• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Chương trình “Phẫu thuật miễn phí cho trẻ khe hở môi – vòm miệng năm 2025” – Đăng ký, khám sàng lọc lần 1 từ 05/05/2025 đến 30/05/2025 – Liên hệ: Bs CK2 Nguyễn Minh Đức 0905309192 ------------ Chào mừng HỘI NGHỊ KHOA HỌC MẠNG LƯỚI CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH LẦN THỨ 7 - Ngày 06-07/06/2025 tại TP Tam Kỳ - Quảng Nam

Tập san Y học

Colistin: sự trở lại của kháng sinh nhóm polymycin trong việc kiểm soát nhiễm trùng gram âm đa kháng thuốc

  • PDF.

Bs CKI Hồ Ngọc Ánh - Khoa ICU

Sự xuất hiện của vi khuẩn đa kháng thuốc (MDR) và việc thiếu các kháng sinh chống lại chúng đã dẫn đến sự trở lại của Polymycin, một nhóm kháng sinh cũ có cấu trúc polypeptide vòng. Polymycin B và Polymycin E là 2 Polymycin đã được sử dụng trong thực hành lâm sàng. Hầu hết sự trở lại của Polymycin được đề cập trong suốt vài năm trở lại đây có liên quan tới Colistin. Loại Polymicin này chống lại các vi khuẩn gram âm bao gồm họ Acinobacter, Pseudomonas aeruginosa (TK mủ xanh), họ Klebsiella, họ Enterobacter. Những loại thuốc này đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới cho mục đích tại chỗ. Tuy nhiên việc sử dụng bằng đường tiêm các loại thuốc này đã bị loại bỏ cách đây gần 20 năm ở hầu hết các nước ngoại trừ để điều trị bệnh xơ nang (Cystic Fibrosis) bởi vì những báo cáo về những độc tính phổ biến và nghiêm trọng trên thận và hệ thống thần kinh. Những nghiên cứu gần đây trên những bệnh nhân được sử dụng Polymycin đường tĩnh mạch để điều trị viêm phổi, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng đường tiết niệu  đã cho thấy rằng những kháng sinh này có hiệu quả đáng kể và dường như ít độc tính hơn so với các nghiên cứu trước đây.

colistin

 Kháng sinh Colistin

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2015 07:53

Đánh giá nhanh kết quả khí máu động mạch

  • PDF.

Ths Cao Thành Vân - Khoa ICU

Việc theo dõi và điều chỉnh các rối loạn thăng bằng toan kiềm và tình trạng oxy hóa máu đặc biệt quan trọng, giúp ích rất nhiều trong việc nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân ở nhiều chuyên khoa, nhất là các bệnh nhân nặng ở các khoa phòng, ở các đơn vị cấp cứu và hồi sức tích cực. Vì vậy, xét nghiệm khí máu động mạch là hết sức cần thiết.

Có nhiều thông số ở một kết quả khí máu động mạch và mỗi thông số có một ý nghĩa riêng, trong khuôn khổ bài này, chúng tôi chỉ đề cập đến cách đánh giá nhanh kết quả khí máu.

khimau

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 06 Tháng 4 2015 09:00

Stent phủ thuốc Everolimus hay mổ bắt cầu cho bệnh động mạch vành đa thân

  • PDF.

Ts Phan Đồng Bảo Linh - Khoa Nội TM

GIỚI THIỆU

Kết quả của các thử nghiệm và nghiên cứu đăng ký đã cho thấy tỷ lệ tử vong dài hạn thấp hơn sau mổ bắt cầu nối ĐMV (CABG) so với can thiệp mạch vành qua da (PCI) trong số các bệnh nhân bị bệnh đa thân ĐMV (multivessel disease). Nhưng những phân tích trước đây chưa đánh giá PCI với stent phủ thuốc thế hệ thứ hai vì cần phải có những nghiên cứu mới để trả lời câu hỏi nay.

stent thuoc1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 06 Tháng 4 2015 08:38

Nhân 06 trường hợp dây rốn thắt nút trên lâm sàng

  • PDF.

Ths Nguyễn Thị Kiều Trinh - Khoa Sản

I. Các trường hợp lâm sàng:

1) Trường hợp 1:   Phan Thị Ng., 31 tuổi. Số hồ sơ: 7853

Địa chỉ: Hà Lam – Thăng Bình.  PARA 2012

Vào viện ngày: 9h 12/3/2015

Quá trình mang thai thường, có siêu âm trong thai kỳ 6 lần, không ghi nhận gì đặc biệt.

Ghi nhận lúc vào viện: mẹ tổng trạng chung ổn, BCTC/VB: 33/39 cm, Ngôi đầu, thế trái, tim thai 140l/ph, Go  cơn/ 10 phút, CTC mở 3 cm, ối phồng, đầu cao. 

Chẩn đoán:

  • Bệnh chính:Thai lần 2 # 40 tuần chuyển dạ.
  • Bệnh kèm : không
  • Biến chứng chưa

CTG đo lúc 9H ngày 12/ 03/ 2015: Kết luận: CTG trong giới hạn bình thường.

 thatnut1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 01 Tháng 4 2015 22:08

Các thuốc ức chế bơm proton (PPI)

  • PDF.

Ths Nguyễn Ngọc Võ Khoa - Khoa Nội tiêu hóa

Trong chuyên ngành tiêu hóa, giải quyết các vấn đề liên quan tới acid dạ dày luôn là một việc hay gặp và cần thiết. Các bệnh có liên quan đến acid dạ dày là kết quả những cơ chế sinh bệnh khác biệt nhưng chồng chéo nhau dẫn dến sự bài tiết acid thái quá hay làm suy giảm sự bảo vệ niêm mạc. Cho tới nay chưa biết rõ nguyên nhân vì sao có sự tăng tiết acid mà chỉ biết rõ hậu quả của nó. Đó là biểu hiện những bệnh phổ biến hiện nay như loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản,rối loạn tiêu hóa… thường gặp trên thực tế hàng ngày mà tùy tính chất mạn tính của nó sẽ gây thiệt hại tốn kém đáng kể cho gia đình và xã hội. Từ hàng ngàn năm trước các thầy thuốc đã nghĩ tới vai trò của dịch vị chua gây bệnh dạ dày và chữa bệnh bằng các chất trung hòa acid.

Đầu thế kỉ 19 người ta thường biết đến câu nói nổi tiếng của Schwarz (1910) " No gastric acid juice, no ulcer" (không có dịch vị acid thì không có loét). Thực ra trong dịch vị không chỉ có acid mà còn có pepsin, một trong hai yếu tố quan trọng gây loét [3,7]

ppi3

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 27 Tháng 3 2015 16:26

You are here Đào tạo Tập san Y học