thông khí, tăng CO2 máu hoặc suy hô hấp cấp tính giảm oxy máu (AHRF) đơn độc. Tình trạng này dẫn đến tình trạng không cung cấp đủ oxy cho các cơ quan và loại bỏ CO2, dẫn đến mất cân bằng axit-bazơ. Mặc dù đôi khi oxy bổ sung có thể làm giảm các vấn đề này, nhưng có thể cần hỗ trợ hô hấp nâng cao cho những bệnh nhân có nhu cầu thở máy cao hơn.

Hỗ trợ hô hấp không xâm lấn (NRS) có thể giúp kiểm soát ARF bằng cách đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân mà không cần thở máy xâm lấn (IMV), có khả năng tránh được việc đặt nội khí quản. Tuy nhiên, việc trì hoãn IMV ở những bệnh nhân nguy kịch có thể làm tình trạng của họ trở nên tồi tệ hơn do tăng nỗ lực hô hấp và tiêu thụ oxy. 

NRS bao gồm Oxy mũi lưu lượng cao (HFNO), Áp lực đường thở dương liên tục (CPAP) và Thông khí không xâm lấn (NIV). Thất bại NRS được định nghĩa về mặt dịch tễ học là nhu cầu đặt nội khí quản.

Mối liên hệ giữa việc trì hoãn đặt nội khí quản sau khi NRS thất bại và kết quả lâm sàng tệ hơn vẫn chưa được hiểu rõ. Ba con đường có thể giải thích mối liên hệ này: (1) gây hại trực tiếp đến phổi và các cơ hô hấp do nỗ lực thở quá mức (ví dụ, bệnh nhân tự gây tổn thương phổi - P-SILI - và chấn thương cơ), (2) tiến triển của bệnh tiềm ẩn do không đủ tải cho các cơ hô hấp và cung cấp oxy thấp, và (3) các biến chứng từ việc đặt nội khí quản và IMV, chẳng hạn như an thần, bất động, teo cơ hoành và tổn thương phổi do máy thở. 

hohap

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 30 Tháng 6 2025 18:46

Gây mê bệnh nhân tiền sản giật (phần 2)

  • PDF.

Bs Hồ Kiến Phát - 

I. Kiểm soát sản giật

Magnesium sulphate được chứng minh có lợi ích ngăn cản co giật với sản phụ TSG có dấu hiệu nặng.

Maginesium sulphate là lựa chọn đầu tay nếu sản giật xảy ra.

Liều tấn công: magnesium sulphate 15% 4g (5g dân số Nam Phi) pha loãng 20ml dung dịch glucose 5% tiêm tĩnh mạch chậm trên 5 phút (nếu không có đường truyền, có thể tiêm bắp 5g mỗi bên mông, pha với 1m lidocaine 2%)

Liều duy trì: Truyền tĩnh mạch magnesium sulphate 15% 1g trong một giờ hoặc tiêm bắp 5g mỗi 4 giờ. Có thể lặp lại liều tấn công 2-4g khi xảy ra co giật trong lúc đang truyền liều duy trì

gaymeTSG

Xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 30 Tháng 6 2025 16:16

Kết hợp thuốc kháng ngưng tập tiểu cầu và ức chế bơm proton trong thực hành lâm sàng

  • PDF.

Bs. Võ Trần Cường - 

I. Tổng quan

Việc phối hợp thuốc kháng ngưng tập tiểu cầu với thuốc ức chế bơm Proton (PPI) là một vấn đề quan trọng trong thực hành lâm sàng, đặc biệt ở bệnh nhân tim mạch. Thuốc ức chế bơm Proton thường được dùng để bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác dụng phụ của thuốc kháng ngưng tập tiểu cầu. Tuy nhiên, các tương tác thuốc giữa ức chế bơm Proton và các thuốc kháng ngưng tập tiểu cầu có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoặc an toàn của liệu pháp. Việc sử dụng kết hợp thuốc ức chế Proton PPI và thuốc kháng ngưng tập tiểu cầu đòi hỏi sự cá thể hóa điều trị, cân bằng giữa lợi ích dự phòng xuất huyết tiêu hóa và nguy cơ tương tác với thuốc kháng ngưng tập tiểu cầu. Do đó cần có sự hiểu biết sâu sắc để tối ưu hóa kết quả điều trị và giảm thiểu các biến cố bất lợi, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân khi kết hợp thuốc kháng ngưng tập tiểu cầu và thuốc ức chế bơm proton.

ktc

Xem tiếp tại đây

Thuốc kháng IL-6 trong điều trị sepsis

  • PDF.

Bs Huỳnh Ngọc Long Vũ – 

Điều trị sepsis và septic shock hiện nay vẫn là một thách thức lớn trong hồi sức cấp cứu toàn cầu, với tỷ lệ tử vong cao, điều trị chủ yếu vẫn là hỗ trợ triệu chứng. Theo Global Burden of Disease Study (2020), ước tính có 48,9 triệu ca sepsis mỗi năm trên toàn cầu, trong đó gần 11 triệu ca tử vong. Sốc nhiễm khuẩn có tỷ lệ tử vong dao động 30–50% tùy theo khu vực, điều kiện y tế và mức độ nặng. Sepsis vẫn là nguyên nhân nhập ICU hàng đầu. Trong ICU:

  • Sepsis nặng (severe sepsis): tử vong khoảng 25–30%
  • Sốc nhiễm khuẩn: tử vong 40–50%, có nơi lên đến >60% nếu không can thiệp sớm và hiệu quả.

Phác đồ hiện tại (Surviving Sepsis Campaign 2021) chủ yếu vẫn dựa vào:

  • Kháng sinh sớm (trong 1 giờ)
  • Dịch truyền
  • Thuốc vận mạch (norepinephrine)
  • Hỗ trợ chức năng cơ quan (lọc máu, thở máy…)

Không có thuốc điều trị đặc hiệu nhắm vào cơ chế bệnh học như điều hòa miễn dịch, nhiều trường hợp sốc nhiễm khuẩn do vi khuẩn đa kháng, XDR, hoặc PDR, lựa chọn điều trị rất hạn chế.

Hiện tại, đã có một số nghiên cứu về các hướng đi mới trong điều trị sepsis, mà điều hoà các rối loạn miễn dịch – một trong những cơ chế bệnh sinh chính của sepsis tỏ ra là một phương pháp điều trị đầy hứa hẹn trong tương lai.

il6

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 30 Tháng 6 2025 13:28

Cập nhật xử trí thủng vách thất sau nhồi máu cơ tim cấp theo đồng thuận ESC 2024

  • PDF.

BS.Nguyễn Thị Nga - 

TỔNG QUAN:

Biến chứng liên quan nhồi máu cơ tim cấp:

NMCT11

Xem tiếp tại đây

 
You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV